- Nhiễm trùng tiết niệu: thay sonde tiểu sau 7 ngày, cấy nước tiểu, điều trị kháng sinh đường tiết niệu.
ĐIỀU TRỊ ĐAU DO CO CỨNG, DO UNG THƯ I ĐẠI CƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Đau mạn tính không bao giờ chấm dứt mà diễn ra dai dẳng trong một khoảng thời gian lâu hơn đau cấp tính và kháng được hầu hết các phương pháp điều trị y khoa.
Những người mắc bệnh tê liệt thường gặp phải tình trạng được gọi là đau do thần kinh (có nguyên nhân từ tình trạng tổn thương dây thần kinh trong cơ thể hoặc tủy sống hoặc chính bộ não). Uống thuốc, châm cứu, kích thích điện cục bộ, kích thích não và phẫu thuật là một số phương pháp điều trị đau mạn tính.
Các khối dây thần kinh tiếp nhận tác động của các loại thuốc, các tác nhân hóa học hoặc các kỹ thuật phẫu thuật để làm gián đoạn quá trình truyền tiếp các thông điệp đau giữa các vùng cụ thể của cơ thể và bộ não.
Thủ thuật mở dây chỉ được thực hiện đối với những chứng đau do bệnh ung thư giai đoạn cuối khi mà các liệu pháp điều trị khác không còn tác dụng.
II. CHỈ ĐỊNH
Đau thần kinh mạn tính, do ung thư
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Có tổn thương phối hợp nặng kèm theo
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, tủy
sống, giải thích kỹ tình trạng bệnh của người bệnh cho gia đình.
2. Người bệnh: vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật
3. Phương tiện: gối đỡ người bệnh, dụng cụ phẫu thuật tủy sống chuyên dụng
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định, ký cam đoan hồ sơ phẫu thuật
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm sấp cố định, độn gối ở dưới hai vai và cánh chậu hai bên
2. Vô cảm: Mê nội khí quản
3. Phẫu thuật:
- Đường rạch: rạch da dọc đường giữa lưng, chiều dài và vị trí rạch tùy thuộc tổn thương.
- Phẫu tích bộc lộ, vén các lớp cân cơ tới cung sau các đốt sống - Xác định vị trí thương tổn trên C-arm
+ Mở cung sau, cắt bỏ dây chằng vàng + Xác định màng cứng và các rễ thoát ra
+ Phá hủy rễ thần kinhbằng laser hoặc cắt bỏ bằng dao + Cầm máu, khâu vá thần kinh
+ Làm sạch, đóng vết mổ - Đặt 01 dẫn lưu ngoài cân - Đóng các lớp theo giải phẫu
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi
Chăm sóc hậu phẫu:
- Thay băng cách ngày
- Kháng sinh đường tĩnh mạch 7 ngày - Chống viêm, chống phù nề đường hô hấp - Rút dẫn lưu sau 48h
Phục hồi chức năng:
- Lăn trở, thay đổi tư thế dự phòng loét tỳ đè, viêm nhiễm - Tập vận động thụ động và chủ động
- Tập đi lại sau 3 ngày