Này em, đây là trái tim máu còn nóng, hơi thở còn ấm, biết yêu và được yêu, anh xin trao gởi cho em, em hãy giữ lấy Còn trái tim mà người khác sắp chiếm đoạt là trái tim

Một phần của tài liệu tinh-doi-y-dao-cuoc-doi-ngai-anan-ht-ho-giac (Trang 130 - 133)

trao gởi cho em, em hãy giữ lấy. Còn trái tim mà người khác sắp chiếm đoạt là trái tim khô cằn, máu yêu đã cạn giòng, lửa yêu đã tắt ngọn.

Trông nàng lúc ấy đáng tội làm sao. Nàng cố gắng chịu đựng nỗi đau khổ ngập lòng. Nàng nói:

- Thưa hoàng tử, em có cảm tưởng như được nghe âm thanh vọng xuống từ đỉnh núi Tu di giữa đêm trường tĩnh mịch như truyền lịnh cho em rằng hãy yêu một mình hoàng tử. Cái gì đến thì phải đến. Hôn lễ của chúng tôi được hai quốc gia phối hợp tổ chức vô cùng trọng thể. Tuy nhiên, ai biết được lòng tôi đang tái tê cay đắng. Hình thức lễ lộc linh đình ấy đối với tôi chỉ là một đám tang không hơn không kém. Cõi lòng tôi càng tan nát hơn khi nghĩ đến Vô Ưu.

Thú thật với Ngài, tôi không bao giờ nghĩ rằng Vô ưu là người yêu trên mặt hình thức mà là người bạn lòng, người bạn lý tưởng. Do đó, khi mất bạn lòng, mất lý tưởng thì tất cả đối với tôi đều vô nghĩa. Nếu có vui cũng chỉ là vui gượng. Thôi thì mọi việc đã an bài. Giờ thì tội nghiệp Ngọc Diễm, người bạn trăm năm bất đắc dĩ. Nàng quả thật đẹp như tiếng đồn. Ngoài cái vẻ đẹp đài các nàng còn là người vợ hiền, đảm đang và rất mực yêu chồng. Lẽ ra nàng phải được yêu và có quyền hưởng trọn vẹn tình yêu của chồng, nhưng thú thật với Ngài, tôi đã lỡ trao trọn trái tim cho Vô Ưu rồi. Ðối với Ngọc Diễm thì tôi chỉ xem như người em gái không hơn không kém.

Chúng tôi sống chung nhau đã hai năm mà chẳng có con nối dỏi. Phụ vương, mẫu hậu và hoàng tộc đều tỏ ra lo lắng không vui. Riêng tôi, tôi cảm thấy không có chi lạ trong vấn đề này. Tâm trạng trái ngược của tôi có lẽ tại tôi không yêu Ngọc Diễm.

Một buổi chiều, tôi và nàng, dạo chơi vườn hoa. Ðến một bụi cây bỗng dưng có con rắn hổ mang bò ra khiến nàng giựt mình hoảng hốt chạy té, đầu gối chảy máu. Tôi lập tức cõng nàng về cung. Chổ bị trầy bắt đầu làm độc và ăn khuyết càng ngày càng sâu. Bao nhiêu danh y đều bó tay thúc thủ. Chổ khuyết lở trở màu xanh và vành miệng ghẻ trở nên cứng. Nàng nhức nhối rên la suốt ngày đêm. Tôi cảm thấy đau lòng và thương nàng vô cùng. Vì dù sao nàng cũng là người vợ gối chăn.

