Điều 10 - Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định về phương thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá như sau:
“Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận, lựa chọn các phương thức chiết khấu sau đây:
1. Mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng: là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác đó sau một khoảng thời gian được xác định tại hợp đồng chiết khấu.
2. Mua có bảo lưu quyền truy đòi công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua và nhận quyền sở hữu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng;”
59
“ khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác”.
Có thể nói, phương thức chiết khấu thể hiện trong Điều 10 nêu trên nhằm đảm bảo nguyên tắc hoàn trả của hoạt động cấp tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng khi CCCN hoặc GTCG không được thanh toán.
Từ các quy định trên thì ta có thể chia hợp đồng chiết khấu hối phiếu thành hai loại đó là hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của hối phiếu (mua có bảo lưu quyền truy đòi) và hợp đồng chiết khấu có thời hạn (mua có kỳ hạn).
Hợp đồng chiết khấu toàn bộ thời hạn là sự thỏa thuận bằng văn bản của tổ chức tín dụng và khách hàng về việc mua hẳn (chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu) hối phiếu. Như vậy, với loại hợp đồng này, khách hàng phải chuyển nhượng ngay quyền sở hữu hối phiếu khi được ngân hàng thương mại chấp nhận chiết khấu. Kể từ thời điểm khách hàng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu đó, ngân hàng thương mại trở thành chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh đối với hối phiếu được chiết khấu. Và khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không nhận được đầy đủ số tiền được thanh toán từ người có trách nhiệm thanh toán công cụ chuyển nhượng, người phát hành giấy tờ có giá khác.
Ngân hàng thương mại có thể tái chiết khấu tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tại Ngân hàng trung ương vào bất cứ lúc nào trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà không vi phạm các điều khoản của hợp đồng.
80
toán hối phiếu của mình. Tại các nước phát triển trên thế giới mà hối phiếu được sử dụng rộng rãi, để giảm thiểu các thiệt hại có thể xảy ra cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng chiết khấu, người ta thường thành lập các quỹ dự phòng thanh toán hối phiếu. Ngoài ra, để giảm thiểu các rủi ro cho các bên liên quan khi sử dụng hối phiếu, ở các nước phát triển trển trên thế giới họ đã thành lập các tổ chức xếp loại hối phiếu căn cứ vào những thông tin tài chính và bảng phân tích thu nhập để đánh giá rủi ro về khả năng thanh toán của người ký phát, người phát hành hối phiếu [ 30]. Với những hối phiếu được xếp hạng tín nhiệm cao thì hẳn nó sẽ được lưu thông trên thị trường dễ dàng hơn, và ngược lại. Ở Việt Nam, do thị trường hối phiếu còn chưa phát triển nên chưa có tổ chức xếp loại tín nhiệm hối phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. Do đó, việc sử dụng hối phiếu, đặc biệt là trong hoạt động thương mại ở nước ta rất dễ gặp phải rủi ro. Rủi ro này xuất phát từ việc thông tin không minh bạch và không được đáp ứng kịp thời. Đó là việc các bên tham gia không có đầy đủ những thông tin cần thiết về khả năng tài chính, về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như về uy tín và tính trung thực của đối tác.
Việc xếp loại đối với hối phiếu là rất cần thiết và rất quan trọng, từ hệ số tín nhiệm này mà hối phiếu được lưu thông trên thị trường thuận tiện hơn, trong đó có cả hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại. Ssở dĩ như vậy là do:
Hối phiếu đòi nợ là một lệnh đòi tiền, hối phiếu nhận nợ là một cam kết trả tiền vô điều kiện, việc hối phiếu có được thanh toán đúng hạn hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của người bị ký phát và người phát hành, nhưng khả năng tài chính này thì không phải ai cũng biết vì trên tờ hối phiếu không thể hiện được điều đó, do đó, nếu hối phiếu được xếp hạng tín nhiệm thì dựa vào hệ số tín nhiệm đó người ta có thể biết được khả năng thanh toán của hối phiếu như thế nào?
81
Do hối phiếu hoàn toàn độc lập với giao dịch cơ sở phát sinh ra nó để lưu thông trên thị trường và hối phiếu có tính trừu tượng như đã phân tich ở trên nên việc xếp hạng tín nhiệm cho hối phiếu sẽ giúp cho những ngân hàng đánh giá được khả năng thanh toán của hối phiếu.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có công ty định mức tín nhiệm doanh nghiệp về khả năng thanh toán Hối phiếu. Mặc dù hệ số tín nhiệm doanh nghiệp có tác động rất tích cực đến sự phát triển của thị trường hối phiếu, trong đó có hoạt động chiết khấu hối phiếu. Hệ số tín nhiệm là một chỉ tiêu để thông qua nó người ta nhận biết được thực trạng về khả năng tài chính của doanh nghiệp, các ngân hàng khi nhận chiết khấu hối phiếu thường phải thẩm định xem khả năng thanh toán hối phiếu khi đến hạn của người bị ký phát như thế nào? và nếu người bị ký phát không thanh toán được thì khả năng thanh toán hối phiếu của người ký phát như thế nào để có thể đảm bảo quyền truy đòi hối phiếu của ngân hàng. Do đó, nếu các doanh nghiệp ký phát và phát hành hối phiếu được định mức tín nhiệm bởi một công ty định mức tín nhiệm có uy tín thì các ngân hàng có thể dựa vào hệ số tín nhiệm của người ký phát cao hay thấp để quyết định có nhận chiết khấu hay không. Các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Châu Âu họ đã có những công ty định mức tín nhiệm cách đây hàng trăm năm, giờ đây các công ty đó đã rất nổi tiếng và tiến hành định mức tín nhiệm cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức khắp toàn cầu như công ty Moody`s hay S&P…, [30]. Để có thể bắt kịp với sự phát triển chung của thế giới, ngay từ bây giờ Việt Nam cũng đã cần có Hệ số tín nhiệm Việt Nam để làm lành mạnh hóa và phát triển thị trường tín dụng nhằm bảo vệ các nhà kinh doanh hối phiếu và các tổ chức tín dụng, tài chính, có như vậy thì các hoạt động thương mại liên quan đến hối phiếu trong đó có hoạt động chiết khấu hối phiếu của các Ngân hàng thương mại mới phát triển được.
