Bảng 2.6: Dư nợ cho vay HGĐ qua các năm 2011-2013

Một phần của tài liệu 0306 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 99)

0 38.51 0

Doanh số chi trả kiều hối (USD) 63.91 0

68.99 7

76.22 2

Doanh số mua bán ngoại tệ (USD) 89.45 9 135.68 8 131.50 0 /-KT ^ TΛ r r A A 7 . 7 j -½ ^ 7∙7 7 7 9 Ẩ ∙7 1 T T ∙>' τ~∙ .

(Nguồn: Báo cáo tông kết hoạt động kinh doanh của Agribank Hải Dương năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong cơ cấu du nợ đối với các thành phần kinh tế của Agribank Chi nhánh Hải Duơng, tỷ trọng cho vay kinh tế hộ luôn chiếm tỷ lệ trên 70% tổng du nợ. Điều đó một lần nữa khẳng định chi nhánh luôn tuân thủ nghiêm túc định huớng về hoạt động kinh doanh, chiến luợc khách hàng của Agribank Việt Nam, đó là: “giữ vững và phát triển khách hàng truyền thống là kinh tế hộ với khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, cá nhân với địa bàn trọng điểm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn... ”

2.1.2.3. Tình hình cung cấp các dịch vụ khác

Bên cạnh hoạt động dịch vụ truyền thống là cho vay và huy động vốn, Ngân hàng còn triển khai nhiều loại hình dịch vụ khác bao gồm mở tài khoản, cung ứng các phuơng tiện thanh toán trong nuớc và ngoài nuớc, thực hiện dịch vụ thanh toán trong nuớc và quốc tế, đại lý Western Union, kinh doanh

vàng bạc, đá quý, kinh doanh ngoại hối, đại lý chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm tín dụng,... Agribank Chi nhánh Hải Dương luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động và thu phí dịch vụ tiếp tục tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.5: Kết quả một số hoạt động dịch vụ

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG (2011 - 2013)

2.2.1. Khái quát về kinh tế hộ gia đình trong nông nghiệp và nông thôn tỉnh Hải Dương

2.2.1.1. về nông nghiệp

Giai đoạn 2011-2013, trong điều kiện sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu; thi ên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường với tần suất ngày càng cao; diện tích đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) bị thu hẹp để phát triển hạ tầng, khu

công nghiệp và đô thị; sự dịch chuyển lao động từ làm nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp đã gây áp lực thiếu lao động vào những lúc chính vụ... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm qua ở mức khá là 2,3%/năm. - Về trồng trọt: Hoạt động trồng trọt tại tỉnh Hải Dương đã hình

thành và phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Từ năm 2010, thực hiện đề án: “Xây dựng, phát triển vùng giống lúa nhân dân” toàn tỉnh đã xây dựng được 416 mô hình sản xuất lúa tập trung qui mô từ 3 ha trở lên, với tổng diện tích 6.989,5 ha, trong đó có 22 mô hình có qui mô trên 50ha. Năng suất tại những vùng tập trung cao hơn từ 10-15% so với ngoài mô hình

- Về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản: Hải Dương đã triển khai theo mô hình tập trung. Qui mô trang trại, gia trại phát triển khá, toàn tỉnh có khoảng 20.000 hộ chăn nuôi gia trại, chiếm tỷ trọng giá trị 35% so toàn ngành chăn nuôi. Sản xuất thuỷ sản luôn duy trì mức tăng trưởng khá, diện tích nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn 2011-2013 duy trì ở mức 10.000 ha; sản lượng năm 2012 đạt 58.412 tấn.

- Về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp: trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến được đẩy mạnh. Trong chăn nuôi, giống mới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học ngày càng mở rộng. Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo được áp dụng hiệu quả trên các loài cá truyền thống, các giống cá mới có năng suất chất lượng được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.

- Về Cơ khí hoá nông nghiệp: Những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đầu tư cho cơ giới hóa trong nông nghiệp thông qua các cơ chế chính sách hỗ trợ kinh phí nông dân mua máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Trong

giai đoạn 2008-2013 có gần 1.500 hộ nông dân được mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất với tổng số tiền được vay là 64,7 tỷ đồng, số tiền được hỗ trợ là 9,4 tỷ đồng.

- Kinh tế trang trại phát triển theo hướng đa dạng và hiệu quả hơn: Toàn tỉnh hiện có 506 trang trại. Giá trị bình quân của 01 trang trại/năm khoảng 4,4 tỷ đồng Việc mở rộng kinh tế trang trại là bước phát triển về chất của kinh tế nông hộ với việc sử dụng có hiệu quả hơn về đất đai, tiền vốn và lao động, đẩy nhanh quá trình chuyển đối cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

2.2.1.2. về nông thôn

- Việc khôi phục và phát triển các làng nghề được tỉnh hết sức quan tâm. Hiện toàn tỉnh có 50 xã có làng nghề với tổng số 61 làng nghề (trong đó có 40 làng nghề truyền thống). Các làng nghề thu hút 40.000 lao động thường xuyên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch ngành nghề nông thôn đã góp phần vào việc tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi tường nông thôn được cải thiện. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, ngân sách Nhà nước và vốn của người dân đã đầu tư vào lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 324,6 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 57 xã có hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 92%. Xây dựng 115 bãi xử lý rác tập trung để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn.

