Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã nêu định hướng cơ bản về GD-ĐT, trong đó khẳng định vai trò then chốt của GD-ĐT, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo; đồng thời xác định những định hướng lớn như mở rộng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân lành nghề; sắp xếp lại các cơ sở dạy nghề … Nghị quyết Trung ương 2 Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) về Định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH-HĐH đã nhấn mạnh thực sự coi GD-ĐT là quốc sách hàng đầu.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã nâng tầm nhận thức của Đảng về GD-ĐT, coi GD-ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006), nhận thức của Đảng về GD-ĐT đã nâng lên tầm cao mới khi đề ra định hướng đổi mới toàn diện GD-ĐT với những quan điểm, định hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Tư duy về GD-ĐT, trong đó có đào tạo nghề đã có sự thay đổi hướng tới chất lượng và hội nhập với thế giới.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng đã quyết định Đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập
dục, đào tạo; lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan điểm GDNN phải gắn với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực là đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh, phát triển khoa học và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng lợi thế cạnh tranh.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quán triệt tinh thần Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về vai trò, vị trí của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực và trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước thời kỳ 2021 - 2025 để chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành địa phương và tổ chức thực hiện.
2.2.3.5. Chăm sóc toàn diện người có công với cách mạng
Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”. Đến Đại hội VIII, Đảng chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...”. Tại Đại hội IX, Đảng đặt ra yêu cầu: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên”.
Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công….Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”. Đến Đại hội XII (2016), Đảng ta tiếp tục yêu cầu: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công”.
Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội; quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công... Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%...”. Đại hội XIII đã khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân…”
2.2.4. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; chăm sóc, bảo vệ tốt hơn các nhóm xã hội yếu thế; thực hiện bình đẳng giới; kiểm soát tác hại của tệ nạn xã hội