Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

4.3.1.1. Kết quả thực hiện công tác phòng bệnh bằng vắc - xin

Bên cạnh công tác vệ sinh sát trùng trang trại thì công tác phòng bệnh bằng vắc - xin của đàn lợn là không thể thiếu. Lịch phòng bệnh bằng vắc - xin được thể hiện một cách chi tiết ở bảng 3.3. Ta thấy được quy trình thực

hiện phòng bệnh bằng vắc - xin được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy trình có sẵn của trại. Tất cả được áp dụng cho cả lợn con và lợn nái để đảm bảo lợn luôn luôn khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.

Trong thời gian thực tập em đã tham gia phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại.

Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được trình bày tại bảng 4.4:

Bảng 4.4. Kết quả trực tiếp phòng bệnh cho đàn lợn tại trại

STT

1 2 3 4

Qua kết quả bảng 4.4 cho thấy em đã thực hiện rất đầy đủ và nghiêm ngặt trong việc thực hiện tiêm phòng vắc - xin cho đàn lợn. Kết quả tiến hành phòng bệnh cho đàn lợn đạt an toàn 100%. Em đã được thực hiện phòng các loại bệnh khác nhau nhiều nhất là phòng giả dại cho 122 nái.

4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại

4.3.2.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

Trong thời gian 5 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với kỹ sư của trại. Qua đó em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh,điều trị bệnh và cách khắc phục.

Kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Hội chứng đẻ khó Viêm tử cung Viêm vú Sót nhau

Qua kết quả bảng 4.5 cho thấy số lợn viêm tử cung là cao nhất với 8 con mắc với tỷ lệ 3,02%. Nguyên gây ra viêm tử cung do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh chưa được tốt, quá trình can thiệp trong khi đẻ cũng gây ra viêm tử cung ở lợn nái.Hội chứng đẻ khó với 4 con nái mắc bệnh chiếm tỷ lệ 1,51%. Bệnh viêm vú xảy ra ít nhất với 1 con chiếm tỷ lệ 0,75%. Ngoài ra bệnh sót nhau cũng xảy ra với tỷ lệ thấp chưa đầy 1%. Để có kết quả tốt như vậy là do sự chăm sóc nuôi dưỡng tốt, kèm theo quy trình vệ sinh phồng bệnh hợp lý.

4.3.2.2. Kết quả điều trị trên đàn lợn nái

Sau khi đã thực hiện công tác theo dõi tình hình mắc bệnh trên đàn lợn. Được sự giúp đỡ của kỹ sư trại em đã trực tiếp tiến hành thực hiên công tác điều trị những lợn nái sinh sản bị bệnh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh

Hội chứng đẻ khó Viêm tử cung

Qua kết quả bảng 4.6 cho thấy kết quả kết quả điều trị tương đối tốt với tỷ lệ khỏi 100% ở bệnh viêm vú, sót nhau và hội chứng khó đẻ. Bệnh viêm tử cung với tỷ lệ khỏi là 87,5%, còn 1 ca mắc viêm tử cung có kết quả điều trị không tốt có thể là do phác đồ điều trị không hợp lý, thể trạng nái không được tốt, đã có tiền sử mắc viêm tử cung dẫn tới bệnh nặng hơn các ca mắc bệnh thông thường.

4.3.3. Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh sát trùng

Vệ sinh sát trùng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi nói riêng. Có vệ sinh sát trùng tốt ta mới đảm bảo đàn lợn khỏe mạnh được, hạn chế nhiễm bệnh tới mức thấp nhất.

Trong 5 tháng thực tập em đã được hướng dẫn quy trình vệ sinh sát trùng theo lịch định sẵn. Mọi việc vệ sinh sát trùng đều dưới sự chỉ đạo của quản lý kỹ thuật. Sát trùng được sử dụng để phun trong và ngoài chuồng là omnicide, khi phun thì phun phun từ dưới quạt lên đầu dàn mát. Vôi bột cũng được sử dụng để rắc ở hành lang đường đi và bên ngoài chuồng. Khi rắc yêu cầu rắc lùi từ cuối quạt đến đầu dàn mát, rắc thấp tay vôi dàn mỏng và đều trên bề mặt. Nước vôi cũng được sử dụng để xả gầm hai lần trên tuần.

Kết quả của công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại mà em đã thực hiện trong thời gian thực tập được trình bày tại bảng ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại

TT Nội dung công việc

1 Phun sát trùng

2 Rắc vôi

3 Quét vôi

4 Xả vôi gầm

Các công tác vệ sinh sát trùng đều được em thực hiện nghiêm chỉnh và kỹ càng. Việc phun sát trùng được tôi thực hiên cẩn thận từ trong chuồng đến ngoài chuồng. Số lần phun sát trùng 80 lần thực hiện. Rắc vôi đầy đủ lối đi lại cũng như mỗi khi tổng vệ sinh chuồng trại 25 lần. Việc xả vôi gầm cũng được trang trại chú trọng nên bản thân em cũng thực hiện đầy đủ 48 lần. Tất cả đều thực hiện một cách đầy đủ 100%.

