Bảng 2.6: Dư nợ DNVVN giai đoạn từ 2012 đến 2014

Một phần của tài liệu 0301 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 113)

10,812.75 11,331.80 519.05 4.80 13,154.40 1,822.6 0 816.0 1. Dư nợ CV NH 7,031.23 7,932.26 901.03 12.81 7,012.12 -920.14 -11.6 2. Dư nợ CV 3,781.52 3,399.54 - 381.98 -10.10 6,142.28 2,742.7 4 780.6

TAT TA r F 7 ? 7 . 7 7 7 ? CTS~1T~A KTTTΓ∏A ỈT^Tì Λ T ∙ √7 T TA T OΛ 7 O 'A Γ 1 Ẩ\

(Ngnon: Báo cáo kêt quả kinh doanh của SGD NHTMCP Ngoại thương VN 2012 - 2014)

SGD đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, triển khai kịp thời và có hiệu quả các sản phẩm tiền gửi của NHNT phù hợp, điều chỉnh lãi suất kịp thời với tình hình thị trường, đảm báo các sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhằm giữ khách hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút thêm khách hàng mới, vì thế đa phần các khoản mục đều tăng so với năm trước, như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn của năm tăng trưởng ổn định qua các năm. Riêng về khoản mục tiết kiệm có kỳ hạn, năm 2013 có giảm đối chút, 912.87 tỷ tương ứng 4.76% so với năm 2013 sau giai thời kỳ tăng lãi suất huy động của giai đoạn lạm phát 2011, SGD VCB chủ động hạ lãi suất theo chủ trương của hội sở chính VCB và NHNN, sang đến năm 2014, khi lãi suất ổn định trở lại, doanh số huy động tiết kiệm có kỳ hạn tăng trưởng ổn định trở lại, đạt 21,569.84 tỷ, tương ứng 18.04%.

Sử (lung von

Bảng 2.3 Kết quả dư nợ cho vay của SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 2012 - 2014

đương 4.80%. Đến cuối tháng 12/2014, dư nợ cho vay tại SGD quy VND đạt 13,154.40 tỷ VND, tăng 1,822.60 tỷ VND (16.08 %) so với 31/12/2013.

Tuy nhiên, nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, kết quả dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn có thay đổi trái chiều nhau. Nếu như trong năm 2013, dư nợ toàn SGD tăng so 2012 là do dư nợ CV ngắn hạn tăng trong khi CV trung dài hạn giảm thì năm 2014 lại ngược lại, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm còn CV trung dài hạn tăng trưởng ấn tượng, làm dư nợ CV toàn SGD tăng hẳn so năm trước.

Cụ thể, năm 2013 dư nợ CV tăng so 2012 là do CV ngắn hạn tăng 901.03 tỷ (12.81%) trong khi CV trung dài hạn giảm 381.98 tỷ (10.10%). Còn năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn giảm đáng kể so với năm trước, giảm 920.14 tỷ, tương đương 11.6% thì cho vay trung dài hạn lại tăng trưởng vượt bậc, tăng 2,742.74 tỷ, tương đương 80.67%. Đây là điểm đáng chú ý trong công tác sử dụng vốn để cho vay của sở giao dịch. Sở dĩ như vậy là do, thời gian qua, sở đã tích cực rà soát chất lượng tín dụng, chủ trương cho vay có chọn lọc, không chạy theo doanh số tăng trưởng, chọn lọc những khách hàng tốt có tình hình tài chính lành mạnh. Những tháng cuối năm 2014, SGD đã tập trung thu hồi nợ, giảm dư nợ đối với những khách hàng tình hình tài chính có vấn đề, thường xuyên không trả nợ đúng hạn, những khách hàng kinh doanh những ngành nghề không thuộc đối tượng ưu tiên khuyến khích cho vay. Một lý do nữa là trong năm 2014, Phòng Khách hàng đặc biệt, vốn là phòng phục vụ các khách VIP, có doanh số gửi tiền lớn cũng như có các doanh cho vay ngắn hạn như cầm cố sổ tiết kiệm tương đối lớn thì nay đã tách khỏi Sở giao dịch chuyển sang hoạt động như một chi nhánh độc lập, vì thế dư nợ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm giảm làm cho dư nợ cho vay ngắn hạn giảm theo.

