Chăm sóc toàn diện người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 30 - 31)

Đại hội VII của Đảng khẳng định: “Quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng, coi đó vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của toàn dân; sớm ban hành chế độ toàn dân đóng góp vào quỹ đền ơn, trả nghĩa để chăm lo đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng”. Đến Đại hội VIII, Đảng chỉ rõ: “Tổ chức tốt việc thi hành Pháp lệnh về người có công, bảo đảm cho những người có công với đất nước và cách mạng có đời sống vật chất và tinh thần ít nhất bằng mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh. Mở rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ...”. Tại Đại hội IX, Đảng đặt ra yêu cầu: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên”.

Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công….Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”. Đến Đại hội XII (2016), Đảng ta tiếp tục yêu cầu: “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người có công”.

30

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội; quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công... Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%...”. Đại hội XIII đã khẳng định trong những năm tới, tiếp tục: “Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân…”

2.2.4. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo; chăm sóc, bảo vệ tốt hơn các nhóm xã hội yếu thế; thực hiện bình đẳng giới; kiểm soát tác hại của tệ nạn xã hội

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN quá trình đổi mới quan điểm của đảng về giải quyết các vấn đề xã hội ở nước ta trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w