Biện pháp xửlý nợcó vấn đề

Một phần của tài liệu 0413 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

Khi một khoản nợ có vấn đề phát sinh, có rất nhiều biện pháp xử lý Ngân hàng có thể lựa chọn cho phù hợp với hiện trạng của khách hàng. Tùy theo cách thức áp dụng, có thể chia thành hai nhóm biện pháp chính như sau:

a. Nhóm biện pháp hỗ trợ

Nhóm biện pháp này thường được áp dụng đối với các khoản nợ vẫn còn khả năng thu hồi từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng hợp tác trong việc trả nợ Ngân hàng.Nếu sử dụng hiệu quả nhóm biện pháp này, Ngân hàng và khách hàng đều có lợi, khách hàng sẽ giải quyết được những khó khăn về tài chính, Ngân hàng sẽ thu hồi được một khoản nợ quá hạn, bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Ngân hàng

và khách hàng càng trở nên khăng khít. Nhóm biện pháp này bao gồm:

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Biện pháp này được áp dụng đối với các khách hàng gặp khó khăn tài chính tạm thời, không có khả năng trả nợ đúng hạn do nguyên nhân khách quan, có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được Ngân hàng đánh giá tài sản, công nợ đảm bảo cân đối với dư nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian đề nghị cơ cấu lại thì có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể được thực hiện theo 02 hình thức:

+ Gia hạn nợ: Ngân hàngcho phép khách hàng kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng tín dụng.

+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Ngân hàng cho phép khách hàng thay đổi kỳ hạn trả nợ trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Cho vay bổ sung, duy trì hoạt động

Biện pháp này được áp dụng đối với các khách hàng có uy tín, có tiềm lực tài chính, nhưng lại gặp phải một số khó khăn tạm thờido thiếu vốn như: trả lương công nhân viên, khắc phục sự cố kĩ thuật, mua nguyên vật liệu... và cần thêm vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đây là biện pháp khá mạo hiểm, cần phải có sự phân tích đánh giá kĩ lưỡng về thực trạng và khả năng hồi phụccủa khách hàng, nếu không Ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ quá hạn.

Chuyển nợ thành vốn góp

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng đánh giá thấy lĩnh vực đầu tư của khách hàngcó tính khả thi, khả năng đem lại hiệu quả cao nhưng gặp khó khăn trong việc triển khai do gánh nặng nợ nần và trình độ quản lý của khách hàng còn hạn chế. Việc chuyển nợ thành vốn góp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ, cùng với sự tham gia quản lý của Ngân hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có biến chuyển tích cực, từ đó tạo nguồn thu trả nợ cho

Ngân hàng.

Bổ sung tài sản bảo đảm

Biện pháp này được áp dụng đối với các khoản nợ có vấn đề mà nguồn thu nợ không chắc chắn, giá trị tài sản bảo đảm sau khi đánh giá lại thấp hơn dư nợ vay.

b. Nhóm biện pháp thanh lý

Đây là nhóm biện pháp áp dụng cho các khoản nợ không còn nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và/hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ Ngân hàng.

Nhóm biện pháp này bao gồm:

Thanh lý tài sản thế chấp

Đây được coi là biện pháp cuối cùng, áp dụng khi khách hàng không còn nguồn thu nào để trả nợ Ngân hàng. Ngân hàng thường thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ theo một trong số các hình thức sau:

+ Ngân hàng khuyến khích khách hàng tự bán tài sản thế chấp: việc này sẽ giúp cho khách hàng chủ động được mức giá bán đối với tài sản, và Ngân hàng đảm bảo được tính khách quan và không mất thời gian, công sức để rao bán tài sản.

+ Khách hàng bàn giao tài sản thế chấp để Ngân hàng xử lý thu nợ: Ngân hàng chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình xử lý tài sản: rao bán, đàm phán giá cả... Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ dùng để trả nợ Ngân hàng. Nếu tài sản bán với giá cao hơn dư nợ thì số tiền còn lại sẽ được trả lại cho khách hàng. Trường hợp giá bán tài sản thấp hơn dư nợ thì dư nợ còn lại khách hàng vẫn phải chịu trách nhiệm hoàn trả cho Ngân hàng.

+ Khách hàng dùng tài sản thế chấp để gán nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng toàn quyền xử lý và thu nợ. Sau khi gán nợ khách hàng coi như không còn nghĩa vụ gì với Ngân hàng. Do vậy, biện pháp này chỉ áp dụng khi Ngân hàng đánh giá tài sản thế chấp có khả năng sinh lời (thanh khoản khá, bán được giá cao...)

Sử dụng các công cụ pháp luật (Tòa án, Công an...)

Biện pháp này áp dụng đối với trường hợp khách hàng cố ý chây ỳ, không hợp tác trong việc trả nợ Ngân hàng hoặc có dấu hiệu lừa đảo, tẩu tán tài sản, bỏ trốn...

Sử dụng biện pháp này Ngân hàng sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí để có thể thu nợ thành công.

Bán nợ

Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản nợ có vấn đề được Ngân hàng đánh giá hiệu quả thu hồi thấp. Đối tác có nhu cầu mua khoản nợ có thể là các công ty tài chính, các công ty chuyên mua bán nợ đã có kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ có vấn đề tương tự, hoặc cũng có thể là một Ngân hàng khác, muốn mua lại các khoản nợ có vấn đề của khách hàng mình tại các tổ chức tín dụng, quy về một mối để tập trung xử lý. Giá bán nợ thường thấp hơn giá trị dư nợ, phần chênh lệch chính là giá cả cho việc Ngân hàng chuyển nhượng rủi ro sang đối tượng khác. Với việc bán nợ, số tiền Ngân hàng thu hồi được giảm đi, nhưng bù lại thời gian xử lý nhanh chóng, Ngân hàng có thể quay vòng vốn hiệu quả.

Một phần của tài liệu 0413 giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w