NƯỚC KHI CÓ NỢ XẤU NGÂN HÀNG TANG CAO
1.3.1. Kinh nghiệm về nghiệp vụ TTM tại một số nước
* Hiệu quả và tầm quan trọng của nghiệp vụ TTM tăng lên và được sử dụng như công cụ CSTT và trở thành xu hướng ở hầu hết các NHTW khác. Đến nay nghiệp vụ TTM được sử dụng như một công cụ CSTT hiệu quả nhất ở hầu hết các NHTW của các nước. Cụ thể: tháng 8/2007 một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ nổ ra. Trước tình hình đó, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng chẳng hạn thực hiện nghiệp vụ TTM mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ và trái phiếu cơ quan chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng 09/2007, FED còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%. Khi đó, NHTW Châu Âu đã bơm 205 tỷ USD vào thị trường tín dụng để nâng mức thanh khoản. Tháng 03/2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố
cứu Bear Sterns nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 USD/01 cổ phiếu khi khủng hoảng nổ ra. Tháng 08/2008, một tổ chức tài chính Lehman Brothers lớn nhất và lâu đời nhất ở Mỹ cũng bị phá sản. Tháng 9/2008 Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật ổn định kinh tế khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại nợ xấu của ngân hàng đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản. Ngay khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, FED bắt đầu can thiệp bằng cách hạ lãi suất và tăng mua MBS. Đến tháng 8/2007 FED đã tiếp tục tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ để tăng thanh khoản cho các tổ chức tài chính. Cụ thể là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng giảm từ 5,26% xuống còn 2% chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng (trích dẫn tài liệu FOMC statement 18/09/2007). Lãi suất này tiếp tục giảm đến 16/12/2008 chỉ còn 0,25% mức lãi suất gần 0 hiếm thấy. FED còn thực hiện NVTTM (mua các loại trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ mà các tổ chức tài chính có) và hạ lãi suất tái chiết khấu. Giữa tháng 12/2008 FED tuyên bố có kế hoạch thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ mặt lượng (trích dẫn Financial Times ngày 17/12/2008).
* Nghiệp vụ TTM của PBC (People’s Bank of China): Trong năm 2008 PBC đã phát hành 4,3 nghìn tỉ CNY tín phiếu NHNN và tiếp tục phát hành 4 nghìn tỷ CNY trong năm 2009, nhằm tăng cường tính thanh khoản trên TTTT. Bên cạnh đó, PBC cũng đẩy mạnh khả năng điều tiết lãi suất thị trường thông qua cung - cầu trên thị trường tiền tệ, lãi suất chuẩn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi trên thị trường mở. Tại thời điểm cuối năm 2008 lãi suất tín phiếu NHNN kỳ hạn 1 năm và 3 tháng lần lượt giảm 180 và 240 điểm cơ sở. Từ tháng 01 năm 2008 PBC đã bắt đầu cho phép thực hiện các hợp đồng hoán đổi lãi suất từ đó đa dạng hóa các công cụ và nâng cao tính linh hoạt trên TTTT. Từ tháng 9 đến hết năm 2008 PBC đã tiến hành 4 lần cắt
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chuẩn tiến hành hạ 5 lần kể từ năm 2008 đến cuối năm 2009 không thay đổi.
- PBC là cơ quan chủ đạo trong việc xây dựng và thực thi hệ thống quy phạm pháp luật điều hành thị trường, quy định cơ cấu tổ chức quản lý,
vận hành thị trường dưới sự chỉ đạo của PBC, đồng thời tạo hành lang pháp
lý cho các tổ chức tài chính và phi tài chính tham gia thị trường.
- PBC trực tiếp tham gia thị trường thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu (trong
đó nghiệp vụ TTM chiếm vị trí chủ đạo) nhằm tạo ra những tác động điều
chỉnh lãi suất, cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Ngoài ra, Trung Quốc đã xây dựng được một khung khổ pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng và thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Điểm đáng chú ý nữa là Trung Quốc đã có thể kiểm soát thống nhất đối với thị trường tiền tệ trên cơ sở một mạng lưới kết nối quốc gia giữa các thị trường bộ phận. Nhờ vậy, PBC đã có thể can thiệp một cách chủ động và linh hoạt để thực thi chính sách tiền tệ của mình.
Bên cạnh đó, các NHTM Trung Quốc thành lập các Công ty con mua bán nợ hay công ty khai thác tài sản có nhiệm vụ mua lại nợ của các NHTM với mục tiêu đẩy nhanh quá trình lành mạnh hóa tài chính, đồng thời thực hiện cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp dựa vào mức độ rủi ro tạo điều kiện cho các ngân hàng. Với biện pháp này, các Ngân hàng Trung Quốc đã xử lý được 108,4 tỷ NDT nợ khó đòi và bán được 149,8 tỷ NDT nợ khó đòi, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ khó đòi từ 16,29% xuống còn 5,46% năm 2009.
