Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng truởng khách hàng cá nhân tại TPBank

Một phần của tài liệu 0257 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 99)

2.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng

Thương mại cổ phần Tiên Phong

2.2.1.1. Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Tiên Phong

Quy trình cho vay đối với KHCN tại TPBank hiện đang được thực hiện theo Quy trình thẩm định và xét duyệt tín dụng cho khách hàng cá nhân của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Theo đó, quy trình cho vay đối với KHCN bao gồm 9 bước, cụ thể:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng

- Tiếp thị, nhận hồ sơ: cán bộ quản lý khách hàng tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng gồm: (i) giấy đề nghị tín dụng; (ii) hồ sơ pháp lý của khách hàng; (iii) hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng; (iv) hồ sơ về phương án tín dụng; (v) hồ sơ tài sản đảm bảo...

- Cán bộ quản lý khách hàng thực hiện đánh giá chung về khách hàng, về tình hình tài chính của khách hàng; lập tờ trình đề xuất tín dụng.

- Phê duyệt đề xuất tín dụng: căn cứ thẩm quyền được giao giám đốc chi nhánh phê duyệt đề xuất tín dụng. Trường hợp vượt thẩm quyền của chi

khi đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt đồng ý. Bước 2: Thẩm định tín dụng

Phòng thẩm định tín dụng tiếp nhận tờ trình đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ chi nhánh, thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng

- Trường hợp cấp tín dụng không qua phòng thẩm định tín dụng: giám đốc chi nhánh có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng.

- Trường hợp cấp tín dụng qua Phòng thẩm định tín dụng: dựa trên tờ trình thẩm định có chữ ký của giám đốc chi nhánh, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ làm báo cáo tín dụng và trình cấp phê duyệt có thẩm quyền.

- Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của hội đồng tín dụng, ủy ban tín dụng: cán bộ thẩm định gửi hồ sơ cho các thành viên hội đồng tín dụng, ủy ban tín dung để xem xét và ra quyết định cấp tín dụng có xác nhận của trưởng phòng thẩm định hội sở.

Bước 4. Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt

Soạn thảo và ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo và hoàn thiện các thủ tục khác (công chứng hợp đồng đảm bảo, đăng ký giao dịch bảo đảm...).

Bước 5: Giải ngân

- Bộ phận hỗ trợ tín dụng tiếp nhận hồ sơ giải ngân, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân, hạn mức tín dụng và lập đề xuất giải ngân (hồ sơ giải ngân).

- Trình duyệt giải ngân: bộ phận hỗ trợ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của hồ sơ giải ngân, trình cấp giải ngân có thẩm quyền phê duyệt

- Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ.

- Bộ phận hỗ trợ tín dụng và cán bộ tín dụng theo dõi quá trình giải ngân; thực hiện phân loại nợ; đánh giá lại tài sản bảo đảm; thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro; đôn đốc khách hàng trả nợ; chịu trách nhiệm đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu.

- Bộ phận quản lý rủi ro: phối hợp với bộ phận quản lý khách hàng phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý.

- Bộ phận quản trị tín dụng: định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất gửi bộ phận quản lý khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn; thực hiện tính toán trích lập dự phòng; quản lý, lưu trữ các hồ sơ tín dụng theo quy định.

Bước 7: Thu nợ lãi, phí

Cán bộ tín dụng cùng với bộ phận thu hồi nợ: thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ; kiểm tra đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, phí trả nợ trước hạn (nếu có) chuyển bộ phận giao dịch khách hàng thực hiện thu nợ;

Bước 8: Xử lý trường hợp phát sinh nợ quá hạn

- Cán bộ tín dụng và bộ phận thu hồi nợ: thông báo bằng văn bản cho khách hàng; rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn; đề xuất phương án xử lý.

- Bộ phận quản lý rủi ro: phối hợp cán bộ quản lý khách hàng rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn; giám sát bộ phận quản lý khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ phận quản trị tín dụng: thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho bộ phận quản lý khách hàng.

- Bộ phận giao dịch viên: thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo chỉ thị của bộ phận quản lý khách hàng.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng

- Khi khách hàng đã trả hết nợ gốc, lãi, phí, cán bộ tín dụng phối hợp với bộ phận quản trị tín dụng, giao dịch viên thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí... để tất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các Hợp đồng (nếu có).

- Bộ phận quản trị tín dụng lưu hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.

2.2.1.2. Danh mục sản phẩm tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ

phần Tiên Phong

Với định hướng phát triển theo mô hình ngân hàng bán lẻ, TPBank không ngừng mở rộng, tìm kiếm khách hàng mới và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các sản phẩm mà TPBank cung cấp cho KHCN bao gồm:

- Cho vay tiêu dùng: cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo; cho vay xây dựng và sửa chữa nhà.

