Bảng 2.2: Tình hình cho vay vốn ODA ở NHPT giai đoạn 2011-2014

Một phần của tài liệu 0412 giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ODA tại hệ thống NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 106)

- Bảo toàn vốn và được áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn; chịu trách nhiệm về thất thoát vốn của NHPT theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ TDĐT phát triển và TDXK theo quy định tại Điều lệ này và các quy định pháp luật có liên quan.

- Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thực hiện công khai, minh bạch về hoạt động và tài chính của NHPT và chấp

hành chế

độ báo cáo thống kê với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Ủy thác, nhận uỷ thác trong hoạt động của ngân hàng và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng; cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng

dụng thông thường. Sự khác biệt này thể hiện ở một số nội dụng chủ yếu sau:

Thứ nhất, sự ra đời, tồn tại, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và không

phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 0 %, và không phải đóng góp các loại thuế phí đối với ngân sách Nhà nước. Những nội dụng này chính là những chỉ tiêu quan trọng, luôn tạo thành sức ép rất lớn đối với các ngân hàng thương mại, do vậy trong suốt quá trình hoạt động các chỉ tiêu này được họ quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên đối với NHPT, việc không chịu sức ép bởi các chỉ tiêu đó vừa là những điểm thuận lợi và cũng là những điểm bất lợi nếu chủ quan, ỷ lại sẽ xuất hiện những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, chỉ huy động vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện

nhiệm vụ theo quy định của chính phủ và nhận ủy thác quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA, đặc biệt không huy động vốn nhà rỗi trong dân cư. Trong đó, lượng vốn ODA chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn hoạt động của NHPT.

Thứ ba, ra đời tồn tại và phát triển NHPT được coi như một công cụ của Chính Phủ, chính vì điều này cho nên NHPT chưa thể hiện được như một tổ chức tín dụng hay một ngân hàng thương mại thông thường. Quá trình hoạt động luôn được sự bảo trợ cuả Chính phủ, thực tế này sẽ có thể trở thành rào cản trong tiến trình vươn tới hoạt động tự hạch toán độc lập của NHPT trong tương lai gần.

2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Hiện nay, hệ thống NHPT đang thực hiện quản lý nguồn vốn ODA dưới hai hình thức:

- NHPT thực hiện cho vay theo Hợp đồng Ủy quyền không chịu rủi ro tín dụng: Theo đó NHPT có trách nhiệm tổ chức quản lý, thu hồi nợ vốn ODA, được

quy định tại Hợp đồng ủy quyền, chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay và tổ chức quản lý, thu hồi nợ vay và chịu rủi ro tín dụng. NHPT được hưởng chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho vay áp dụng đối với Chủ đầu tư và lãi suất NHPT vay từ Bộ Tài chính.

- Về đối tượng cho vay lại nguồn vốn ODA là các chương trình, dự án phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Thứ nhất, phù hợp với quy hoạch ĐTPT của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Thứ hai, phù hợp với điều kiện của nguồn vốn ODA và nội dung hợp đồng ủy quyền NHPT đã ký với Bộ Tài chính/nhà tài trợ.

Hiện nay, trong hoạt động cho vay lại có nhiều chương trình và dự án khác nhau nhưng về tính chất của chủ dự án có thể chia ra thành hai nhóm: Một là: Chủ dự án là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề được vay vốn ưu đãi theo quy định. Hai là, nhóm các cơ quan Nhà nước thuộc các địa phương đứng ra vay vốn ODA để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, nhóm này thường bao gồm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Về nguyên tắc cho vay lại:

+ Nguyên tắc thứ nhất, NHPT và các tổ chức tài chính cho vay lại đối với các dự án có hiệu quả kinh tế-xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay hoặc theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.

+ Nguyên tắc thứ hai, Chủ đầu tư phải đảm bảo: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích quy định trong hợp đồng tín dụng, 2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phải trả khác đúng thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

- Về điều kiện cho vay lại ODA tại NHPT được thể hiện rõ ở một số nội dung sau:

định trên cơ sở trị giá Hiệp định tài trợ ký với nhà tài trợ cho mỗi dự án. Trường hợp Hiệp định tài trợ ký cho nhiều dự án nhưng không quy định mức phân bổ cho từng chương trình, dự án thì trị giá cho vay lại được xác định căn cứ vào quyết định phân bổ vốn vay, viện trợ của Chính phủ.

Thứ hai, đồng tiền cho vay lại và trả nợ. Về đồng tiền cho vay lại, Chủ đầu tư được quyền chọn đồng tiền cho vay lại là ngoại tệ gốc vay của nước ngoài hoặc VND tùy theo khả năng trả nợ. Tỷ giá quy đổi từ đồng ngoại tệ sang VND là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm quy đổi. Trường hợp dự án do NHPT thẩm định, quyết định cho vay và chịu rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc NHPT quyết định đồng tiền cho vay lại. Về đồng tiền trả nợ, theo nguyên tắc Chủ đầu tư nhận vay lại theo đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó. Trong trường hợp Chủ đầu tư trả nợ bằng VND hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi khác với đồng tiền nhận vay lại thì áp dụng tỷ giá hối đoái do Bộ Tài chính quy định hoặc theo thỏa thuận với NHPT được quy định trong hợp đồng tín dụng.

