Chuyển đổi mô hình hoạt động

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 102)

Từ 1/4 việc tái cấu trúc Cty chứng khoán (CTCK) theo Thông tư 266/2010/TT- BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính sẽ được UBCK NN tiến hành rà soát, sàng lọc. Hiện nhiều CTCK đứng trước nguy cơ rơi vào kiểm soát đặc biệt do không đáp ứng các chỉ tiêu an toàn vốn. Vì vậy các CTCK phải tính đến việc chuyển đổi mô hình kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một là mô hình combo kết hợp giữa CTCK và công ty quản lý quỹ. Việc mô hình tổ chức của CTCK hiện tại có cả mảng tự doanh, mảng môi giới và tư vấn đã gây nhiều vấn đề từ cả phía CTCK, khó khăn trong quản lý của UBCK, và lòng tin của khách hàng đối với công ty. Hoạt động tự doanh của CTCK chứa đựng nhiều rủi ro và có thể gây ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời nhiều khi sẽ gây ra những bất lợi về bất đối xứng thông tin cho khách hàng cá nhân mở tài khoản để đầu tư chứng khoán tại CTCK. Hơn nữa, CTCK đang bị ràng buộc khá lớn từ Luật chứng khoán khiến họ khó khăn trong việc phát triển các sản phẩm mới cho thị trường. Sự thành lập một công ty chuyên về tự doanh, có thể là công ty con hoặc công ty cổ phần mà CTCK chiếm cổ phần chi phối. Sẽ cho phép tách bạch các hoạt động chuyên về tự doanh chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán. Công ty tự doanh này là một pháp nhân độc lập và không bị ràng buộc đối với các quy định của Luật chứng khoán đối với CTCK nên có thể thực hiện hoạt động cho vay chứng khoán với sự môi giới và giám sát của CTCK. Thỏa thuận cho vay chứng khoán giữa công ty tự doanh và khách hàng là thỏa thuận dân sự chịu điều tiết của bộ luật dân sự chứ không bị vướng bởi luật chứng khoán. Điều này sẽ tạo điều kiện khách hàng có thêm nhiều sản phẩm trên thị trường chứng

khoán. Việc thành lập công ty tự doanh sẽ tách bạch rủi ro của công ty tự doanh với CTCK, tách bạch kết quả hoạt động giữa hai công ty nhưng ưu điểm có thể sử dụng chung đội ngũ quản trị và có sự bổ xung, hỗ trợ nhau về thông tin, trong quá trình hoạt động.

Chủ tịch Hội đồng quản trị của SSI đã tuyên bố bỏ hẳn mảng tự doanh của CTCK này từ năm 2010 và chuyển sang Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ) - SSIAM để tránh sự xung đột lợi ích với khách hàng. Với mức vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, quy mô của SSI không thua kém gì với các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) bậc trung trên thị trường. Hơn thế nữa, mô hình combo này là sự kết hợp giữa CTCK và CTQLQ, đã chứng tỏ sự linh hoạt khi đầu tư song song trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sau đợt phát hành 2.000 tỷ trái phiếu chuyển đổi (SSICB2010) đầu năm 2010, CTCK này tận dụng được nguồn vốn giá rẻ với chi phí 4%/năm để có thể kinh doanh trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao từ 12- 20%/năm (tùy từng thời điểm) hoặc tìm cơ hội đầu tư khác trên thị trường vốn

Hai là mô hình tập đoàn đầu tư. Công ty chứng khoán Kim Long (rất mạnh tay đầu tư chứng khoán niêm yết) đã gây ra một cú sốc khi bất ngờ tuyên bố chuyển đổi mô hình, bỏ giấy phép môi giới và tư vấn để trở thành Tập đoàn đầu tư Kim Long. Mặc dù cho đến nay, quyết định này chưa được Đại hội đồng cổ đông thông qua nhưng điều này cho thấy phải chăng “chiếc áo” CTCK không còn vừa với nhiều pháp nhân, hay nói cách khác, CTCK cần có mô hình hoạt động phù hợp hơn?

Bên cạnh đó, mô hình độc lập tương đối mà nhiều CTCK lớn áp dụng như Thăng Long, ACBS, Agriseco đều phải dựa trên thế “kiềng ba chân” (NHTMCP - CTCK - QLQ). Trong đó, vai trò NHTMCP là cung ứng vốn, giúp CTCK hoạt động thuận lợi trên thị trường tiền tệ, cũng như hỗ trợ tìm kiếm khách hàng cho mảng IB. Nhiệm vụ của CTCK chỉ chuyên về cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng (môi giới, tư vấn doanh nghiệp, dịch vụ cá nhân khác). Mảng đầu tư chứng khoán được chuyển giao cho CTQLQ, thường là công ty con mà CTCK hay NHTMCP sở hữu cổ phần chi phối, quản lý danh mục đầu tư và ủy thác. Lợi thế nhất của việc chuyển tự doanh sang CTQLQ là tuân thủ Thông tư 226 của Bộ Tài chính về đảm bảo an

toàn vốn cho CTCK cũng như khả năng sở hữu danh mục chứng khoán chưa niêm yết (OTC), vốn cổ phần tư nhân. Các CTCK không áp dụng theo mô hình khung này nhiều khả năng sẽ phải sáp nhập để có sức cạnh tranh tốt hơn hoặc đối mặt với nguy cơ giải thể.

Trên đây là 03 mô hình VCBS có thể tham khảo để tìm ra mô hình phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu 0334 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w