Một điểm đáng ghi nhận nữa là, trong năm 2014, Sở đã rất nỗ lực tiếp cận những dự án đầu tư trung dài hạn chủ động đề nghị tài trợ hay đồng tài trợ như dự án khai thác dầu khí mỏ Nam Côn Sơn do Tập đoàn dầu khí làm chủ đầu tư, dự án liên doanh khai thác dầu khí với Algeri, hay dự án liên doanh dầu khí Malaysia mỏ PM3CAA, dự án truyền tải điện đầu tư xây dựng đường dây 500 KV Sơn La - Lai Châu...

Đây là những dự án lớn, mang tầm quốc gia, với quy mô hàng trăm triệu USD, có tính khả thi rất cao, thuộc đối tượng ưu tiên phát triển của chính phủ, đồng thời những dự án này đều được bảo lãnh bởi chính phủ hay những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước nên mức rủi ro thấp.

Ngoài ra SGD còn tăng cường triển khai nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân trung dài hạn như cho vay mua nhà dự án, cho vay xây sửa nhà, cho vay mua ô tô... với nhiều chính sách lãi suất linh hoạt, cạnh tranh nên cũng thu hút được nhiều khách hàng, đẩy dư nợ cho vay trung hạn trong năm vừa rồi tăng vọt. Điều này còn được thể hiện rõ hơn qua cơ cấu dư nợ cho vay theo phòng nghiệp vụ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4 Bảng dư nợ cho vay theo phòng SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 2012 - 2014

2012 2013 Tuyệt 2014 đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tuyệt đối Khách hàng . 5,335.68...5,753.46...... ...417.78... ....7.83....6,451.21...... . .697.75. . ....12.13. . . . .TDDNN&V.... ...785.63... . . 1,133.18.......347.55... ...44.24...1,238.26..... . ...105.08.......9.27... DTDA . 2,790.32...2,266.36...... . .-523.96. . . .-18.78. .3,489.51...... .1,223.15. .....53.97.... Khách hàng thể nhân 1,100.20 1,359.82 259.62 23.60 1,457.26 97.44 7.17 ...CáÕPGD... ...450.21... ...453.27... ...3.06... ....0.68.... ...383.06... ...-70.21... ...-15.49... Khác (Thẻ, KHĐB, CK chứng từ xuất) 415.03 365.72 -49.31 -11.88 135.10 -230.62 -63.06 Tong . 10877.0 11,331.80. '454.7... ....4.18.... 13,154.4. .1,822.60. . -

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 +/- so với năm trước Năm 2014 +/- so với năm trước Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối . (%)... Dịch vụ thẻ Đv: tỷ đồng PH thẻ mới 106.379 109.362 2.983 2,80% 111.103 1741 1,59 DS TT, rút tiền 144.753,81 160.367,22 15.613,41 10,78% 173.602,20 13.234,98 8,25 Bảo lãnh DS... PH 3.415 3.244,25 -170,75 - 5,02% 3.224,16 181,91 5,61

Năm 2014 dư nợ Phòng Đầu tư dự án và phòng Khách hàng thể nhân tăng vọt so với năm 2013, dư nợ Phòng Khách hàng thể nhân tăng chủ yếu là do dư nợ cho vay mua nhà dự án, cho vay xây sửa nhà tăng, những sản phẩm vay này đều là cho vay trung dài hạn. Vì thế. Dư nợ cho vay hai phòng Đầu tư dự án và khách hàng thể nhân tăng nên dư nợ cho vay trung dài hạn của sở giao dịch tăng vọt so với năm trước. Ở nhóm các phòng khác như thẻ, khách hàng đặc biệt, CK chứng từ xuất..., dư nợ cuối 2014 sụt giảm hơn 63% so với cuối năm 2013 do phần lớn dư nợ của nhóm này là thuộc phòng Khách hàng đặc biệt thì nay đã chuyển sang hoạt động như một chi nhánh độc lập