- Về thời hạn cho vay lại, thời gian ân hạn:

Thời gian cho vay lại được xác định phù hợp với thời gian hoàn vốn của dự án, khả năng trả nợ của chủ đầu tư và các quy định tại hợp đồng ủy quyền ký giữa NHPT và Bộ Tài chính/nhà tài trợ. Thời gian ân hạn được xác định căn cứ vào thời gian xây dựng dự án kể từ khi khởi công đến khi dự án được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thời gian ân hạn nằm trong thời hạn cho vay nêu trên.

- Về lãi suất cho vay lại. Được chia thành các hình thức sau:

+ Đối với hình thức cho vay bằng VND, lãi suất được xác định cụ thể theo từng ngành kinh tế và không vượt quá lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Mức lãi suất này do Bộ Tài chính công bố theo từng thời kỳ phù hợp với tình hình biến động của thị trường tài chính và tiền tệ (trừ trường hợp Nhà nước có quy định khác).

+ Đối với hình thức cho vay bằng ngoại tệ, lãi suất được xác định bằng lãi suất cho vay lại bằng VND quy định trên trừ đi mức rủi ro hối đoái tương ứng của đồng tiền cho vay lại, nhưng không thấp hơn mức lãi suất vay nước ngoài và không cao hơn hai phần ba (2/3) lãi suất thương mại tham chiếu (CIRR) do tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) công bố tại thời điểm xác định lãi suất cho vay lại. Mức rủi ro hối đoái hàng năm đối với ba loại ngoại tệ là USD, EUR, JPY do Bộ Tài chính công bố hàng năm.

+ Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định tài trợ khác với ba loại ngoại tệ nêu trên, mức rủi ro hối đoái được áp dụng theo mức rủi ro hối đoái của đồng USD.

+ Trường hợp dự án do NHPT quyết định cho vay, mức lãi suất cho vay lại do Tổng Giám đốc NHPT quyết định phù hợp với quy định hiện hành và các quy định tại Hợp đồng ủy quyền NHPT ký với Bộ Tài chính/nhà tài trợ.

+ Lãi suất cho vay lại được xác định khi ký hợp đồng tín dụng và không thay đổi trong suốt thời gian vay lại.

+ Lãi suất cho vay lại được tính trên dư nợ kể từ ngày rút vốn vay.

- Lãi suất chậm trả. Được xác định bằng 150% lãi suất cho vay lại hoặc là mức lãi suất chậm trả ghi trong hợp đồng ủy quyền, NHPT ký với Bộ Tài Chính/Nhà tài trợ tùy theo mức nào cao hơn và được tính trên số nợ (gốc và lãi) chậm trả tính từ ngày đến hạn trả nhưng chưa trả cho đến ngày thực tế trả nợ. Lãi suất trả chậm được áp dụng đối với nợ chậm trả từ 15 ngày trở lên.

2.2.1. Quy trình quản lý vốn ODA

2.2.1.1. Quy trình tín dụng cho vay lại của ngân hàng phát triển

Trong suốt thời gian qua, hoạt động của ngân hàng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng tích cực và hiệu quả.Một trong những biểu hiện của sự thay đổi tích cực này đó là xây dựng quy trình tín dụng cho vay lại ODA. Khi xây dựng quy trình cho vay lại ODA đối với các dự án, NHPT dựa trên một số

căn cứ cụ thể như các văn bản, nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, NHNN..., bao gồm:

1. Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

2. Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế quản trị tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát

triển chính thức (ODA).

3. Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc

nguồn vốn ngân sách nhà nước

4. Thông tư số 130/2007/TT -BTC ngày 02/11/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC.

5. Quyết định số 63/QĐ-HĐQL ngày 19/12/2008 của HĐQL NHPT ban hành Quy chế cho vay lại vốn ODA tại NHPT.

Từ những căn cứ cụ thể này NHPT đã xây dựng và ban hành, đưa vào thực thi quy trình cho vay lại vốn ODA thành các bước cụ thể sau:

Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Bước 2. Trước khi giải ngân khoản giải ngân đầu tiên, Chi nhánh sao gửi hồ sơ pháp lý ban đầu của dự án cho Sở giao dịch/Chi nhánh chủ tài khoản đặc biệt

Bước 3. Dựa trên cơ sở chi và xác nhận Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Chi nhánh NHPT thực hiện:

+ Ký duyệt chứng từ chuyển tiền của Chủ đầu tư;

+ Lập văn bản đề nghị giải ngân cho nhà thầu của dự án thành phần

+ Lập lệnh thanh toán qua mạng thanh toán nội bộ của NHPT gửi Sở giao dịch/Chi nhánh NHPT chủ tài khoản đặc biệt

cho nhà thầu của dự án thành phần về Sở giao dịch/Chi nhánh NHPT chủ tài khoản đặc biệt để thực hiện giải ngân cho nhà thầu.

