Muốn cho ba nguyên tắc trên đây thắng, phải kịch liệt chống những xu hướng văn hoá bảo

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình NGuyên lý chủ nghĩa Mác- leenin về vấn đề văn hóa (Trang 26 - 29)

kịch liệt chống những xu hướng văn hoá bảo thủ, bi quan, thần bí duy tâm.

Giải pháp

Nâng cao nhận thức về vị trí lẫn vai trò của văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển , mang tầm chiến lược lâu dài, phát huy nguồn lực con người – nguồn nội lực lớn nhất và quyết định nhất của đất nước ta để phát triển kinh tế – xã hội bền vững, phát huy các tài năng văn hóa nghệ thuật; trong việc nâng cao mức hưởng thụ và năng lực sáng tạo văn hóa của nhân dân Tăng cường nâng cao năng lực quản lý nhà nước; ngăn chặn có hiệu quả những sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc hại, các tệ nạn xã hội xâm nhập vào đời sống xã hội; tăng cường nguồn lực và cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động văn hóa; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ tri thức văn hóa cho dân tộc thiểu số, có chế độ ưu đãi khuyến khích họ trở về địa phương công tác.

Tăng cường giao lưu văn hóa với các nước, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài, mở rộng các lĩnh vực về điện ảnh, hội họa….

Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục - đào tạo đưa nội dung giáo dục văn hóa nghệ thuật vào triết học; phát huy sức mạnh dư luận xã hội gắn với phong trào hành động của quần chúng mà trung tâm là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Lời kết

Kế thừa và phát huy học thuyết C.Mác, trong đó có cả quan niệm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “để biến một xã hội dốt nát,

cực khổ thành một nước văn hóa cao, chúng ta phải phát triển đồng thời kinh tế lẫn văn hóa, lấy phát triển văn hóa để làm cơ sở phát triển kinh tế. Để phát triển văn hóa với tầm vóc lớn lao đó, theo Người, chúng ta cần xúc tiến công tác văn hóa để đào tạo con người mới là cán bộ mới cho công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời phải phát triển thuyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thu những cái mới tiến bộ của văn hóa thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”. Phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ kinh tế và văn hóa trong quá trình phát triển chính là cơ sở nền tảng cho sự phát triển lâu bền, phát triển không chỉ vì thế hệ chúng ta hôm nay, mà còn vì tương lai của dân tộc ta mai sau, vì tiềm năng sang tạo của con người Việt Nam.

Lời kết

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình NGuyên lý chủ nghĩa Mác- leenin về vấn đề văn hóa (Trang 26 - 29)