- Tính Mtinh thể
3. PHÂN KÊT LUÂN 1 Ý nghĩa của sang kiến
3.1. Ý nghĩa của sang kiến
- Học sinh học các tiết Hóa học một cách hăng say, hứng thú, chứ không căng
thẳng, không thụ động, rập khuôn máy móc hay thờ ơ như trước đây.
- Trong quá trình cac tiêt day giữữ̃a thầy và trò có sự hoạt động nhịp nhàng, thầy
tổ chức các hình thức hoạt động, trò thực hiện một cách tích cực.
- Đa số học sinh nắm được kiến thức lý thuyết, giải thành thạo các bài tập.
- Học sinh tự tin có hứng thú môn học, chất lượng bài tập tốt, kha năng tư duy
môn hoc cung tăng lên, cac em cam thây yêu bô môn hơn
- Qua kiểm tra học sinh gioi vê phân bai tâp liên quan đến độ tan và tinh thể
hiđrat hoc sinh lam bai sáng tạo, linh hoạt.
* “Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập liên quan đến độ tan và tinh thể hiđrat" một trong nhữữ̃ng nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Hóa, đặc biệt là học sinh giỏi, góp phần tạo ra nhữữ̃ng con người năng động, sáng tạo, thích nghi với thời đại mới - thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ.
Tuy nhiên để nâng cao chất lượng bộ môn ngoai viêc hương dân cho hoc sinh phương pháp giải các dạng toán cung cân phối kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, tăng cường hiệu quả việc sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, bản thân giáo viên phải có sự đam mê, tâm huyết với nghề, phải có phương pháp làm việc khoa học, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, luôn không ngừng nâng cao trình độ và tư duy của bản thân. Giáo viên phải là người hướng dẫn, điều khiển học sinh học tập tích cực. Bên cạnh đó cần ở học sinh tính tự giác, tự giải quyết các vấn đề mà giáo viên đã hướng dẫn, tự phát hiện ra các kiến thức mới, phải biết xâu chuỗi kiến thức lí thuyết với kiến thức thực tế, bài tập để tư duy sáng tạo và lôgic. Đồng thời phải có sự đầu tư, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, nhà trường về thời gian, kinh nghiệm.
3.2. Đề xuấấ́t, kiếấ́n nghị:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một vài điểm cần lưu ý sau :
3.2.1. Về phía giáo viên :
- Để thực hiện tốt, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan phù hợp với học sinh. Hình thành cho học sinh khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phải mang tính hợp lí và hài hòa. Đồng thời, hướng dẫn cho học sinh thói quen tìm hiểu, nghiên cứu, xử lí thông tin.
3.2.2. Về phía nhà trường :
- Nhà trường cần bổ sung thêm các tài liệu tham khảo cho giáo viên, học
sinh ở thư viện.
- Nhà trường cần bổ sung thêm một số hóa chất và dụng cụ cho đầy đủ để
việc thực hành thí nghiệm được tốt hơn.
Trên đây là nhữữ̃ng kinh nghiệm nhỏ tôi vừa rút ra từ mấy năm dạy học và có thể không còn mới mẻ với các bạn đồng nghiệp va việc thực hiện chuyên đề này trong thời gian ngắn do đó kết quả chưa như ý muốn. Vào năm học tới tôi sẽ áp dụng chuyên đề này trong cả năm học, hi vọng phần nào sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Hóa. Tuy đa rât cô găng nhưng không tránh khỏi nhữữ̃ng thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp đã quan tâm, góp ý, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
Ý kiến của HĐKH trường
Sơn Thủy, thang 5 năm 2015
Người viết
Nguyễn Thị Nhàn