Vô Ưu hay chuyện này nàng xin phép vào thăm. Thật nàng là người tốt bụng, chẳng những không đem dạ oán thù người đã chiếm mất tình yêu của mình mà còn lo lắng với tất cả nhiệt tình. Cuối cùng thần chết đã cướp mất vĩnh viễn Ngọc Diễm ra khỏi đời tôi. - Thưa Ngài, sự ra đi của Ngọc Diễm làm tôi đau đớn, thuơng tiếc không nguôi và vô cùng ân hận vì suốt đời nàng đã không được hưởng tình yêu của chồng, trong khi nàng yêu chồng tha thiết. Suốt thời gian nàng lâm bịnh, nàng gọi tên tôi trong cơn mơ cũng như lúc tỉnh. Ðến lúc sắp lìa đời, mắt nàng vẫn còn đắm đuối nhìn tôi và miệng nàng vẫn còn mấp máy gọi tên tôi. Vậy mà tôi chỉ yêu nàng một cách gượng gạo, giả tạo. Tội nghiệp cho nàng, giá nàng đến trước Vô Ưu thì đâu đến đổi phải gánh chịu phủ phàng. Sáu tháng sau, tôi xin lịnh phụ vương, cho phép cưới Vô ưu. Phụ vương chấp thuận mặc dù trong thâm tâm người không bằng lòng lắm.

Suốt hai năm xa cách, nhớ thương, giờ được sum hợp và sống chung chính thức, quả thật không ngòi bút hoặc văn tự nào có thể diễn tả hết sự vui mừng và sung sướng của chúng tôi lúc ấy.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng luôn luôn cảnh giác vì một số hoàng thân quá nặng thành kiến vẫn ra mặt chống đối vì cho rằng con gái thường dân không thể trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ sau này. Do đó, tôi phải đối phó khôn ngoan và chật vật lắm.

Sống trong hoàng cung và ăn uống theo thực đơn hoàng triều nàng đâm ra nhớ thèm những món ăn quen thuộc. Nàng ra lịnh nhà trù làm những thức ăn ấy và dạy luôn cả phương cách thực hiện. Nhà bếp trước mặt thì tuân hành răm rắp nhưng sau lưng thì chỉ trích nặng lời: "Rõ thật con nhà quê mùa, cục mịch chỉ thích ăn những món tầm thường, hạ tiện chớ những cao lương mỹ vị, sang trọng đắt tiền thì nuốt không vô, vậy mà cũng được làm vợ hoàng tử. Thật vô duyên".

Hôm ấy, xui khiến tôi và Vô Ưu hữu sự đi ngang nghe rõ mồn một. Tôi cảm tuởng như rớt từ cung trăng, lặng người chết điếng. Còn nàng thì bặm môi đến rướm máu và cắn răng như muốn nuốt cả sự tức giận tủi nhục vào lòng. Tôi bèn gọi nhà trù và truyền lịnh: "Các người phải làm những thức ăn đúng theo phương cách mà gia nội của ta căn dặn và mang đến cho ta trong mỗi bữa ăn". Không đi nữa, nàng trở về phòng úp mặt xuống gối khóc nức nở. Tôi an ủi nàng chớ nên để tâm những lời nói tắc trách của những kẻ dưới tay, thiếu học thức, thiếu giáo dục. Tôi vuốt ve thêm lòng tự ái của nàng: " Này em, đừng buồn phiền nữa. Cơ hội hạnh phúc thực sự sẽ đến với chúng ta trong một ngày rất gần. Vì tình yêu có một sức mạnh mầu nhiệm phi thường, nếu chúng ta trung thành tôn thờ thì nó sẽ giúp chúng ta san bằng mọi chướng ngại".

Sau ba năm chung sống nàng thọ thai. Gần ngày sinh nở, nàng nằm mộng thấy ăn hết phần đất của xứ Banh-cha-lá này và ăn luôn những phần đất của các quốc gia lân cận mà vẫn chưa no. Thưa Ngài, các chiêm tinh gia của hoàng triều vì thành kiến nên cố tình đoán sai, cho đó là điềm đại bất tường, đại hung hãn. Họ bảo nàng sanh trai nhưng lớn lên sẽ gây thảm họa tày trời cho hoàng gia. Tuy nhiên, để tránh đại họa, Vô Ưu phải sinh nở trong rừng gần nơi nào có ao nước.