- Cho vay mua ô tô: sản phẩm cho vay mua ô tô tiêu dùng, sản phẩm cho vay mua ô tô vận tải hành khách, sản phẩm cho vay mua ô tô tải.

- Cho vay mua BĐS: sản phầm cho vay mua nhà dự án, sản phẩm cho vay mua nhà đất và chuyển quyền sử dụng đất.

- Cho vay kinh doanh: sản phẩm tài trợ tín dụng KHCN đầu tư các dự án của Vingroups, sản phẩm cho vay kinh doanh có tài sản đảm bảo, sản phẩm cho vay khởi nghiệp, sản phẩm cho vay sản xuất nông nghiệp, sản phẩm cho vay chăm sóc cây café, hồ tiêu ở Đắk Lắk.

- Cho du học: sản phẩm cho vay chi phí học tại Nhật Bản của học viên Fsoft.

- Cho vay khác: sản phẩm cho vay cầm cố vàng dành cho KHCN, sản phẩm cho vay cầm cố STK.

Ngân hàng

Mức vay tối đa %/giá trị

xe

Thời gian vay tối đa (tháng)

Lãi suất cố định trong 6

tháng đầu (%/năm)

Thời gian phê duyệt vay

- Cùng với các chương trình ưu đãi lãi suất khi khách hàng vay v ốn tại TPBank như: chương trình ưu đãi lãi suất vay vốn dành cho khách hàng vay mua nhà dự án Vinhomes thuộc chủ đầu tư Vingroup, chương trình ưu đãi lãi suất cho vay kinh doanh, s ản xuất nông nghiệp có tài sản bảo đảm theo phương thức cấp hạn mức tín dụng áp dụng cho khách hàng cá nhân, chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân vay mua xe ô tô Mercedes Benz có tài s ản bảo đảm và các chương trình ưu đãi lãi suất cho KHCN vay mua ô tô, mua nhà tại TPBank.

Với danh mục trên, TPBank đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu tín dụng của KHCN.

So với các ngân hàng khác, nhóm sản phẩm cho vay mua ô tô của TPBank là nổi bật nhất. Trong sản phẩm cho vay mua ô tô, TPBank đã khẳng định vị trí dẫn đầu của mình bởi những gói vay mua ô tô với thời gian linh hoạt, lãi suất cạnh tranh cùng các chương trình tiếp cận khách hàng hiệu quả, dịch vụ chất lượng, được các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các đại lý xe đánh giá cao, tin tưởng lựa chọn đồng hành. Khi tiếp cận các sản phẩm vay mua ôtô từ TPBank, khách hàng có thể lựa chọn nhiều dòng xe, nhiều phân khúc khác nhau từ xe bình dân đến xe hạng sang, từ xe cũ đến xe mới. Ngoài ra, TPBank còn ký kết độc quyền với một số đối tác, đem lại nhiều ưu đãi hơn cho khách hàng trong từng thương hiệu xe nhất định như: chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân vay mua xe ô tô Mercedes Benz, chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng cá nhân vay mua ô tô từ nhà phân phối THACO, nhà phân phối Isuzu Việt Nam _ hay các chương trình chi trả hoa hồng cho cộng tác viên tại các showroom ô tô giới thiệu thành công khách hàng cá nhân vay mua ô tô tại TPBank.

Sacombank 80% 84 74 16 giờ làm việc VIB 90% 72 7,5 16 giờ làm việc TPBank 100% 84 68 8 giờ làm việc

doanh số 21%/năm, dẫn đầu thị trường về số lượng xe ô tô cho vay mua cũng như khả năng sinh lợi.

Ngoài nhóm sản phẩm vay mua ô tô nổi trội, nhóm sản phẩm vay mua BĐS tại TPBank cũng đa dạng và phong phú đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của từng phân khúc khách hàng từ mua nhà đất đến mua nhà chung cư, từ mua nhà xã hội đến các khu đô thị cao cấp. Đối với sản phẩm vay mua nhà này, TPBank cho vay tới 90% giá trị phương án và thời gian tối đa là 20 năm, TPBank luôn cập nhật các dự án mới nhằm đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Bên c ạnh đó, TPBank còn đưa ra các chính sách/chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng vay mua nhà tại các dự án mà TPBank tài trợ như: chương trình ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá

nhân vay mua nhà dự án Napoleon Castle Nha Trang, các d ự án Vinhomes thuộc chủ đầu tu Vingroup; các dự án của chủ đầu tư Phú Mỹ Hưng, các dự án của chủ đầu tư Novaland, dự án khu đô thị Dương Nội của chủ đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường; dự án Ecogreen Tower của chủ đầu tư Công ty cổ phần Sông Đà 1.01, dự án Golden palm Lê Văn Lương của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Hà Nội Sunrise... nhằm tạo điều kiện, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất, và đây cũng là một lợi thế để TPBank cạnh tranh với các nhân hàng khác. Ngoài ra, đối với nội bộ ngân hàng, TPBank cũng tổ chức các chương trình thi đua Giải ngân vay mua nhà dự án dành cho cán bộ tín dụng hay chi trả hoa hồng dành cho các công tác viên giới thiệu thành công khách hàng cá nhân vay mua nhà tại TPBank.

2.2.1.3. xếp hạng tín dụng nội bộ

Trước khi quyết định phê duyệt khoản vay đối với khách hàng nói chung và KHCN nói riêng, cán b ộ tín dụng/cán bộ thẩm định cần thực hiện chấm điểm cho khách hàng trên hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Đây là công cụ đo lường rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua phương thức đánh giá và phân loại khách hàng bằng thang điểm thống nhất dựa trên các thông tin tài chính và phi tài chính tương ứng cho từng đối tượng khách hàng. Đây cũng là căn cứ để xác định chính sách tín dụng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng.) cho khách hàng.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank căn cứ vào:

- Thông tin về nhân thân: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tài sản sở hữu, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc, điều kiện kinh tế của khách hàng.

- Khả năng trả nợ: mức thu nhập hàng tháng của khách hàng, v ị trí công tác, hình thức trả lương, hình thức hợp đồng lao động, thời gian

công tác...

- Quan hệ với TPBank và các tổ chức tín dụng khác: số lần cơ cấu lại nợ, tình hình trả nợ các TCTD khác trong 12 tháng, thời gian quan hệ tín dụng với TPBank, số các TCTD khách hàng đang có quan hệ.

Trên cơ sở các chỉ tiêu trên, hệ thống sẽ chấm điểm, mỗi khách hàng sẽ có mức điểm và xếp hạng nhất định:

quản trị. - Hoạt động đạt hiệu quả cao. - Triển vọng phát triển lâu dài. Từ 73 đến duới 80 “Ă Từ 70 đến duới 73

BBB - Hoạt động hiệu quả

và có triển vọng trong ngắn hạn. - Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn Trung bình Từ 63 đến duới 70 ^BB Từ 60 đến duới 63 ^B

doanh. Từ 56 đến dưới

60

CCC - Hiệu quả hoạt động thấp,

kết quả kinh doanh nhiều

biến động.

- Năng lực tài chính

yếu, bị

thua lỗ trong một hay một

hay số năm tài chính gần

đây và hiện tại đang

vật lộn để duy trì khả năng Cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận, xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn. Từ 53 đến dưới 56 ^CC Từ 45 đến dưới 53 ^c

Nhỏ hơn 45 ^D - Hoạt động thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý rất kém. Đặc biệt cao. Ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn cho vay.

2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng Thương mại cổ phân Tiên Phong

2.2.2.1. Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Tiên Phong theo chỉ tiêu định tính

TPBank là một ngân hàng trẻ, mới được thành lập từ năm 2008 nhưng đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Với nguồn vốn huy động ổn định và liên tục tăng qua các năm đảm bảo khả năng thanh khoản tương đối tốt, TPBank luôn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Mặc dù luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng để đảm bảo chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro TPbank chỉ cấp tín dụng cho các khách hàng có mục đích vay vốn hợp lý, nguồn trả nợ khả thi và TSBĐ tương đối chắc chắn. Đối với các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân phải đảm bảo xếp hạng tín dụng nội bộ từ A trở lên.

Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ và năng động cùng với quy trình cho vay chuẩn rút ngắn được thời gian cho vay của một khách hàng cũng như tăng sự hài lòng của khách hàng, TPBank luôn được biết đến là ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, TPBank cũng đề ra các quy định về đánh giá chất lượng dịch vụ dành cho cán bộ nhân viên và thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát dành cho khách hàng để thấu hiểu được những mong muốn, nhu cầu của khách hàng, lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng các sản phẩm phù hợp, xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu như tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”.

Với định hướng phát triển mảng hoạt đông ngân hàng bán lẻ đặc biệt là thị trường KHCN vì vậy các sản phẩm của TPBank hiện tại cung cấp ngày càng đa dạng, tiện ích đáp ứng đầy đủ các nhu cầu từ cho vay tiêu dùng, xây sửa chữa nhà, mua nhà, mua ô tô... đến các sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh, khởi

2.2.2.2. Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Tiên Phong theo chỉ tiêu định lượng

a. về quy mô khách hàng cá nhân

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với TPBank

- Mức tăng tuyệt đối - 222.068 515.215 292.019 - Mức tăng tương đối (%) - 118 125,6 31,6

Một phần của tài liệu 0257 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM CP tiên phong luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 99)