4.3.4 Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại chăn nuôi Nguyễn Văn Hiệp

Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình 6 tháng thực tập em còn trực tiếp tham gia vào một số thao tác trên đàn lợn nái, lợn con và lợn đực. Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.8:

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện một số công tác khác

STT 1 2 3 5 6

Qua bảng ta thấy, kết quả thực hiện một số công tác thú y khác tại trang trại đều đạt kết quả 100% công việc được giao. Qua đây, em được rèn luyện tay nghề, nắm được thao tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể như: lợn con sau đẻ 1 ngày cần bấm nanh để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ, bấm đuôi tránh việc cắn nhau khi lớn lên và tăng khả năng sinh trưởng và việc bổ sung sắt cho lợn con là việc vô cùng cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của lợn con. Công tác chuẩn bị và thao tác khi thụ tinh nhân tạo cần tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại cơ sở em xin có một số kết luận sau:

1. Trang trại Nguyễn Văn Hiệp (xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trên đàn nái sinh sản tương đối tốt, tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng đẻ khó, viêm tử cung, viêm vú và sót nhau tương đôi ít và tỷ lệ điều trị khỏi gần như bằng 100%, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần chú ý hơn trong khâu chăm sóc và nuôi dưỡng.

2. Trang trại thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại đầy đủ, nhiêm túc sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật trong trại. Công tác vệ sinh, phòng bệnh được chú trọng, tất cả lợn của trại đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc - xin đầy đủ theo đúng quy định, tỷ lệ an toàn là 100%. Quy trình phòng bệnh bằng vắc - xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật.

3. Qua quá trình thực tập tại trại em đã học được nhiều kiến thức bổ ích. Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản em còn được thực hiện các công tác ngoại khoa cho heo con như mài nanh cắt đuôi tiêm sắt, nhỏ cầu trùng, thiến lợn đực, tất cả đều được thực hiện nghiêm túc và hoàn thành công việc được giao. Bên cạnh đó công tác vệ sinh sát trùng cũng được họ hỏi để đáp ứng cho bản thân trong công việc sau này.

5.2. Đề nghị

+ Trại cần phải quản lý người ra vào trại một cách chặt chẽ hơn bởi trong trại người ra vào đang còn nhiều do vậy khả năng mang mầm bệnh vào trại là rất lớn.

+ Về mặt xử lý chất thải trại lợn cần phải đầu tư xây dựng, có biện pháp cụ thể hơn trong quá trình xử lý để tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh từ đó trại sẽ thuận lợi hơn trong chăn nuôi.

chóng tạo điều kiện cho việc sử dụng một cách thuận lợi đảm bảo cho nhu cầu sử dụng.

+ Cần phải chú trọng hơn nữa trong khâu tuyển công nhân để công tác chăm sóc nuôi dưỡng đạt được kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

2. Trần Minh Châu (1996), Một trăm câu hỏi về bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Dwane R.Zimmernan Edepurkhiser (1992), Quản lý lợn nái, lợn hậu bị để có hiệu quả, Nxb Bản đồ.

4. Trần Thị Dân (2004), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông nghiệp, TpHCM.

5. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản đại học nông nghiệp, Hà Nội

9. Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

10. John Nichl, (1992), Quản lý lợn nái và hậu bị để sinh sản có hiệu quả, Hà Nội.

11. Phạm Sỹ Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Đà Nẵng.

12. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Lê Văn Năm (1999), Cẩm nang bác sĩ thú y hướng dẫn phòng và trị bệnh lợn cao sản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

16. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Phụng (2004) Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

18. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E.coli uống phòng bệnh phân trắng lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

19. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

20. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 14, số 3.

21. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động và xã hội, Hà Nội.

23. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT thú y tập 17.

24. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Đỗ Quốc Tuấn (2005), Bài giảng sản khoa và bệnh sản khoa gia súc,

Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

26. Gardner J.A.A., Dunkin A.C., Lloyd L.C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney,

27. Smith B.B., Martineau G., Bisaillon A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7tứnghedition, Iowa state university press, pp. 40- 57.

28. Trekaxova,L.M. Đaninko, M.I Ponomareva, N.P. Gladon (1993).

Ảnh 1. Thuốc catosal Ảnh 2. Thuốc tolfen

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w