0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Biện pháp khắc phục hoạt động đang nghiên cứu 1.Đánh giá thực trạng.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PPT (Trang 47 -52 )

1.Đánh giá thực trạng.

1.1.Nhận xét chung về kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty.

Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới trong phương pháp quản lý và hạch toán kinh doanh nhằm thích ứng với cơ chế thị trường. Công Ty TNHH Trường Quang II đã có những hướng đi đúng đắn, đã thu được những thành tựu đáng kể.

Cùng với sự phát triển của Công Ty, công tác hạch toán nói chung và hạch toán nguyên liệu vật liệu nói riêng cũng không ngừng được củng cố, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý, hạch toán trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay.

Công Ty đã vận dụng và có cải tiến trong phương pháp hạch toán cũng như mở các sổ sách kế toán vật liệu có khoa học, đảm bảo đúng chế độ Nhà Nước qui định. Tình hình nhập-xuất và tồn kho nguyên vật liệu ở Công Ty theo dõi tương đối rõ ràng, là phương tiện để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, công tác hạch toán vật liệu ở Công Ty còn có một số hạn chế phải hoàn thiện thêm.

1.2. Những điểm tồn tại về hạch toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụngcụ tại Công Ty cần phải hoàn thiện. cụ tại Công Ty cần phải hoàn thiện.

Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công Ty kết hợp với một số kiến thức đã được trang bị trong Nhà trường, bên cạnh những kết quả kinh doanh của Công Ty. Em mạnh dạn có một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty như sau:

1.2.1. Về tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán:

Sự cần thiết hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công Ty: Do nguyên vật liệu của Công Ty có nhiều chủng loại, và rất đa dạng, giá trị nguyên vật liệu cao.Để có thể điều hành chỉ đạo sản xuất kinh doanh, các nhà lãnh đạo cần phải thường xuyên nắm bắt được các thông tin về thị trường, giá cả biến động của các yếu tố đầu vào, đầu ra một cách đầy đủ, chính xác,, kịp thời, điều này có thể thực hiện được nhờ số liệu của công tác kế toán nguyên liệu vật liệu.

1.2.2. Về phương pháp xác định giá trị nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ

Căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất để tính giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Tổ chức quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên liệu vật liệu nhằm tránh tình trạng làm thất thoát nguyên liệu vật liệu của Công Ty. Sử dụng nguyên vật liệu đúng mức nhằm hạn chế lãng phí nguyên liệu vật liệu.

1.2.4. Về phương pháp hạch toán:

Tổ chức lập chứng từ và hạch toán chặt chẽ, kịp thời từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Công Ty nên mở thêm tài khoản cấp 2 đối với tài khoản 152 “nguyên liệu vật liệu”. Hiện tại tất cả các loại vật liệu từ thép các loại cho đến CCDC Công Ty đều hạch toán chung vào viêc chế tạo. Nhìn chung việc hạch toán như vậy chưa phù hợp nên Công Ty mở thêm tài khoản cấp 2

1.2.5 Các biện pháp hoàn thiện.

Trong quá trình thực hiện việc theo dõi phản ánh tình hình nhập-xuất và tồn kho nguyên liệu vật liệu, cuối tháng kế toán vật tư mới lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho dẫn đến không theo dõi và cung cấp số liệu kịp thời khi cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vật tư của Công Ty. Vì vậy Công Ty nên lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho theo định kỳ 10 ngày 1 lần, không nên dồn công việc cuối tháng.

2. Kết luận và kiến nghị2.1.Kết luận 2.1.Kết luận

Kế toán nguyên vật liệu chiếm một vị trí rất quan trọng trong công tác kế toán ở các đơn vị sản xuất. Hơn nữa, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất kinh doanh, thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, quản lý tốt nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Công Ty TNHH Hùng Châu Linh đã hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu và việc đưa hạch toán nguyên vật liệu đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, để kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh tế, Công Ty cần kiện toàn và tổ chức kế toán một cách chính xác và khoa học hơn, đảm bảo đúng chế độ kế toán mới ban hành theo quyết định của Bộ Tài chính.

Công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu là công tác phức tạp với sự hiểu biết của bản thân có hạn nhưng được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Công Ty, trực tiếp là các anh chị, cô chú cán bộ phòng kế toán nên chuyên đề thực tập này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây, em rất mong được sự góp ý bổ sung của các anh chị, cô chú phòng kế toán của Công Ty TNHH Hùng Châu Linh để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.

Chuyên đề này mới chỉ nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu của công tác quản lý, kế toán nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty, qua đó đã nêu được những ưu điểm cơ bản và những cố gắng của Công Ty. Đồng thời đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu tại Công Ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tổ bộ môn kế toán tài chính của trường Cao Đẳng KT_KT Đông Du, cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú tại phòng kế toán của Công Ty TNHH Hùng Châu Linh.

