9 Thành phần, khối lượng khảo sát địa chất công trình giai đoạn báo cáo kinh tế kỹ thuật (BCKTKT)
9.3 Nội dung và khối lượng khảo sát ĐCCT giai đoạn BCKTKT 1 Hồ chứa
9.3.1 Hồ chứa
9.3.1.1 Mục đích
- Khẳng định cao trình giữ nước của hồ chứa.
- Xác định chính xác các khu vực trượt sạt, mất nước.
- Cung cấp các thông số địa kỹ thuật để lập thiết kế công trình. - Đề ra các biện pháp để xử lý các vấn đề phức tạp về ĐCCT.
9.3.1.2 Thu thập và phân tích tài liệu đã có
Thực hiện như quy định tại điều 5.3.2.1 của tiêu chuẩn này.
9.3.1.3 Đo vẽ địa chất công trình
Tiến hành đo vẽ ĐCCT trong những trường hợp đặc biệt, khi thật cần thiết do điều kiện ĐCCT phức tạp, nhằm khẳng định về khả năng giữ nước, sạt lở và các yếu tố khác của hồ chứa.
Tùy mức độ phức tạp về địa chất mà tỷ lệ đo vẽ ĐCCT có thể từ 1/2 000 đến 1/5 000.
9.3.1.4 Khoan đào và thí nghiệm
- Tiến hành khoan đào và thí nghiệm bổ sung khi cần làm sáng tỏ các nội dung kỹ thuật quan trọng liên quan đến khả năng mất nước của hồ chứa ở cao trình mực nước thiết kế (MNTK). Mục đích thăm dò là để vẽ các mặt cắt địa chất đặc trưng chứng minh cho các kết luận về điều kiện ĐCCT ở một khu vực phức tạp nào đó trong phạm vi vùng hồ.
- Cự ly các hố khoan đào tại các khu vực cần làm rõ điều kiện mất nước, bán ngập, bảo vệ bờ, tùy mức độ phức tạp về địa chất có thể biến thiên từ (100 đến 200) m /1 hố.
- Tại các phạm vi cần nghiên cứu trên, ngoài việc khoan đào còn thực hiện các thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm mẫu trong phòng kèm theo các hố khoan đào bổ sung như múc, hút nước, đổ nước, lấy mẫu đất đá để thí nghiệm cung cấp các chỉ tiêu cơ lý cần thiết cho thiết kế như quy định tại điều 6.3.1.8 của tiêu chuẩn này.