1 0.3 - 3% 0.3 9 30 % 0.3 1 - 21% -Lãi suất bình quân đầu vào 0.7
2 0.9 5 32 % 1.1 3 19 % 0.6 7 - 41% -Lãi suất bình quân đầu ra 1.0
3 1.2 5 21 % 1.5 2 22 % 0.9 8 - 36%
huyện Sóc Sơn nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động và cho vay của chi nhánh. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp (trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất) khiến cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản xuất của
nông dân bị ảnh hưởng, khó khăn, từ đó kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập người dân giảm mạnh.
Kinh tế địa phương đang trong thời kỳ phục hồi và phát triển vì vậy nhu cầu về thu hút vốn đầu tư qua nhiều kênh khác nhau tăng lên, người gửi tiền có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, điều này làm giảm tỉ trọng hộ dân sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.
Lãi suất, tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp, khó lường tác động đến tâm lý người dân làm cho công tác huy động vốn gặp khó khăn, việc huy động vốn trung và dài hạn gặp khó khăn do có xu hướng gửi tiền ngắn hạn.
Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn nhưng năng lực cạnh tranh của Chi nhánh còn hạn chế do chính sách với khách hàng, kỹ năng của cán bộ tác nghiệp chưa thực sự hiệu quả, linh hoạt.. .Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến doanh số huy động cũng như doanh số cho vay của Chi nhánh.
Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn, Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn cũng gặp khó khăn do có sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo, với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên, Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn đã khẳng định được vị thế trên địa bàn Huyện Sóc Sơn. Bên cạnh hoạt động trong nhiều lĩnh vực tại Sóc Sơn, Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn còn là ngân hàng tiên phong thực hiện các chủ trương chính sách của Ngân hàng nông nghiệp, đi đầu trong việc thử nghiệm và triển khai các sản phẩm mới cũng như thực hiện một số nghiệp vụ đặc thù khác. Ngân hàng Nông nghiệp Sóc Sơn luôn là đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch trung ương giao.
ST
T Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thực hiện % tăng trưởn Thực hiện % tăng trưởn Thực hiện % tăng trưởn 1 Tổng vốn huy động 1,480 90 1,8 28% 1,758 -7% 2,365 35%
Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đa dạng và phong phú, tuy nhiên lợi nhuận chính của Ngân hàng vẫn là nghiệp vụ tín dụng với tỷ lệ từ 90% đến 95%, lợi nhuận từ thu dịch vụ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu của Chi nhánh. Trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nố lực của cán bộ nhân viên ngân hàng và chiến lược kinh doanh hợp lý ngân hàng đã đạt được kết quả khá khả quan. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm: Cụ thể, tổng thu năm 2010 đạt 224 tỷ đồng tăng 54% so năm 2009, tổng chi năm 2010 là 179 tỷ đồng tăng 43% so với năm 2009. Tỷ lệ thu nhập tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng chi phí từ đó kéo theo sự gia tăng đáng kể của chênh lêch thu chi chưa lương, năm 2010 lợi nhuận đạt 53.8 tỷ đồng tăng 94%. Năm 2011 kết quả đạt được cũng tương tự như năm 2010 với lợi nhuận chưa lương đạt 84.6 tỷ, tăng 57%. Tuy nhiên đến năm 2012 dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho hoạt động của Chi nhánh bắt đầu có dấu hiệu khó khăn, cụ thể tổng thu năm 2012 đạt 299 tỷ, giảm 9% so với năm 2011. Tổng chi là 240 tỷ giảm 6% so với năm 2011. Tỷ lệ thu nhập giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm của chi phí kéo theo lợi nhuận toàn chi nhánh năm 2012 chỉ đạt 74.5 tỷ giảm 12% so với năm 2011.
Việc trích lập dự phòng rủi ro: thực hiện đúng quy định và được thực hiện theo quý, trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh năm 2012 là 6 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2011, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Nhìn chung, lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt các năm 2010, 2011 lợi nhuận tăng trưởng rất cao. Chỉ có năm 2012 có sự sụt giảm chút ít do tình hinh kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu lan rộng và có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNT SÓC SƠN
2.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn tại NHNo&PTNT Sóc Sơn
2.2.1.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng
Ngay từ khi mới thành lập đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Sóc Sơn đã ý thức rất rõ nhiệm vụ của mình. Trong các nội dung phát động thi đua, Ban Giám đốc đã nhấn mạnh trọng tâm vào công tác huy động vốn kết hợp với tăng trưởng dư nợ, phát huy thế mạnh về thanh toán cũng như tăng cường phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Tổng khối lượng vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn liên tục tăng qua các năm, tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2011 có chậm lại, giảm 7% so với năm 2009 nhưng đến năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đã tăng lên 35% đạt 2.365 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu cho vay và đầu tư của Chi nhánh và được minh chứng qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4. Tình hình huy động vốn, cho vay
Tổng vốn huy động 1,480 1,890 1,758 2,365
Vốn huy động phân theo loại tiền
1. Nội tệ 1,334 1,733 1,678 2,294
Tỷ trọng/tổng nguồn 90.14% 91.69% 95.45% 97.00%
2. Ngoại tệ( Quy VND) 146 157 80 71
Tỷ trọng/tổng nguồn 9.86% 8.31% 4.55% 3.00%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh thời gian qua khá hiệu quả. Khối lượng vốn huy động được luôn đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của Chi nhánh và thừa vốn điều
chuyển về NHNo&PTNT Việt Nam. Trung bình mỗi năm Chi nhánh cho vay, đầu tư khoảng trên 50% tổng số vốn huy động được, số còn lại được dùng để đảm bảo khả năng thanh toán. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn tốc độ cho vay vốn.