2.2.Kiến nghị

2.2.1. Đối với doanh nghiệp

Em nhận thấy công tác kế toán, công tác quản lý nói chung của Công Ty có nhiều điểm tích cực để em học tập.

Em xin đề xuất công ty nên lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mấu sau : Đơn vị : CTY TNHH Hùng Châu Linh

Đơn vị : CTY TNHH Hùng Châu Linh

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔNăm ….. Năm …..

Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền

Số hiệu Ngày,tháng Số hiệu Ngày,tháng

A B 1 A B 1

-Cộng tháng

-Cộng lũy kế từ đầu quý

-Cộng tháng

-Cộng lũy kế từ đầu quý

Sổ đăng chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (Nhật ký ) .Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ,quản lý chứng từ ghi sổ ,vừa để kiểm tra ,đối chiếu số liệu với báng cân đối số phát sinh.

Kết cấu và phương pháp ghi chép : Cột A : Ghi số hiệu của Chứng từ ghi sổ Cột B : Ghi ngày ,tháng lập Chứng từ ghi sổ Cột 1: Ghi số tiền của Chứng từ ghi sổ .

Cuối trang sổ phải cộng số lũy kế để chuyển sang trang sau . Đầu trang sổ phải ghi số cộng trang trước chuyển sang .

Cuối tháng ,cuối năm ,kế toán cộng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ ,lấy số liệu đối chiếu với Bảng Cân đối số phát sinh .

Được sự giảng dạy nhiệt tình và rèn luyện tư cách đạo đức của Nhà trường. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho sinh viên Nhà trường nói chung và sinh viên khoa kế toán tài chính nói riêng trường nên tăng cường thời gian thực tập cho sinh viên có thời gian tìm hiểu sâu hơn.

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một loại hình doanh nghiệp nào cũng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để có thể đứng vững được trên thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao trong lao động sản xuất kinh doanh, tức là phải có lợi nhuận. Nhưng để đạt được lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng, quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sao cho phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo ra sảm phẩm có chất lượng cao mà giá cả phải chăng. Có như thế thì mới thu hút được khách hàng và chiếm lĩnh thị trường hiện nay.

Trong một đơn vị sản xuất, yếu tố cơ bản không thể thiếu được cho qui trình sản xuất đó là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, nó là cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm. Do đó chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nó có tác động và quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cần phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến khâu đến khâu sử dụng, có như thế mới vừa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất - tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, vừa có biện pháp hữu hiệu để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của đơn vị. Để làm được yêu cầu trên, các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ quản lý trong đó có kế toán là một công cụ quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất.

Từ những lí do đó và sự cần thiết trong công tác kế toán, các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy trong thời gian thực tập tại bộ phận kế toán của Công Ty TNHH Hùng Châu Linh, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hạch toán nguyên vật liệu

và công cụ dụng cụ” nhằm tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu

và công cụ dụng cụ trong một doanh nghiệp sản xuất, tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của công ty. Từ đó rút ra những kinh nghiệm học tập và làm cơ sở cho quá trình công tác của bản thân sau này.

Vì thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chuyên đề thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em rất mong các anh chị, cô chú kế toán của công ty giúp đỡ để chuyên đề này được hoàn chĩnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Phạm Thị Xuân Thuyên cùng các thầy, cô giáo trong khoa kế toán tài chính Trường Cao Đẳng KT_KT Đông Du và anh chị, cô chú tại phòng kế toán Công Ty TNHH Hùng Châu Linh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Chuyên đề gồm có những nội dung chính sau:

+PHẦN I:Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp.

+ PHẦN II: Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Hùng Châu Linh.

+ PHẦN III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công Ty.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 01 năm 2010

Sinh viên thực tập Nguyễn Thị Thanh Tình

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

1. Chức năng và nhiệm vụ...19

KẾT LUẬN

1.Giáo trình kế toán tài chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế Khoa Kế Toán năm 2007

2. Kế toán tài chính Doanh Nghiệp theo chuẩn mực kế toán và luật kinh tế,Th.S Hà Thị Ngọc Hà, chủ biên TS. Vũ Đức Chinh, CN. Lê Thị Tuyết Nhung, CN. Nguyễn Mạnh Hùng.

3. Kế táon tài chính áp dụng trong các DN, TS. Bùi Văn Đương, GV khoa kế toán kiểm toán, bộ môn kế toán Trường Đại Học Kinh tế HCM.

4. Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 1, 2(Ban hành theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC –NXB Lao động – Xã hội- Hà Nội 2006.

5. Tạp chí kế toán. Info của Nguyễn Quỳnh

6. Số liệu và chứng từ của Công ty TNHH Trường Quang II

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PPT (Trang 47 -52 )

×