Thưa Ngài, phụ vương tôi nghe chuyện này lấy làm khó xử. Mặc dù rất thương tôi và cũng bắt đầu thương dâu nhưng người không dám làm ngược quyết định của hoàng tộc. Tất cả sự kiện vừa kể là nguyên nhân cuộc sống ẩn dật của vợ chồng tôi. Hoàng tử nói đến đây thì nàng Vô Ưu tay dắt con trai đi đến. Hoàng tử giới thiệu con trai với Ðại đức Ananđa và bảo con cúi đầu đảnh lễ. Ðứa trẻ mặt mày khôi ngô, phong nghi cao trọng khiến Ðại đức cũng hoan hỉ. Ðại đức chúc nó được sống lâu và nhiều hạnh phúc.

Hoàng tử ngỏ lời xin được biết tôn danh quí tánh của Ðại đức. Khi được biết Ðại đức là em họ của Ðức Thiên Nhơn Sư thì cả ba đều quì mọp đảnh lễ đôi chân Ðại đức.

Hoàng tử nói: "Bạch Ðại đức, quả thật là một phúc đức lớn lao, một vinh hạnh tuyệt vời cho chúng tôi được bái kiến Ðại đức tại thảo lư nghèo nàn trong cảnh núi rừng u tịch. Một hạnh phúc, một sự sung sướng mà chúng tôi không bao giờ nằm mộng. Danh thơm, đức lớn của Ðại đức chúng tôi được nghe đã lâu, không ngờ hôm nay được bái kiến và chiêm ngưỡng. Bạch Ðại đức, xin Ðại đức hoan hỉ nhận biết cho cả ba chúng tôi là cận sự nam, cận sự nữ đã qui y Tam bảo kể từ ngày nay cho đến trọn đời.

Cảm mến thái độ hướng thiện chơn chánh của hoàng tử. Ðại đức giảng đạo: - Này các đạo hữu, Ðức Từ phụ của chúng ta dạy:

Người ngu tư duy tà vạy, cho rằng, người có con, vui với con, có của vui với của, do đó người ngu phải khổ. Vì thực tế, chính cái thân cũng là vô ngã. Tất cả những nỗi thống khổ đều bắt nguồn từ sự phân biệt nhất là sự phân biệt ấy do tà niệm chủ động. Chính tà niệm cấu tạo tất cả phiền não và phiền não lôi cuốn ta chạy theo. Càng chạy theo càng khổ. Càng khổ lại càng đeo đuổi. Cũng như cá cắn mồi chạy theo lưỡi câu vì càng cưỡng lại là càng đau đớn.

Trần ái là chuyện nóng nảy. Ăn uống là việc liệu lường, danh vọng là điều xan xẻ. Người đời chỉ thích chuyện hình thức, nhưng quên rằng bản chất của hình thức không có tánh cách cố định và vĩnh cữu. Do đó, chúng sanh bị nóng nảy thường trực, triền miên. Càng nóng nảy càng lăn lộn, vẫy vùng. Nhưng vẫy vùng trong lò lửa thì cũng chỉ chuốc thêm sự nóng nãy mà thôi. Nhắm mắt tự xô đẩy cuộc đời vào lò lửa tham, sân, si cũng đồng nghĩa với hành động ngăn trở sự tiến thủ của cuộc sống lý tưởng giải thoát. Mang một tâm trạng bịnh hoạn, nóng nảy như vậy thì dù sống trên ngai vàng cũng không tìm được hạnh phúc.

Này đạo hữu, cuộc sống xưa kia giữa cung son nhung gấm và cuộc sống hiện tại giữa núi rừng u tịch này, đạo hữu thấy cuộc sống nào hạnh phúc hơn.

- Bạch Ðại đức, tôi đã bạch Ðại đức nơi phần mở đầu câu chuyện rằng trong cảnh núi rừng u tịch, trong cái thảo lư nghèo nàn này đã chứa đựng tất cả sự thanh tịnh và an lạc

Một phần của tài liệu tinh-doi-y-dao-cuoc-doi-ngai-anan-ht-ho-giac (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)