+ Tập hợp, gửi hồ sơ, chứng từ chuyển tiền

Bước 4. Đơn vị chủ tài khoản đặc biệt chuyển tiền

Bước 5. Đơn vị chủ tài khoản đặc biệt lưu giữ chứng từ để phục vụ quá trình

rút vốn bổ sung tài khoản đặc biệt.

2.2.1.2. Quản lý giải ngân

Công tác giải ngân của NHPT đối với việc quản lý cho vay lại các dự án ODA bao gồm:

Kiểm soát chi tiêu đối với một số hình thức rút vốn

Trực tiếp giải ngân vốn ODA trong trường hợp Bộ tài chính, Nhà tài trợ ủy quyền

- Ký khế ước nhận nợ vay

a. Kiểm soát chi

* Mục tiêu kiểm soát chi:

Kiếm soát chi nhằm đảm bảo việc chi tiêu của dự án phù hợp với hiệp định tài trợ (hoạt động chi tiêu hợp lệ, phương thức mua sắm hợp lệ, tỉ lệ tài trợ), hợp đồng được ký kết và phê duyệt hợp lệ, đảm bảo việc kiểm tra trước của Nhà tài trợ (nếu có) và các quy định quản lý tài chính trong nước hiện hành.

*Nguyên tắc kiểm soát chi:

- Ngân hàng phát triển chịu trách nhiệm kiểm soát chi từ nguồn vốn ODA đối với các dự án hoàn toàn cho vay lại. Đối với các dự án trong đó ngân sách

Nhà nước cấp phát một phần, NHPT cho vạy lại một phần vốn, Bộ Tài chính sẽ quyết định cơ quan kiểm soát chi phù hợp với dự án.

- Kế hoạch tài chính hàng năm của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở để NHPT kiểm soát chi vốn ODA. Tuy nhiên việc kiểm soát

kế hoạch tài chính chung của toàn dự án.

- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của Chủ đầu tư, NHPT căn cứ các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng ( số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán cho Chủ đầu tư. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình.

* Cơ quan kiểm soát chi:

Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát các hồ sơ thanh toán của dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát, kể cả các hợp phần phi tín dụng được cấp phát trong các dự án tín dụng.

Ngân hàng Phát triển hoặc cơ quan cho vay lại khác được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại thực hiện việc kiểm soát hồ sơ thanh toán của các dự án thuộc diện cho vay lại toàn bộ.

Đối với các dự án hỗn hợp vừa cấp phát vừa cho vay lại, nếu các hợp phần này thực hiện độc lập, thanh toán bằng các nguồn vốn độc lập thì theo yêu cầu của chủ dự án, Bộ Tài chính có thể xác định cơ quan kiểm soát chi thích hợp đảm bảo nguyên tắc không có hai cơ quan kiểm soát chi cùng kiểm soát một hoạt động chi tiêu của dự án.

Đối với các dự án tín dụng hoặc hợp phần tín dụng trong các dự án hỗn hợp , tổ chức tín dụng nhận vay lại vốn tự chịu trách nhiệm về kiểm soát chi các hoạt động cho vay tín dụng và các hợp phần tín dụng tài trợ bằng nguồn vốn ODA vay lại

*Phạm vi kiểm soát chi:

Ngân hàng phát triển thực hiện kiểm soát chi đối với các hình thức rút vốn + Thanh toán trực tiếp hoặc chuyển tiền

+ Thanh toán tài khoản đặc biệt

Đối với hình thức thanh toán thư cam kết/ cam kết đặc biệt và hình thức thanh toán bằng L/C không cần thư cam kết, NHPT không thực hiện kiểm soát chi chỉ trừ các trường hợp

+ Hình thức rút vốn theo thư cam kết đối với các dự án do JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) tài trợ, NHPT kiểm soát chi sau

+ Thanh toán cho các hợp đồng xây lắp hay hợp đồng tư vấn của một số Nhà tài trợ có áp dụng hình thức thanh toán L/C, NHPT kiểm soát chi sau

*Phương thức kiểm soát chi:

- Kiểm soát chi sau là việc NHPT kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của khoản chi khi Chủ đầu tư đã rút vốn ODA để thanh toán cho người thụ hưởng. Kiểm soát chi sau áp dụng cho các trường hợp :

+ Thanh toán trực tiếp / chuyển tiền

+ Thanh toán theo hình thức thư cam kết đối với các dự án vay vốn JICA + Thanh toán tài khoản đặc biệt

-Kiếm soát chi trước là việc NHPT kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của khoản chi trước khi Chủ đầu tư rút vốn ODA. Kiểm soát chi trước áp dụng trong các trường hợp :

+Thanh toán hoàn vốn/hồi tố

+Thanh toán trực tiếp đối với trường hợp thanh toán lần cuối cho các hợp đồng hoặc đối với các hợp đồng chỉ thanh toán một lần

b. NHPT trực tiếp giải ngân

NHPT trực tiếp giải ngân đối với các dự án do NHPT làm chủ tài khoản

Một phần của tài liệu 0412 giải pháp nâng cao hiệu quả vốn ODA tại hệ thống NH phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 106)