Chính phủ Trung Quốc chi 40 tỷ NDT để xóa nợ cho doanh nghiệp quốc doanh và tái cấp vốn cho các NHTM bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ.
Tóm lại để đối phó với những tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu PBC đã tiến hành một chính sách tiền tệ nới lỏng với mục tiêu là duy trì tính thanh khoản trên thị trường, tạo mức tăng trưởng tiền gửi và tín dụng tốt. Việc duy trì thanh khoản không thực sự khó đối với thị trường tiền tệ Trung Quốc do hệ thống ngân hàng của nước này thường xuyên rơi vào trạng thái thừa thanh khoản hơn là thiếu hụt, số dư tiền gửi thường duy trì ở mức cao hơn số dư tín dụng. Do đó, với nỗ lực quan trọng hơn của PBC tập trung vào các vấn đề: tạo khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường khả năng phòng ngừa và đối phó với rủi ro. Bên cạnh đó việc sử dụng ngày càng linh hoạt và đa dạng các công cụ điều tiết thị trường, mở rộng nghiệp vụ TTM, phối hợp giữa các kỳ hạn phát hành trái phiếu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chuẩn... cũng cho thấy việc thực thi chính sách tiền tệ và điều tiết thị trường của PBC là đáng ghi nhận.
Cụ thể tháng 7 năm 2009 nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm phát khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại, PBC đã tiến hành phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 1 năm để hạ thấp tính thanh khoản trong dài hạn. Lãi suất repo 28 ngày và lãi suất tín phiếu NHNN kỳ hạn 3 tháng tăng 1,18% và 1,328%. Kỳ hạn lãi suất tín phiếu NHNN kỳ hạn 1 năm là 1,7605. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy PBC đã bước đầu giảm tính nới lỏng trong thực thi CSTT một sự cẩn trọng cần thiết để đón trước khả năng về áp lực lạm phát trong điều kiện kinh tế trong nước có dấu hiệu phục hồi song chưa vững chắc.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về nghiệp vụ TTM đối với Việt Nam
Nghiên cứu nghiệp vụ TTM của NHTW một số nước và vận dụng hợp với điều kiện phát triển thị trường tài chính, kinh tế tại Việt Nam là cần thiết. Song diễn biến tình hình kinh tế trong thời gian gần đây cho thấy tính bất ổn
của kinh tế vĩ mô năm 2012 là hệ quả của sự bất ổn trong 4 năm qua và thể hiện gay gắt hơn qua các biểu hiện:
(1) Áp lực lạm phát kéo dài từ năm 2008 mà Chính phủ phải luôn luôn ứng phó trong suốt 4 năm qua. Bước vào năm 2012 chúng ta càng khó khăn
hơn khi phải chống lạm phát trong điều kiện lãi suất quá cao và đang đứng
trước yêu cầu giảm lãi suất.
(2) Tác dụng của các biện pháp giảm tổng cầu (CSTT và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm thị trường và
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản,
giải thể có xu hướng tăng.
(3) Hệ thống NHTM trong quý IV năm 2012 lâm vào tình trạng hết sức khó khăn do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng nhỏ. Nợ xấu
xuất hiện
và tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản.
(4) Từ quý II năm 2012, nền kinh tế Việt Nam càng thể hiện rõ nét như một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu. Doanh nghiệp
thiếu vốn hoạt động, ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu gây tắc
nghẽn toàn hệ thống ngân hàng.
(5) Thị trường thiếu niềm tin về tính ổn định của kinh tế vĩ mô nên diễn biễn thất thường qua chỉ báo của thị trường chứng khoán. Từ đó cần rút ra
trường thứ cấp mua bán các loại GTCG với nhiệm vụ tạo hàng hoá cho thị trường mở, làm cho thị trường sôi động, tăng tính hấp dẫn. Thông qua hình thức này tác động đến vốn khả dụng của các NHTM, lãi suất thị trường và hiệu quả của CSTT.
Ba là, đối tác tham gia giao dịch không nhất thiết chỉ là các TCTD. Tùy theo mức độ phát triển của thị trường mà các đối tác có thể mở rộng sang các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác. Khi đối tác tham gia giao dịch NVTTM càng đa dạng thì khả năng điều tiết tiền tệ và thực thi CSTT qua NVTTM càng trở nên linh hoạt và hiệu quả.
Bốn là, để tăng tính linh hoạt trong điều chỉnh của NHTW trên thị trường mở, ở các nước sử dụng các giao dịch mua đi bán lại (kỳ hạn) đều được sử dụng tham gia phổ biến hơn mua bán hẳn. Các thời hạn của giao dịch mua bán lại thường hết sức đa dạng.
