7. Kết cấu của luận án
4.3.2. Chính sách về phát huy văn hóa truyền thống của người Chil
Cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Nam Tây Nguyên nói chung, ngƣời Chil KDTSQ Lang Biang nói riêng có cuộc sống g n bó mật thiết với rừng. Giải pháp chính sách hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục tập quán g n với rừng và hệ sinh thái rừng. Rừng vừa là địa bàn cƣ trú, môi trƣờng lao động sản xuất, vừa là hệ sinh thái văn hóa, tín ngƣỡng của họ. Di sản văn hóa, tín ngƣỡng và phong tục tập quán của dân tộc chỉ đƣợc bảo tồn và phát triển khi g n bó/đƣợc đặt trong hệ sinh thái rừng. Do nhu cầu phát triển kinh tế của toàn xã hội và địa phƣơng, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng ngƣời Chil KDTSQ Lang Biang đ bị tách khỏi không gian rừng, bị hạn chế quyền tiếp cận tài nguyên rừng, buộc phải tìm kiếm sinh kế khác. Đa số ngƣời Chil chỉ có quyền chiếm hữu một phần diện tích đất rất nhỏ trong việc định cƣ và sản xuất kinh tế. Họ gần nhƣ bị tách khỏi khu vực rừng, hệ sinh thái, rừng tín ngƣỡng, rừng cộng đồng. Thiếu đất, thiếu rừng, thiếu môi trƣờng rừng..., các hoạt động thực hành tín ngƣỡng cộng đồng đang bị thu hẹp, mai một rất nhanh. Đây là điều kiện để các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng ngoại lai xâm nhập, phá vỡ và thay thế văn hóa tín ngƣỡng truyền thống, làm mai một bản s c văn hóa dân tộc và tiềm ẩn nhiều bất ổn về an ninh, chính trị trong lĩnh vực văn hóa x hội. Do đó, Nhà nƣớc và chính quyền tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dƣơng cần có nghiên cứu, xây dựng các đề án để nhanh chóng khôi phục không gian văn hóa rừng và đất rừng cho các buôn làng ngƣời Chil, nhất là các khu vực đồng bào đ có lịch sử định cƣ lâu đời.
Các khu vực rừng gần khu dân cƣ cần đƣợc chuyển giao cho cộng đồng, dân tộc, buôn làng quản lí theo hình thức rừng cộng đồng. Các thôn, xã thuộc khu vực vùng lõi hoặc vùng đệm cần tăng cƣờng mô hình đồng quản lí rừng giữa ban quản lý KDTSQ Lang Biang và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Đây là phƣơng pháp vừa phát huy, ứng dụng nguồn tri thức địa phƣơng hiệu quả vào bảo vệ phát triển rừng, vừa giúp cộng đồng dân tộc duy trì đƣợc hoạt động thực hành tín ngƣỡng, văn hóa
truyền thống g n với rừng. Trên nhiều khu vực trên thế giới, mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cộng đồng đ đem lại thành công trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng, giúp đảm bảo về sinh kế cho ngƣời dân sống dựa vào rừng. Cụ thể nhƣ một số khu vực ở đảo Bonero (Indonesia) hay Papua New Gine là những minh chứng rõ ràng. Về mặt xã hội, mô hình này đảm bảo sự bình đẳng về tiếp cận của các thành viên trong cộng đồng với các hoạt động và lợi ích từ việc quản lý hiệu quả tài nguyên rừng, giúp giảm thiểu các nguy cơ xung đột, tranh chấp cả trong cộng đồng lẫn giữa cộng đồng ngƣời Chil với các thực thể xã hội khác.
Từ lâu, những hoạt động khai thác tài nguyên rừng đ và đang là mối đe dọa lớn với tài nguyên và đa dạng sinh học các VQG và KSTSQ trong đó có KDTSQ Lang Biang và toàn vùng Tây Nguyên. Nó là tác nhân chính gây nên những xung đột, tranh chấp, dẫn đến bất ổn về an ninh, chính trị. Giải quyết tình trạng thiếu đất, thiếu rừng, gìn giữ và tạo điều kiện cho đồng bào Chil, cũng nhƣ đồng bào các dân tộc khác duy trì, phát huy đời sống văn hóa g n với rừng cũng là một yêu cầu bức thiết để ổn định an ninh trật tự, chính trị cho địa phƣơng và toàn x hội. Đó cũng là yêu cầu cho phát triển bền vững của dân tộc. Ngoài ra, việc giao quyền quản lý và bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho đồng bào ngƣời Chil mà còn tăng cƣờng ý thức g n bó với rừng và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng.
4.3.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học rừng Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang