33. Anguttara Nikaya V, 342, Mettanisamsa Satta 34 Samyutta Nikaya II, 189-190.
SAN SẺ TÌNH THƯƠNG
Thích Tâm Pháp dịch
Mong sao sức khỏe cho mình, An vui hạnh phúc thanh bình giàu sang.
Mong sao tai họa không mang, Mong sao chướng ngại, gian nan khỏi mình.
Mong sao mình được quả thành, Mong sao dũng cảm thực hành kiên tâm.
Mong sao quyết định, trí thông, Vượt bao chướng ngại khó khăn trong đời.
Cầu mong sức khỏe mẹ cha, Yên vui hạnh phúc cùng là giàu sang.
Mong song thân chẳng tai ương, Khó khăn, gian khổ không vươn vào mình.
Mong song thân đạt công thành Có đầy dũng cảm thực hành kiên tâm.
Mong sao quyết định, trí thông, Vượt qua chướng ngại khó khăn ở đời.
Mong sao hạnh phúc thầy ta, Yên vui khỏe mạnh cùng là giàu sang.
Mong sao tai họa không mang,
Mong chư vị đạt quả thành, Mong sao trí dũng thực hành kiên tâm.
Mong sao kiên định, tinh cần, Vượt qua chướng ngại khó khăn ở đời.
Mong sao hạnh phúc gia đình, Yên vui khỏe mạnh thanh bình giàu sang.
Mong sao tai họa chẳng mang,
Mong sao chướng ngại, gian nan khỏi mình. Mong gia tộc được công thành,
Có đầy dũng cảm thực hành kiên tâm. Mong sao quyết định trí thông, Vượt bao chướng ngại, gian truân ở đời.
Cầu mong sức khỏe bạn lành, Vui tươi hạnh phúc yên bình giàu sang.
Mong sao tai họa chẳng mang,
Mong sao chướng ngại, gian nan khỏi mình. Mong sao bạn được công thành, Mong sao trí dũng thực hành kiên tâm.
Mong sao kiên định tinh cần, Vượt qua chướng ngại khó khăn ở đời.
Mong người đối nghịch với ta, Bình yên hạnh phúc cùng là giàu sang.
Mong người tai họa chẳng mang, Mong sao chướng ngại gian nan khỏi mình.
Mong người đạt được công thành, Có đầy dũng cảm thực hành kiên tâm.
Mong người quyết định trí thông, Vượt qua chướng ngại khó khăn ở đời.
Cầu mong tất cả chúng sanh, An vui hạnh phúc thanh bình thịnh hưng.
Mong người tai họa chẳng vương, Gian nan chướng ngại không mang vào mình.
Mong quần sanh đạt công thành, Có đầy trí dũng thực hành kiên tâm.
Mong sao quyết định, trí thông, Vượt qua chướng ngại khó khăn ở đời.
Để tiếp tục hành thiền, bạn có thể theo các đề tài trên trong thời kỳ tọa thiền, chỉ giữ niệm từ bi trong trí, cảm thấy chan hòa từ tâm và lòng từ sẽ lan tỏa ra mọi hướng.
Chúng tôi hy vọng rằng mọi người đều được lợi lạc, từ sự tu tập và pháp thực hành này.
Để kết luận, tôi xin đưa ra lời chúc lành trong Phật giáo: Cầu mong những người đang khổ đau không còn khổ đau nữa;
Những người đang sợ hãi không còn sợ hãi nữa; Những người đang ưu phiền không còn ưu phiền nữa; Mong mọi loài hữu tình an lạc, hạnh phúc.
Lời cuối
TỪ TÂM, THIỀN ĐỊNH & CHÁNH NIỆM
Thích Nguyên Tài dịch
Phát triển các tình cảm từ, bi, hoan hỷ với hạnh phúc của kẻ khác và xả li là chính phần thưởng của riêng mình. Khả năng tu tập những trạng thái này là điều kiện bảo đảm giảm bớt đau khổ của chính mình. Chừng nào chúng ta có thể làm giảm đau khổ của chính mình, chúng ta mới có đủ khả năng giúp các tha nhân giảm đau khổ của họ.
Nhưng chính đau khổ này là chất liệu then chốt. Các lời dạy của Đức Phật về lòng từ không phải là điều Ngài đã phát triển bởi vì các lời ấy nghe êm tai hoặc phản chiếu những giá trị trong gia đình, hoặc là những ý tưởng nào khác khiến người nghe thán phục. Bốn “phạm trú” này là phương tiện đưa đến giáo lý căn bản của đức Phật: Sanh, già, bệnh và chết là khổ; sầu, bi, khổ ưu và não là khổ, không đạt được những điều con người mong muốn là khổ. Các thủ uẩn là khổ.
Khi nói đến “khổ” (bất lạc), đức Phật không có ý cho rằng những thứ ấy là “sai lầm”. Ngài chỉ muốn nói rằng chúng chỉ đưa đến khổ đau mà thôi, rằng con đường dẫn đến chấm dứt khổ đau là thấu hiểu tận gốc rễ của nó và chấp nhận các pháp hành để đánh thẳng vào nó.
Việc tu tập chính yếu để phát triển tâm trí trên con đường đưa đến diệt khổ là “THIỀN ĐỊNH”. Trong đạo Phật, thiền không có nghĩa “khổ công suy nghĩ”, thiền có nghĩa là làm
an tịnh thân hành, tâm hành và sau đó quán sát tất cả những gì đang tiếp diễn trong bản thân ta. Phương pháp thiền được phổ biến thịnh hành nhất là niệm hơi thở vào hơi thở ra, bao gồm việc tập trung chú ý của mình vào hơi thở và sau đó quán sát tiến trình sinh lý và tâm lý tiếp theo. Từ tâm quán cũng có thể được dùng như là một phương pháp chuẩn bị tiên khởi. Sự góp phần của nó trong bước đầu phát triển tâm trí là niềm an tịnh sanh khởi khi ta loại trừ tất cả thù hằn và sân hận ra khỏi trí mình. Khi ta hoàn toàn được giải thoát sân hận và các cảm thọ tương tự, ta có thể tiếp tục quán sát tiến trình tâm lý một cách bình thản. Như vậy, ngoài các lợi ích xã hội có thể sinh ra từ việc luyện tập từ tâm (metta), vị thiền giả tận tụy tu tập cũng sẽ thấy chính mình và do vậy cũng thấy tất cả chúng hữu tình đều an lạc trên con đường đưa đến chấm dứt khổ đau.