Năm là, thời hạn cho một giao dịch có kỳ hạn của các nước thường là rất ngắn như giao dịch qua đêm, có thời hạn từ 1 đến 7 ngày, hay các giao dịch có thời gian dài hơn nhưng không được sử dụng thường xuyên bằng các giao dịch có thời gian ngắn hạn. Qua đó, giúp cho NHTW có thể phát huy được tính chủ động linh hoạt trong điều tiết thị trường tiền tệ và điều hành CSTT. Từ đó các TCTD có thể nắm bắt tín hiệu của NHNN để tham gia hoạt động OMO.
Sáu là, dự báo và quản lý vốn khả dụng có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của công cụ NVTTM. Vì NHNN đã thực hiện công cụ TTM để điều tiết vốn khả dụng của các TCTD và tạo điều kiện cho các TCTD sự dụng linh hoạt GTCG của mình. Tuy nhiên tại Việt Nam công tác này hiện nay vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.
Bảy là, vấn đề công nghệ thông tin luôn được quan tâm và được coi như là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của NVTTM. Việc có công nghệ lạc
hậu làm tăng thời gian và chi phí vận hành hoạt động NVTTM, do đó nỗ lực hiện đại hoá công nghệ thông tin và các phần mềm nghiệp vụ chuyên sâu luôn phải được liên tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Cuối cùng, CSTT trong thời gian này tiếp tục thận trọng theo chiều hướng xem xét tín hiệu chỉ số CPI, lãi suất mục tiêu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đều là căn cứ quyết định OMO, đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của các NHTM thông qua việc “bom” thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ nghiệp vụ TTM của NHNN cùng với sự ổn định tỉ giá VNĐ và tăng dự trữ ngoại hối. Chính phủ vẫn phải tiếp tục thực hiện CSTT và tài khóa phục vụ cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ một phần thị trường để phục hồi tăng trưởng, củng cố hệ thống NHTM và ưu tiên xử lý vấn đề nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chưong 1, luận văn đã đưa ra lý thuyết co bản về nghiệp vụ thị trường mở và nợ xấu, các thành viên tham gia, các loại hàng hóa tham gia trên TTM, đánh giá so bộ về hiệu quả hoạt động nghiệp vụ TTM, tác động của nợ xấu tăng cao đối với nghiệp vụ TTM. Đồng thời chưong này cũng đưa ra kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, cách thức xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NGHỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỢ XẤU TĂNG CAO
HIỆN NAY
2.1. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NGHIỆP VỤ TTM TẠI NGÂN
HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
2.1.1. Các văn bản pháp quy về nghiệp vụ TTM
NHNN Việt Nam đã chính thức khai trương nghiệp vụ TTM vào ngày 12/07/2000 để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong điều hành CSTT. Đây là một bước tiến mới trong điều hành CSTT theo hướng sử dụng các công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp để phù hợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển của kinh tế đất nước. Nghiệp vụ TTM là công cụ giúp cho NHTW linh hoạt, chủ động tác động đến dự trữ của các TCTD, từ đó tác động đến lượng tiền cung ứng thông qua việc NHNN mua, bán các loại GTCG với các thành viên của TTM. Trong thời gian qua, NVTTM ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu nhất định góp phần thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia, là công cụ quạn trọng, hữu hiệu trong việc điều hành CSTT. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ TTM hoạt động cũng được ban hành, chỉnh sửa, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Những văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất tạo nên khuôn khổ pháp lý cho hoạt động NVTTM tại Việt Nam gồm: Luật Ngân hàng Nhà nước, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy chế nghiệp vụ TTM, Quy chế lưu ký giấy tờ có giá và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
- Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010:
Theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định: “Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.”
Theo quy định tại Điều 15, Luật NHNN năm 2010: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ TTM thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. NHNN quy định loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ TTM”.
- Quyết định “bơm” hay “hút” tiền của NHNN ban hành theo quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 của Thống đốc NHNN ngày 24/1/2000 thông
qua nghiệp vụ thị trường mở căn cứ vào vốn khả dụng của toàn hệ thống ngân
hàng, vì vậy việc quản lý và dự báo vốn khả dụng nhằm phục vụ cho điều
hành hoạt động thị trường mở là vô cùng quan trọng. NHTW có nhiệm
vụ dự
đoán sự biến động nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng cũng như
những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn cung ứng, từ đó mà có các quyết định
chính xác để bơm thêm hay hút bớt vốn khả dụng từ các ngân hàng. Theo
Quy chế này, Vụ CSTT (NHNN) có trách nhiệm tập hợp số liệu và thông