Chi nhánh đã làm tốt công tác cân đối giữa vốn dự trữ với vốn dành cho vay và đầu tư. Những năm qua, chi nhánh luôn duy tr ì được khả năng thanh toán, kể cả những thời điểm nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng cao nhất.
Như vậy, sự gia tăng vốn tại Chi nhánh cả về khối lượng và tốc độ tăng trưởng thể hiện Chi nhánh có khả năng mở rộng quy mô vốn. Chi nhánh có thể kiểm soát được nguồn vốn của mình. Tuy nhiên việc nguồn vốn huy động được rất lớn nhưng tỷ lệ cho vay ra thấp cũng tiềm ẩn rủi ro trong trường hợp NHNo&PTNT Việt Nam điều chỉnh giảm phí điều chuyển vốn nội bộ đối với các chi nhánh thừa vốn.
2.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn
- Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Tổng vốn huy động________ 1,480 0 1,758 2,365
1. Tiền gửi dân cư _______ 762 1,34 3 1289 1814 Tỷ trọng/tổng nguồn_______ 51.49 % 71.06 % 73.32 % 76.70 %
2. Tiền gửi tổ chức kinh tế _______ 718 ________ 547 469 551 Tỷ trọng/tổng nguồn_______ 48.51 % 28.94 % 26.68 % 23.30 %
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Sóc Sơn)
Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, năm 2011 đạt 95,45% và năm 2012 đạt 97% và có xu hướng tăng lên qua các năm còn tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ quy đổi chỉ chiếm khoảng 3% đến 4% và có xu hướng giảm, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ do đồng USD không ổn định về tỷ giá, lãi suất đồng ngoại tệ thấp hơn đồng nội tệ, mặt khác do những chính sách của chính phủ trong việc chống đô la hóa trên thị trường Việt Nam đã không hấp dẫn được khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ
- Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần
hiện hiện hiện Tổng vốn huy động__________ 1,480 1,89 0 1,75 8 2,36 5
Trong đó: Tiền gửi tiết kiệm dân cư 76
2 1,34 3 1,28 9 1,81 4
Tỷ lệ % TG tiết kiệm/ Tổng nguồn 51.49
%
71.06% 73.32% 76.70%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh ngân hàng No&PTNT Sóc Sơn)
Qua bảng số liệu ta thấy Cơ cấu huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Sóc Sơn có sự thay đổi mạnh từ năm 2009 đến năm 2012, cụ thể năm 2009 tỷ lệ tiền gửi TCKT chiếm 48,51% trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên đến 2012 tỷ lệ này chỉ còn 23,2%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để huy động vốn từ dân cư bởi vì nguồn tiền gửi dân cư luôn có tính ổn định cao nhất còn vốn của tổ chức kinh tế không ổn định, họ chỉ gửi vào ngân hàng mang tính chất tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Huy động vốn từ tiền gửi dân cư là hoạt động chủ yếu và rất quan trọng. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của toàn chi nhánh tăng đều qua các năm:
Cụ thể năm 2009 chỉ chiếm 51,49% trên tổng nguồn, tuy nhiên đến năm 2012 đã đạt 76,7% trên tổng nguồn. Đây là kết quả rất khả quan giúp chi nhánh ổn định được kinh doanh trong những năm trở lại đây.
Bảng 2.7. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn huy động
hiện
hiện hiện %/NV hiện %/NV
Tổng vốn huy động_________________ 1,48 0 1,890 100.00 % 1,758 100.00 % 2,365 100.00 % Không kỳ hạn______________________ 3 79 2 88 15.24% 201 11.43% 3 32 14.04% Có kỳ hạn dưới 12 tháng______________ 7 13 1,061 56.14% 1,201 68.32% 1,535 64.90% Có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 1 57 2 38 12.59% ____ 93 5.29% 2 50 10.57% Có kỳ hạn trên 24 tháng______________ 2 31 3 03 16.03% 263 14.96% 2 48 10.49%
(Nguồn: Báo cáo tông kêt NHNo&PTNT Sóc Sơn)
Có thể nói NHNo & PTNT Sóc Sơn đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng vốn cao và đều đặn. Trong 4 năm từ 2009 - 2012, tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến ngày 31/ 12/ 2012, tổng nguồn vốn huy động bao gồm cả ngoại tệ quy đổi đạt 2.365 tỷ đồng, tăng 59,7% so với năm 2009 và tăng 34,5% so với năm 2011. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng. Đến nay NHNo&PTNT Sóc Sơn đã trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Vốn huy động từ dân cư của NHNo&PTNT Sóc Sơn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, đến 31/12/2012 đạt gần 77% trong tổng vốn huy động chứng tỏ công tác huy động vốn từ dân cư của NHNo&PTNT Sóc Sơn rất có hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn có rất nhiều TCTD khác đã mở phòng giao dịch như NHTMCP Công Thương, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Techcombank, ngân hàng ngoại thương.... trong đó phải kể đến NHTMCP Công thương đã thành lập chi nhánh tại địa bàn huyện Sóc Sơn và cạnh tranh quyết liệt với NHNo&PTNT Sóc Sơn. Vì thế, để có thể tiếp tục giữ được vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong đứng đầu trong hệ thống NHTM nhà nước trên địa bàn của mình, NHNo&PTNT huyện Sóc Sơn cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động:
Bảng 2.8. Các loại nguồn vốn huy động theo thời gian
động chủ yếu và quan trọng của NHNo&PTNT Sóc Sơn. Qua các năm, khoản mục tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng cao, loại trên 12 tháng có xu hướng giảm do nền kinh tế không ổn định, người dân chọn lãi suất trong ngắn hạn để tránh rủi ro lãi suất. Đây cũng là một khó khăn đối với chi nhánh trong những mục tiêu dài hạn..
Tiền gửi không kỳ hạn, thanh toán chủ yếu là của các doanh nghiệp để phục vụ cho việc thanh toán. Đây là nguồn tiền huy động quan trọng của ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam hiện nay đang tìm nhiều biện pháp để nâng tỷ lệ tiền gửi thanh toán trong tổng nguồn vốn huy động bởi chi phí huy động rẻ hơn các loại nguồn khác. Tuy nguồn vốn huy động này không mang tính ổn định như các loại nguồn khác nhưng giúp chi nhánh mở rộng quan hệ hoạt động với các doanh nghiệp. Nhìn chung từ năm 2009 đến 2012 khoản mục này luôn ở mức 11% đến 15% trên tổng nguồn vốn.
2.2.2 Tính ổn định của nguồn vốn huy động
Qua bảng phân tích nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Sóc Sơn theo thời gian từ năm 2009-2012 cũng phần nào đánh giá được tính ổn định hay không ổn định của nguồn vốn này. Thông qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.890 triệu đồng trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 288 triệu đồng chiếm 15.24%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.061 triệu đồng chiếm 56.14%; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 541 triệu đồng chiếm 28.62% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.758 triệu đồng giảm 17% so với năm 2010, trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 201 triệu đồng chiếm 11.43%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.201 triệu chiếm 68.32%; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là: 356 triệu đồng chiếm 20.25% trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 2.365 triệu đồng tăng 34% so với năm 2011, trong đó tiền gửi
không kỳ hạn là 332 triệu đồng chiếm 14.04%; tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 1.535 triệu đồng chiếm 64.90%; tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 498 triệu đồng chiếm 21.06% trong tổng nguồn vốn. Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn ngắn hạn, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng từ năm 2009 đến đến 31/12/2012 chiếm tỷ trọng từ 70 đến 78% trên tổng nguồn nên nguồn vốn cung cấp cho vay là nguồn mang tính ổn định không cao.
Bảng 2.9. Thời gian gửi bình quân nguồn tiền gửi
hiện hiện % hiện % hiện % Tổng chi phí_____________ 125 179 43 % 255 42 % 2 40 -6% Tr.đó:_____- Chi trả lãi ______ 91 1 42 56% 215 51 % 1 94 -10%
- Chi ngoài lãi 34 37 ____ 9% 40 ____ 8% 46 15% Tỷ lệ chi trả lãi/tổng chi 72.80 % 79.33 % 84.31% 80.83% Tỷ lệ CPTL/ Tổng VHĐ 6.1 % 7.5% 12.2 % 8.2% Tỷ lệ Tổng CP/Tổng VHĐ 8.4 % 9.4% 14.5 % 10.1%
(Nguồn: Cân đối kế toán NHNo&PTNT Huyện Sóc Sơn)
Qua bảng đánh giá tỉ lệ biến động của nguồn vốn, doanh số chi trả tại chi nhánh là cao, từ năm 2009 đến 2011 thời gian gửi bình quân 31 đến 33