Nho giáo trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Một phần của tài liệu Hệ tư tưởng chủ nô Trung Quốc với vấn đề con người (Trang 30 - 34)

III. Tác động của hệ tư tưởng chủ nô Trung Quốc tới Việt Nam

2. Nho giáo trong giai đoạn cách mạng hiện nay

Sau hai cuộc kháng chiến, nhân dân ta giành được độc lập và thống nhất. Tổ quốc bước vào thời kỳ mới. Nho giáo vẫn bám sát chúng ta, tiếp tục đem lại cho

chúng ta nhiều bài học cả về chính diện và phản diện. Nho giáo nhiều lúc nêu lại lời hay ý đẹp như đổ thêm dầu vào lửa tạo thuận lợi cho cỗ xe cách mạng tiến về phía trước, nhưng lại có trường hợp Nho giáo thọc gậy vào bánh xe. Không thể phủ nhận di sản của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong đầu óc người Việt Nam hơm nay, mặc dù ít ai nghĩ rằng ý nghĩa và việc làm của mình lại chính là Nho giáo.

Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam. Do trình độ lực lượng sản xuất rất thấp lại tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng, tâm lý của chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại đã tạo ra những khó khăn trở ngại trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại. Để chuẩn bị tiền đề kinh tế trong thời gian quá độ cần có sự phát triển nhất định nhân tố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ này, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Bên cạnh những thành tích phấn khởi đã đạt được, trong cán bộ và nhân dân lại có những biểu hiện tiêu cực ở trong cả nhận thức, tình cảm và hành động. Tư tưởng thực dụng chạy theo đồng tiền làm cho một số bộ phận xa rời lý tưởng, suy thoái về phẩm chất đạo đức. Nạn tham nhũng, bn lậu, làm giàu bất chính và nhiều tệ nạn xã hội khác đang phát triển nghiêm trọng.

Trong chủ trương biện pháp nhằm khắc phục những tình trạng nói trên, khơng thể khơng đụng chạm đến khá nhiều vấn đề của Nho giáo.

- Trong mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. Nho giáo khẳng định vai trị nhân nghĩa trong cuộc sống con người. Khổng Tử nói : “Thà ăn cơm thừa, uống nước lã, có cánh tay gối đầu mà lấy làm vui, chứ không do bất nghĩa mà được giàu sang, thì sự giàu sang ấy coi như đám mây nổi”. Sau khi đã khẳng định vai trò nhân nghĩa trong cuộc sống con người. Khổng Tử cổ vũ việc làm giàu khi nước có “Đạo”, nghĩa là được phát triển lành mạnh có thể làm giàu một cách

chính đáng, khơng làm giàu được cũng là một điều đáng xấu hổ. Cách mạng ngày nay cũng khẳng định và vận động nhân dân làm giàu, dân có giàu thì nước mới mạnh, nhưng phải làm giàu một cách chính đáng và phải biết kết hợp giữa quyền lợi cá nhân phù hợp với quyền lợi của tập thể, của Tổ quốc. Kinh tế phát triển mà vẫn giữ được truyền thống đạo đức của dân tộc là yêu cầu tất yếu.

- Nho giáo nhấn mạnh sản xuất đi đôi với tiết kiệm. Khổng Tử nói : “Đạo lớn làm ra của cải là : số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số ăn tiêu phung phí ngày càng ít, số người làm ra của cải phải mau mắn, siêng năng, những người tiêu dùng phải thư thả từ từ. Như vậy của cải luôn luôn đủ”. (Đại học – 10). Ngày nay, Đảng và Nhà nước khẳng định tiết kiệm là quốc sách, tiết kiệm trong nhân dân, trong bộ máy nhà nước, trong các xí nghiệp.

- Nho giáo trong gia đình: Nho giáo coi: “Gốc của nước là nhà”, bởi vậy muốn trị nước phải yên nhà. Bậc quân tử trước hết phải “tu thân”, “tề gia” rồi mới “trị nước” và “bình thiên hạ”. Nho giáo xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình. “Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế là đạo gia chính” trong các mối quan hệ đó được tiêu biểu bằng hai chữ “hiếu” và “để”. Theo đó chữ hiếu là “nết đầu trong trăm nết”, chữ hiếu được đề cập đến một cách sâu sắc, đầy đủ và cụ thể. “Hiếu chẳng những phải nuôi nấng, phụng dưỡng cha mẹ mà cịn phải kính trọng và giữ gìn thanh danh cho gia tộc. Đề cao vai trị của gia đình, vì thế rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình. Nho giáo khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành cơng trong việc trị nước. Thậm chí chỉ cần mọi người đều yêu thương cha mẹ, bà con mình, kính trọng trưởng thượng của mình. Tự nhiên thiên hạ sẽ được thái bình”. Nho giáo nguyên thủy đề ra bổn phận về cả hai bên của các mối quan hệ trong gia đình : phụ từ, tử hiếu, … Những điều trên là những nhân tố hợp lý cần phát huy trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay.

- Đối với Nho giáo “Lễ” có vai trị đặc biệt quan trọng. Lễ là tồn bộ các quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà mọi người nhất thiết phải tuân theo, “Lễ” là hình

thức biểu hiện, rèn luyện và giữ gìn đạo đức của người quân tử, “Lễ” là một phương thức giáo dục hiệu quả, tạo ra sợi dây vơ hình ràng buộc nhân dân vào chế độ Phong kiến Phương Đơng. Có thể nói “lễ” là cơ sở pháp luật của Nho giáo. Cho nên, khẩu hiệu của Nho giáo trong giáo dục là “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Một phần của tài liệu Hệ tư tưởng chủ nô Trung Quốc với vấn đề con người (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w