82
Kết luận Chƣơng 3
Chương 3 đã phân tích những định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Các giải pháp trọng tâm vào quy trình, chủ thể, hợp đồng và phương thức chiết khấu. Bên canh đó việc thành lập công ty định mức tín nhiệm doanh nghiệp và xếp hạng hối phiếu là rất cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi thực hiện chiết khấu hối phiếu.
Để thị trường tín dụng hối phiếu phát triển ở Việt Nam thì trước hết pháp luật cần điều chỉnh, bổ sung các quy định về chiết khấu hối phiếu. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hối phiếu, chiết khấu hối phiếu thì một số các giải pháp khác cũng cần được chú trọng đó là nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về hối phiếu và sử dụng hối phiếu trong kinh doanh thương mại, trên cơ sở đó thúc đẩy thị trường hối phiếu phát triển.
83
KẾT LUẬN
Chiết khấu hối phiếu vừa tồn tại với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, vừa là một giao dịch thương mại, mà bản chất của nó là quan hệ mua bán hối phiếu. Do vậy chiết khấu hối phiếu vừa mang những nét đặc trưng riêng của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, vừa chứa đựng những nét đặc thù của một quan hệ mua bán trong thương mại mà đối tượng là các trái quyền thương mại.
Trong hoạt động chiết khấu hối phiếu thì hợp đồng chiết khấu là yếu tố vô cùng quan trọng, thể hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng chiết khấu và khách hàng được chiết khấu. Hiện nay pháp luật qui định tương đối cụ thể về hoạt động chiết khấu nói chung, cũng như hợp đồng chiết khấu nói riêng. Tuy nhiên, những qui định này còn chung chung, vừa thừa, vừa thiếu, dẫn đến thực tế là thị trường hối phiếu chưa phát triển, hoạt động chiết khấu hối phiếu chưa phải là hoạt động phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam. Với mục đích là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại, thực trạng pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp ban đầu để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, với những hiểu biết nhất định, luận văn không tránh khỏi hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo trình kinh tế chính trị, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Chính phủ Vương quốc Đức (1933), Luật Hối phiếu Đức ban hành ngày 21 tháng 6 năm 1933.
4. PGS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế, chương XII – TS Ngô Quốc Kỳ - Thanh toán và tín dụng trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Nguyễn Hải Hà (1999), “Thương phiếu với vấn đề lạnh mạnh hoá hoạt
động tiền tệ”, Tạp chí Thị trường tài chính, (7).
6. Lê Văn Hải (1999), “Tín dụng thương mại góp phần thoả mãn nhu cầu vốn của nền kinh tế”,Tạp chí thị trường Tài chính - Tiền tệ, (4).
7. Đỗ Thị Hồng Hạnh (2002), “Một số bất cập của các quy định pháp luật về thương phiếu hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, (5).
8. Liên hiệp quốc (1982), Hiệp ước về hối phiếu nhận nợ và hối phiếu đòi nợ quốc tế.
9. Ngô Hồng Lưu Ly (2007), “Pháp luật về hối phiếu ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.
10. TS. Lê Hoàng Nga (2002), “Thương phiếu ở Việt nam, đôi điều cần trao đổi”, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, (7).
11. Ngân hàng Nhà nước (2003), Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003, Hà Nội.
85
12. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 10 năm 2004, Hà Nội.
13. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN ngày 20 tháng 4 năm 2006, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định số 63/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội.
15. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2013, Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nước (2008), Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng số 7129/QT- NHNN ngày 06 tháng 8 năm 2008, Hà Nội.
17. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư số 01/2012/TT-NHNN ngày 16/02/2012 quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài,
Hà Nội.
18. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 04/2013/TT-NHNN ngày 01 tháng 3 năm 2013,Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Nhung (2006), “Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng ở Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội.
20. Nước cộng hòa Singapore (1970), Luật Hối phiếu.
21. Quốc hội (2005), Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Hà Nội.
22. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27 tháng 6 năm 2005,
86
23. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội.
24. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010, Hà Nội.
25. Quốc Hội (1997), Luật thương mại Việt Nam, Hà Nội.
26. TS.Đinh Dũng Sỹ (2000),“Khái niệm thương phiếu và Pháp lệnh thương phiếu”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7).
27. Tô Mai Thanh (2006), Pháp luật về hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.
28. PGS. TS Lê Thị Thu Thủy (2005), Giáo trình luật Ngân hàng Việt Nam,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
29. TS. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam – Chương VI: Pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
30. GS. NGUT. Đinh Xuân Trình & TS. Đặng Thị Nhàn (2006), Thị trường thương phiếu ở Việt Nam, Trường đại học Ngoại Thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hôi, Hà Nội.
31. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh thương phiếu số 17/1999/PL-UBTVQH10 ngày 24 tháng 12 năm 1999, Hà Nội.
32. Website:http://dangcongsanvietnam.com.vn.
II. Tiếng Anh