2.1.4.1. Quy định về báo cáo kiểm toán
Khái niệm báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán “là văn bản do kiểm toán viên hành nghề, doanh
nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam lập sau khi kết thúc việc kiểm toán, đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính và những nội dung khác đã được kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán” [20, Điều 5, khoản 12].
+ Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đánh giá tính trung thực và
hợp lý của báo cáo tài chính, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành [20, Điều 7, khoản 1].
+ Báo cáo kiểm toán tuân thủ đánh giá việc tuân thủ pháp luật, quy
chế, quy định trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán [20, Điều 7, khoản 2].
+ Báo cáo kiểm toán hoạt động đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu
quả trong quản lý, sử dụng tiền, tài sản và các nguồn lực khác của đơn vị được kiểm toán [20, Điều 7, khoản 3].
Nội dung của báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán và có những nội dung sau đây
Đối tượng của cuộc kiểm toán.
42
nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam. Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán. Địa điểm và thời gian lập báo cáo kiểm toán.
Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Nội dung khác theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán phải có chữ ký của kiểm toán viên hành nghề do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam giao phụ trách cuộc kiểm toán và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán hoặc người được uỷ quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. Người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật phải là kiểm toán viên hành nghề.
Giá trị của BCKT
Báo cáo kiểm toán độc lập có giá trị xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính (BCTC).
+ Giá trị của BCKT đối với Doanh Nghiệp (DN) (đối tượng) được kiểm toán
Kiểm toán độc lập giúp các doanh nghiệp khẳng định được chính xác tính trung thực, hợp lý của tình hình sản xuất - kinh doanh, tài sản và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm toán thường yêu cầu DN hạch toán những bút toán điều chỉnh cần thiết theo đúng chuẩn mực hệ thống kế toán Việt Nam hoặc quốc tế trước khi đưa ra ý kiến trong quá trình kiểm toán. Nếu báo cáo về tình hình sản xuất - kinh doanh và kết quả hoạt động có sai sót trọng yếu hoặc áp dụng các chính sách tài chính chưa hợp lý, công ty kiểm toán sẽ không đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Do đó, thông tin trên BCTC được kiểm toán có thể là cơ sở được dùng làm góp vốn liên doanh, chia lợi tức, định giá DN.
Qua quá trình kiểm toán và tham khảo ý kiến của các chuyên gia kiểm toán về các vấn đề nêu trong thư quản lý sau khi kiểm toán, DN
43
thường được khuyến cáo về những tồn tại trong quản lý kinh doanh như các điểm yếu trong hệ thống kiểm soát nội bộ, về hạch toán kế toán, thuế, các vấn đề tồn tại khác trong quản lý, cũng như biện pháp khắc phục để điều hành DN một cách hiệu quả hơn.
Kiểm toán độc lập giúp ban quản trị điều hành giảm bớt một phần trách nhiệm đối với nhà đầu tư. Trong trường hợp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, một phần trách nhiệm của ban giám đốc sẽ được chuyển giao cho công ty kiểm toán. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cần thiết nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty kiểm toán thay vì khởi kiện ban giám đốc, người điều hành bởi vì công ty kiểm toán cũng có trách nhiệm liên đới.
+ Giá trị của BCKT đối với người đọc BCTC
Người sử dụng báo cáo kiểm toán thông qua BCKT có thể đánh giá được tình hình tài chính thực tế và các điểm rủi ro của DN, từ đó làm cơ sở để nhà đầu tư hoặc các chủ thể khác đưa ra các quyết định của mình. Nghị định số 105/2004 đã quy định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức hoạt động tín dụng, ngân hàng, tổ chức tài chính và các công ty niêm yết, công ty vay vốn ngân hàng… phải kiểm toán hàng năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, nhiều công ty không có yếu tố nước ngoài chưa cần phải kiểm toán. Do vậy, độ tin cậy về số liệu trên BCTC của các công ty này chưa cao. Trong khi đó, hầu hết các nước phát triển đều yêu cầu công ty vừa và lớn phải có báo cáo được kiểm toán.
BCKT làm tăng tính tin cậy của BCTC, chủ yếu là có giá trị đối với các NĐT. BCTC kiểm toán cho ta biết công ty được kiểm toán có hệ thống tài chính minh bạch và chuẩn mực hay không. BCKT trong trường hợp này giúp các NĐT trả giá cao hơn cho cổ phiếu hoặc các nhà đầu tư sẵn lòng bỏ tiền giúp DN giảm chi phí vốn. Do vậy, một số công ty tự nguyện kiểm toán, dù luật không bắt buộc. Hiện nay, một số công ty ở Việt Nam không bị yêu cầu
44
phải kiểm toán cũng đang có xu hướng thực hiện kiểm toán tự nguyện để khẳng định giá trị của công ty, nhất là khi có kế hoạch niêm yết.
BCKT còn có thể là bằng chứng để cho các chủ thể liên quan dùng để kiện DN khi xảy ra phá sản hoặc ban lãnh đạo gian lận tài chính, nếu trong BCKT khẳng định tình hình tài chính của DN không giống với tình hình mà DN đã báo cáo cho NĐT.
Ngoài các giá trị nói trên, BCKT độc lập còn góp phần nâng cao môi trường đầu tư lành mạnh và bình đẳng, hội nhập quốc tế cho các DN, đồng thời tạo điều kiện cho các DN nước ngoài đến đầu tư.
Giá trị pháp lý của BCKT
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán được thể hiện thông qua yêu cầu kiểm toán đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp này bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật. Nếu không kiểm toán theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề pháp lý như BCTC không được cơ quan thuế chấp nhận, doanh nghiệp có BCTC đã được kiểm toán là điều kiện cần để các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán và hàng năm các DN phải nộp BCTC theo quy định nếu không sẽ bị phạt hoặc chứng khoán của các công ty này sẽ bị loại khỏi sàn niêm yết.
Các loại báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính được quy định trong VSA 700
Căn cứ kết quả kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về báo cáo tài chính, như sau
Ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý kiến chấp nhận từng phần.
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến). Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).
45
Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo cáo tài chính [13, số 700, đoạn 35].
Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên; Báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh đã được kiểm toán viên chấp nhận. Trường hợp này thường dùng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu”.
Ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm toán có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán. Đoạn nhận xét này thường đặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.
Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu.
+ Ý kiến chấp nhận từng phần
Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài
46
chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu [13, số 700, đoạn 32].
Yếu tố tuỳ thuộc là yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thể không được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
Yếu tố tuỳ thuộc do kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra yếu tố tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra.
Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”. Ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...”.
+ Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến)
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà
47
kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm
toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính, bằng mẫu câu: “Theo ý kiến
của chúng tôi, vì các lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính...” [13, số 700, đoạn 42].
+ Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)
Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu
của báo cáo tài chính, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng
trọng yếu của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu..." [13, số 700, đoạn 43].
2.1.4.2. Quy định về hoạt động dịch vụ kiểm toán
Hoạt động dịch vụ kiểm toán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, được kiểm soát chặt chẽ bởi Bộ Tài chính, Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam.
Hoạt động kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.
Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.
Độc lập, trung thực, khách quan. Bảo mật thông tin.
Các dịch vụ kiểm toán mà doanh nghiệp kiểm toán được phép thực hiện bao gồm: Các dịch vụ kiểm toán, gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán
48
kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và công việc kiểm toán khác. Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính và dịch vụ bảo đảm khác. Tư vấn kinh tế, tài chính, thuế; Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp, tổ chức. Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh. Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán. Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế
toán, thuế theo quy định của pháp luật.