MƢỜI HAI BỘ KINH

Một phần của tài liệu Phat-Hoc-Tinh-Hoa-HT-Duc-Nhuan (Trang 44 - 46)

- Lankàvatàra: Lăng Già.

MƢỜI HAI BỘ KINH

Trong Ba Tạng Kinh Ðiển của đạo Phật theo thể tài chia làm mƣời hai bộ. Ngƣời Trung Hoa thƣờng gọi Thập Nhị Phần Giáo.

1. Tu Ða La (Sustram: Kinh). ―Khế Kinh‖: Ðức Phật thuyết pháp dùng

lối văn trƣờng thiên cho dễ hiểu mà gọn, ta thƣờng gọi là tản văn hay văn xuơi, khơng cĩ sự cầu kỳ hoa mỹ nhƣ những lối văn từ phú… nhƣng rất hợp thời, hợp lý, hợp cơ.

2. Kỳ Dạ (Geyam: Ứng Tụng, cũng gọi là Mỹ Âm Kinh): tổng luận, chú

thuộc văn từ phú, văn biền ngẫu, cĩ tính cách văn chƣơng, vì đức Phật muốn cho Chính Pháp đƣợc truyền bá sâu rộng thì phải dùng mọi thể văn, giúp cho đệ tử dễ ghi nhớ.

3. Hịa Già La Na (Vyàkàranam: Thụ ký): Những lời truyền dạy do đức

Phật thụ ký, chứng nhận cho các vị Bồ tát, các bậc Thanh văn, đệ tử mai sau thành Phật; và thuyết lý những việc sẽ xảy ra…

4. Già Ðà (Gàthàm: Cũng gọi là Ký Chú Kinh hay Phúng Tụng): Nghĩa

là khơng thuật lại văn trƣờng hàng, mà chỉ là từng bài kệ, tức là lối văn thi ca để nĩi riêng cho mỗi bộ kinh.

5. Ưu Ðà La (Udànam: Tán Thán Kinh, cũng gọi là Tự Thuyết): Những

kinh do đức Phật dùng trí tuệ xem xét căn cơ chúng sinh rồi tự nĩi ra các Pháp, khơng phải đợi cĩ ngƣời thƣa thỉnh, yêu cầu mới nĩi.

6. Ni Ðà Na (Nidàna: Quảng Thuyết Kinh cũng gọi là Nhân Duyên):

Những kinh văn nĩi về nhân duyên khi đức Phật thuyết pháp và ngƣời nghe pháp, hoặc nĩi rõ những nơi cĩ nhân duyên mà Ngài đến hĩa độ. Những kinh văn do đức Phật dạy về ―lý căn hội duyên‖, khởi điểm của vũ trụ vạn hữu, thuyết lý Nhân Duyên Sinh.

7. A Ba Ðà Nà (Avadanam: Diễn Thuyết Giải Ngộ Kinh, cũng gọi là Thí

Dụ): Những pháp của Phật nĩi rất mầu nhiệm, ngƣời căn cơ thấp kém khĩ cĩ thể lĩnh hội, nên đức Phật cần phải lấy sự vật hiện hữu làm tỉ dụ, chứng minh cho đạo lý cao siêu để chúng sinh dễ hiểu. Những lời ví dụ tƣợng trƣng bát ngát trong các kinh điển đạo Phật.

8. Y Ðế Mục Ða Gia (Itivrttakam: Nhƣ Thị Pháp Hiện Kinh cũng gọi là

Bản Sự): Những thuyết giáo của đức Phật nĩi về sự tu nhân chứng quả của các vị Bồ tát, đệ tử trong các đời quá khứ, vị lai.

9. Xà Ðà Gia (Jatakam: Ðản Sinh Kinh hay gọi là Bản Sinh): Lời đức

Phật nhắc lại những cơng hạnh tu chứng ở đời quá khứ của các đức Phật, Bồ tát.

10. Tỳ Phật Lược (Vaipulyam: Quảng Ðại Kinh, cũng gọi là Phƣơng

Quảng): Những Kinh, cũng gọi là Phƣơng Quảng): Những kinh điển thuộc Ðại Thừa Phƣơng Quảng, với nghĩa lý rộng lớn cao thƣợng và thâm thúy.

11. A Phù Ðà Ðạt Ma (Addhutadharmah: Hy Pháp, cũng gọi là Vị Tằng

Hữu): Những kinh điển nĩi về thần lực của chƣ Phật thị hiện, cùng những việc bất khả tƣ nghị trong những nơi nĩi pháp và những cảnh giới kỳ diệu, hy hữu mà trí ngƣời phàm khơng thể hiểu.

12. Ưu Ba Ðề Xá (Upad’sah: Cận Sự Thỉnh Vấn Kinh cũng gọi là Luận

Nghị): Những lời văn cĩ tính cách vấn đáp và biện luận cho rõ các lẽ tà, chính, nghĩa là, giữa đức Phật và các đệ tử đàm luận đạo lý bằng cách tranh luận, giải thích từng giảng mục.

Tuy chia ra 12 phần giáo, 3 loại trên là thể tài chính của các Kinh; cịn 9 loại sau chẳng qua theo các điều kiện chép ở trong Kinh, lập ra.

Trong 12 phần giáo nĩi trên khơng phải Kinh nào cũng cĩ đủ cả, cĩ Kinh chỉ cĩ 5, 6 phần, ấy là tùy theo cơ duyên mà đức Phật nĩi pháp cĩ sai khác. Nhƣng trong tất cả Kinh, khơng nhiều thì ít, đều cĩ ghi chép mọi kinh nghiệm về giáo lý cũng nhƣ cơng hạnh tu chứng của các đức Phật và đệ tử…

---o0o---

Một phần của tài liệu Phat-Hoc-Tinh-Hoa-HT-Duc-Nhuan (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)