Dịch vụ

Nhìn chung, do những tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô năm 2013 vẫn là giai đoạn khó khăn của SGD, kể cả với các hoạt động dịch vụ, vì thế doanh số hoạt động tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế đều bị sụt giảm so với năm 2012. Chỉ có nghiệp vụ phát hành thẻ và thanh toán thẻ là tăng trưởng đều đặn qua các năm. Riêng về kinh doanh ngoại tệ, năm 2013 là năm ấn tượng của SGD với kết quả khả quan, dẫn tới thu từ kinh doanh ngoại tệ cho SGD năm 2013 là 139,16 tỷ, tăng 52,01 tỷ tương đương 59,67% so với 2012

Năm 2014 các dịch vụ ngân hàng của SGD đều có doanh số tăng trưởng khá so với năm 2013, từ dịch vụ thẻ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ.

Bảng 2.5 Các dịch vụ thẻ, TTQT, TTTM của SGD NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 2012-2014

được 7,01% DS TTXK Đv: Triệu USD 1.324,85 1017,79 -307,06 -23,17% 1183,08 104,39 9,67 ^DSTTNK... Đv: Triệu USD 2134,53 1.886,39 -248,14 -11,63% 2198,27 311,88 16,53

Kinh doanh ngoại tệ (thu nhập)

Đv: tỷ đồng

thống như thanh toán dịch vụ thẻ, thu từ phí bảo lãnh, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ là nguồn

thu nhập an toàn, bền vững, SGD đã tập trung tìm các biện pháp, giải pháp để tăng thu dịch vụ, đặc biệt SGD đã thu hút khách hàng Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dịch vụ là nguồn thu nhập an toàn, bền vững, SGD đã tập trung tìm các biện pháp, giải pháp để tăng thu dịch vụ, đặc biệt SGD đã thu hút khách hàng đang có quan hệ tín dụng để phát hành thư bảo lãnh, mở tài khoản giao dịch, và phát hành LC nhập khẩu. Cùng với chính sách ưu đãi khách hàng mang tính cạnh tranh cao, nên trong năm qua số tiền phí bảo lãnh đóng góp vào tổng thu phí dịch vụ là rất lớn. Về hoạt động thẻ, thanh toán và phát hành thẻ là một trong những thế mạnh của VCB. Với mục tiêu vươn lên đứng đầu thị phần thẻ của cả hệ thống, SGD cũng như các chi nhánh đều phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thẻ mà hội sở chính đã giao nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Về hoạt động thanh toán quốc tế, SGD vẫn duy trì một lượng khách hàng truyền thống tương đối ổn định đồng thời không ngừng tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mới. Các loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế như LC, nhờ thu, chuyển tiền... đa dạng, mang tính chuyên nghiệp cao và mang về cho SGD một lượng phí đáng kể, doanh số số tăng theo các năm như trong bảng trên

Tóm lại, trong năm qua hoạt động kinh doanh của SGD đạt được kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận mà Hội sở chính giao cho. Trong tình hình nền kinh tế còn nhiều khó khăn mà SGD đạt được kết quả như trên là điều đáng khích lệ rất lớn. Đây có thể coi là điều đáng mừng trong công tác chỉ đạo và thực hiện đường lối chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo cũng như tập thể cán bộ nhân viên toàn SGD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VN

2.2.1 Chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại VCB

Hoạt động tín dụng của mỗi NHTM đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng, có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM, bao gồm các quan điểm chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của NHTM. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo đường hướng, chỉ dẫn cho cán bộ tín

dụng. Để đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả, kiểm soát rủi ro, phát triển bền vững, hoạt động tín dụng nhất thiết phải xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm của NHTM, phát huy được các thế mạnh, khắc phục và hạn chế các điểm yếu.

