Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy

Một phần của tài liệu So 3-2021_275ac0b8 (Trang 28 - 29)

nhiệt điện, hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất VLXD và Quyết định số  452/ QĐ-TTg  ngày 12/4/2017 phê duyệt Đề án xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng.

Thực hiện các Quyết định trên, các Bộ, ngành, địa phương, chủ nguồn thải và các đơn vị xử  lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao đã nghiêm túc triển khai thực hiện. Việc  xử lý tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao đã đạt được kết quả  nhất định. Một số nhà máy  đã tiêu thụ hết lượng  tro, xỉ, thạch cao phát sinh và một phần lượng tồn đọng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao vẫn chưa đạt được mục

tiêu đề ra, lượng tiêu thụ chưa cân bằng với lượng phát thải, tổng  khối lượng tro, xỉ, thạch cao lưu giữ tại bãi chứa của các nhà máy hiện còn rất lớn và tiếp tục tăng cao; nhiều bãi thải chỉ còn khả năng lưu chứa trong một vài năm tới.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh việc xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao phát thải từ các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ TN&MT ban hành hướng dẫn việc đồng xử lý tro, xỉ, thạch cao trong  sản xuất VLXD; coi việc sử dụng tro, xỉ, thạch cao vào sản xuất vật liệu xây dựng là quá trình xử lý tro, xỉ, thạch cao (Thời hạn hoàn thành trước ngày 31/12/2021); Ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao để hoàn nguyên các khu vực đã kết thúc khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đáp ứng yêu cầu BVMT (Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/6/2022); Ban hành hướng dẫn việc chôn lấp tro, xỉ, thạch cao trong trường hợp tro, xỉ, thạch cao không thể sử dụng, tái chế (Thời hạn hoàn thành trước ngày 30/6/2022); Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra về công BVMT; việc thực hiện các cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường tại các cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao.

NHẬT MINH

Đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, hóa chất, phân bón

Trong các năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh và mạnh về nhiều mặt như công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, du lịch… Tuy nhiên, sự phát triển đó cũng làm gia tăng sức ép lên môi trường, đặc biệt là các vấn đề quản lý chất thải rắn, ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, suy thoái tài nguyên sinh học… Để phục vụ cho việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, xây dựng và triển khai các dự án để cải thiện, xử lý ô nhiễm môi trường ngày càng có hiệu quả, trong thời gian qua, Sở TN&MT tỉnh Khánh Hòa đã đánh giá thực trạng môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tạo sự chủ động cho công tác BVMT trên địa bàn toàn tỉnh.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG MÔI TRƯỜNG

Chất lượng nước mặt

Tỉnh Khánh Hòa có hai con sông thuộc loại trung bình hoặc nhỏ so với các sông khác ở Trung Bộ, đó là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa (sông Dinh), nhưng có tổng diện tích lưu vực xấp xỉ 3.000 km2 - chiếm 3/5 diện tích của tỉnh. Chất lượng nước sông Cái Nha Trang, sông Dinh Ninh Hòa từ năm 2015 - 2019 khá tốt với phần lớn các thông số nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, tuy nhiên tại một số vị trí có thời điểm vẫn có thông số nằm ngoài giới hạn cho phép của quy chuẩn (Sông Dinh Ninh Hòa, vị trí Cầu Dục Mỹ thông số TSS có nồng độ TB 66,5; cực tiểu 7,0; cực đại 1,173,0mg/l. Các nồng độ TSS cao hơn mức 20mg/l vào tất cả các năm, giá trị cực đại vào năm 2019). Chất lượng nước tại 7 hồ gồm hồ Hoa Sơn, Suối Dầu, Đá Bàn, Cam Ranh, Tiên Du, Tà Rục và hồ Suối Hành, theo kết quả quan trắc cho thấy, có một vài chỉ tiêu có lúc không đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

Một phần của tài liệu So 3-2021_275ac0b8 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)