- Về xây dựng nông thôn mới: Sau gần 3 năm thực hiện chương trình, với sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, sự quyết tâm thực hiện chương trình của địa phương và của nhân dân, chương trình xây dựng nông thôn mới của Hải Dương đã có nhiều chuyển biến đáng kể: Các

chương trình thuộc nhiều lĩnh vực như điện, đường, trường, trạm, nước sạch và vệ sinh môi trường, kiên cố hoá kênh mương... thời gian qua đã được tăng cường đầu tư, từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nâng cao khả năng phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, cải thiện diện mạo nông thôn theo hướng đô thị hoá, hiện đại hoá, nâng cao phúc lợi cho nông dân.

2.2.1.3. Về nông dân

Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 235.813 hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Bình quân một hộ nông nghiệp sử dụng 0,21 ha đất trồng lúa, dưới 0,2 ha đất trồng cây lâu năm.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng lên đáng kể, năm 2008 là 11 triệu đồng/năm, năm 2012 tăng lên là 23,7 triệu đồng/năm. Chương trình xóa đói giảm nghèo được tập trung giải quyết, đến năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,26%. 77,6% hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ đun nấu bằng bếp ga công nghiệp chiếm 38,7%...

2.2.2. Hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hải Dương

2.2.2.1. Quy chế, quy định cho vay đối với hộ gia đình tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hải Dương

a) về nguồn vốn cho vay

Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm:

- Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và các tổ chức cho vay khác;

- Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước;

- Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Vốn vay Ngân hàng Nhà nước: căn cứ mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và yêu cầu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.

b) Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của Agribank Việt Nam phải đảm bảo hai nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

c) Điều kiện vay vốn

Agribank nơi cho vay xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

Hộ gia đình, cá nhân:

* Cư trú (thường trú, tạm trú) tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh Agribank cho vay đóng trụ sở.

* Cá nhân là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

* Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với Agribank Việt Nam là chủ hộ hoặc người đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: * Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh

đầy đủ theo quy định

* Kết quả kinh doanh có hiệu quả, có lãi; Trường hợp lỗ (do mới thành lập và đi vào hoạt động hoặc lỗ lũy kế) thì phải có tài liệu chứng minh được phương án khắc phục lỗ khả thi và khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn trong thời hạn cam kết

Đối với khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ

* Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại Agribank Việt Nam (trừ các khoản nợ được khoanh, nợ chờ xử lý của hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư,diêm nghiệp do gặp rủi ro bất khả kháng) và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm xem xét, quyết định cho vay

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Agribank Việt Nam.

- Đối với Doanh nghiệp Việt Nam vay vốn để đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ, NHNN Việt Nam, các điều kiện vay vốn theo Quy định này và hướng dẫn của Agribank Việt Nam.

d) Thời hạn cho vay

Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; - Khả năng trả nợ của khách hàng;

- Nguồn vốn cho vay của Agribank Việt Nam

- Thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam (Đối với tổ chức Việt Nam và nước ngoài) hoặc thời

hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam (Đối với cá nhân nước ngoài) theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

e) Lãi suất cho vay, phí và lệ phí

- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc quy định mức lãi suất cho vay, phí và lệ phí phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam, lãi suất thị trường, thể loại vay và thông lệ quốc tế.

- Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về mức lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, thời hạn điều chỉnh (tổi thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần) phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường từng thời kỳ và quy định của Agribank Việt Nam.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn định, nhưng tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng theo quy định của NHNN Việt Nam và Agribank Việt Nam.

f) Mức cho vay

- Agribank nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ (%) được cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm tiền vay (nếu khoản vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của Agribank Việt Nam để quyết định mức cho vay.

Trường hợp định giá lại tài sản bảo đảm, nếu giá trị tài sản giảm thấp so với lần định giá ban đầu thì mức cho vay hoặc dư nợ cũng phải giảm theo tương ứng.

- Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần cho một dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có tham gia của khách hàng vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, cụ thể như sau:

* Đối với cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.

Trường hợp khách hàng là hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản; khách hàng là doan h nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác vay vốn có bảo đảm bằng tài sản, nhưng được xếp hạng A theo quy định của Agribank Việt Nam, nếu vốn tự có thấp hơn quy định trên, giao cho giám đốc Agribank nơi cho vay xem xét, quyết định.

* Đối với cho vay trung hạn, dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.

* Trường hợp khách hàng vay để thực hiện các dự án (xây dựng nhà máy điện độc lập, khu đô thị mới, khu nhà ở, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp...) mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chủ đầu tư dự án phải có vốn tự có cao hơn mức 20% thì phải thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .

g) Thể loại cho vay

Agribank nơi cho vay xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm bổ sung nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng;

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng;

h) Trả nợ gốc và lãi vốn vay

- Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khả năng tài chính, thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng, Agribank nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay như sau:

* Các kỳ hạn trả nợ gốc: đối đa 12 tháng/kỳ

* Các kỳ hạn trả lãi: phải được xác định cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng: tháng/lần, quý/lần

Trong thời gian ân hạn nợ gốc, khách hàng vẫn phải trả lãi tiền vay

* Đồng tiền trả nợ và bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật

- Đối với khoản nợ vay không trả nợ gốc và lãi đúng hạn, được Agribank nơi cho vay đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và

Một phần của tài liệu 0306 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ gia đình tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w