• Đối tượng vay vốn và nguyên tắc cho vay

Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay của SGD VCB được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn là các DNNVV (tiêu chí xác định theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009) và phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn thỏa thuận

• Điều kiện cho vay:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNNVN, VCB, SGD VCB.

• Mức cho vay: Căn cứ theo nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và khả năng nguồn vốn của SGD VCB và quy định của pháp luật.

• Thời hạn cho vay: Căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của SGD... • Lãi suất cho vay: SGD VCB thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt,

phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt tùy thuộc vào phương án vay vốn của khách hàng, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội theo từng thời kỳ.

• Bảo đảm tiền vay: Định giá tài sản đảm bảo là khâu vô cùng quan trọng trong việc xác định hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, biện pháp bảo đảm tiền vay được xác định là biện pháp làm tăng khả năng thu hồi vốn

cho vay, chứ không phải là điều kiện đầu tiên và bắt buộc khi xem xét quyết định cho vay. Vấn đề quyết định là khả năng tự trả nợ của chính phương án, dự án vay vốn.

222 Quy trình tín dụng đối vói Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Ngoại thuong

2.2.2.1 Xác định giới hạn tín dụng

Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng số tiền hoặc hạn mức cụ thể nhất định. Số lượng tài trợ có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian khác nhau, dưới các hình thức tiền tệ khác nhau. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với các điều luật (hoặc các quy định) dựa trên các tính toán của ngân hàng về rủi ro và khả năng sinh lời.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc xác định giới hạn tín dụng được khuyến khích thực hiện trong đó nhóm khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải cho điểm, xếp hạng tín dụng, xác định giới hạn tín dụng tại lần cấp tín dụng đầu tiên và/ hoặc hàng năm do Tổng giám đốc VCB quy định theo từng thời kỳ.

2.2.2.2 Cấp tín dụng

* Cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án :

- Tiếp nhận yêu cầu vay vốn và đánh giá ban đầu - Thẩm định đề xuất tín dụng

- Phê duyệt tín dụng

- Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố và các hợp đồng liên quan - Nhập dữ liệu trên hệ thống công nghệ thông tin và lưu trữ hồ sơ

- Rút vốn vay

* Tài trợ thương mại :

- Đề xuất, phê duyệt tín dụng (trường hợp khách hàng chưa có giới hạn tài trợ thương mại)

- Ký hợp đồng và cập nhật dữ liệu, lưu trữ hồ sơ : Ngoại trừ khi phát sinh bảo lãnh, khách hàng và VCB phải ký hợp đồng bảo lãnh, khi khách hàng sử dụng các dịch vụ TTTM khác không nhất thiết phải ký hợp đồng.

- Tác nghiệp tài trợ thương mại

- Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng chủ động có kế hoạch kiểm tra, giám sát tín dụng theo lịch kiểm tra, phương thức kiểm tra

- Khi phát hiện có dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro, thực hiện chấm điểm xếp hạng lại, theo dõi và thực hiện các biện pháp xử lý theo phê duyệt...

* Điều chỉnh tín dụng :

Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu mới của khách hàng phát sinh sau thời điểm phê duyệt tín dụng, cán bộ tín dụng có thể xem xét đề xuất sửa đổi tín dụng đối với khách hàng.

*Thu nơ :

- Đối với các khoản cho vay : Cán bộ tín dụng phải thông báo nợ đến khách hàng , đôn đốc khách hàng trả nợ.

- Đối với các khoản tài trợ thương mại : Bộ phận tài trợ thương mại cũng phải thông báo tới khách hàng các khoản đến hạn đối với LC, thư bảo lãnh, hoặc chứng từ hàng xuất khẩu chiết khấu có truy đòi.

Một phần của tài liệu 0301 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 48 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w