Dự án quản lý nước Bến Tre

Một phần của tài liệu thong tin phuc vu lanh dao thang 5-2018 OK (Trang 31 - 32)

- Thời gian đóng BHXH: Vẫn giữ nguyên điều kiện có đủ 20 năm đóng

14. Dự án quản lý nước Bến Tre

Thông tin cơ bản:

- Chủ đầu tư: Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 (Ban 9)

- Mục tiêu dự án:

+Mục tiêu tổng quát:

Tăng cường bảo vệ và nâng cao việc sử dụng nguồn nước để bảo vệ sản xuất ngành nông nghiệp và đời sống của nhân dân vùng Dự án không bị đe dọa bởi xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự khai thác quá mức thượng nguồn sông Mê kông.

+ Mục tiêu cụ thể:

. Ngăn triều cường và ứng phó với nước biển dâng; Kiểm soát mặn, tiêu cho 204.270 ha diện tích đất tự nhiên thuộc 9 huyện/thành phố của tỉnh Bến Tre;

. Chủ động lấy nước, tiêu nước, lấy phù sa, tháo chua, rửa phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp nuôi trồng thủy sản cho khoảng 110.442 ha đất nông nghiệp trong tổng số 137.224 ha toàn tỉnh Bến Tre, theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho 207.275 hộ dân;

. Cải thiện môi trường nước; tạo địa bàn phân bố dân cư và kết hợp giao thông thủy bộ, tạo thành mạng lưới giao thông thủy bộ liên tục trong vùng;

. Xây dựng và tăng cường hệ thống quản lý tài nguyên nước mặt tổng hợp cho tỉnh Bến Tre.

- Quyết định phê duyệt dự án: Quyết định số 412/QĐ-BNN-XD ngày 16/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổng mức đầu tư: 6.191.338.000.000 đồng (Sáu ngàn một trăm chín mươi mốt tỷ ba trăm ba mươi tám triệu đồng).

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn ODA, vốn vay ưu đãi (vốn vay Chính phủ Nhật Bản): 24.260.849.000 JPY (Quy đổi VNĐ: 5.262.657.000.000 đồng; Quy đổi USD: 239.714.000 USD).

+ Nguồn vốn đối ứng (ngân sách Trung ương): 928.681.000.000 đồng (Quy đổi JPY: 4.281.219.000 JPY; Quy đổi USD: 42.301.000 USD).

- Địa điểm thực hiện dự án: Thuộc tỉnh Bến Tre.

- Diện tích sử dụng đất: Khoảng 17,3 ha.

Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính: Dự án gồm hai hợp phần

- Hợp phần 1: Xây dựng các cống

Xây dựng 08 cống và 01 trạm bơm: (i) 05 cống trên địa bàn Bắc Bến Tre: An Hóa, Thủ Cửu, Bến Tre, Tân Phú, Bến Rớ; (ii) 03 cống trên địa bàn Nam Bến Tre: Cái Quao, Vàm Nước Trong (Mỏ Cày Bắc), Vàm Thơm (Mỏ Cày Nam); (iii) 01 Trạm bơm điện Tân Phú.

Quy mô xây dựng 08 cống: Tân Phú, Bến Rớ, An Hóa, Bến Tre, Thủ Cửu, Vàm Nước Trong, Vàm Thơm, Cái Quao.

Quy mô trạm bơm điện Tân Phú: công suất 20m3/s (tương đương 72.000m3/h), bao gồm 8 tổ máy có công suất 12.400 m3/h (6 tổ máy chính và 2 tổ máy dự phòng).

- Hợp phần 2: Hệ thống giám sát và quan trắc:

Lắp đặt 56 trạm quan trắc đo mực nước và độ mặn tự động bao gồm:

+ 08 trạm tại 8 cống xây dựng mới thuộc Dự án;

+ 03 trạm tại các điểm lấy nước ở Nam Bến Tre;

+ 20 trạm tại các điểm quan trắc do Công ty Quản lý và khai thác công trình Thủy lợi tỉnh Bến Tre đang quản lý;

+ 01 trạm dọc sông Ba Lai;

+ 05 trạm tại nội đồng gần với điểm cấp nước đô thị ở Bắc Bến Tre;

+ 03 trạm nội đồng ở Bắc Bến Tre; + 03 trạm hiện trạng dọc sông Tiền ở Bắc Bến Tre;

+ 07 trạm nội đồng ở Nam Bến Tre; + 06 trạm hiện trạng do Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ quản lý.

Ủy ban nhân dân tỉnh

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu biểu hiện ngày càng rõ nét, đã thực sự tác động đến nhiều mặt của đời sống người dân, gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường. Đặc biệt là hiện tượng El-Nino và các loại hình thiên tai mang tính cực đoan xảy ra ngày càng nhiều hơn, gây thiệt hại về người, tài sản và tác động rất lớn đến nền kinh tế. Đáng chú ý là tình hình xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng, khốc liệt vào mùa khô năm 2015-2016, với độ mặn tăng cao đột ngột và xâm nhập sâu hơn so với lịch sử trung bình nhiều năm. Tại tỉnh Bến Tre, vào cuối tháng 3/2016, độ mặn 40/00 đã xâm nhập cách các cửa sông khoảng từ 50-70km, độ mặn 10/00 xâm nhập trên phạm vi gần như toàn tỉnh (162/164 xã, phường, thị trấn). Gây thiệt hại trong sản xuất của ngành Nông nghiệp 1.794 tỷ đồng, trong đó trồng trọt 1.574 tỷ đồng, thủy sản 220 tỷ đồng; trên 41.325 hộ dân bị ảnh hưởng về nước sạch sinh hoạt (31.915 hộ thiếu dụng cụ chứa nước; 1.841 hộ trong khu vực không có xe đổi nước; 5.086 hộ không có nguồn nước khác thay thế; 2.483 hộ có ao mương vườn bị khô kiệt hoặc nhiễm mặn).

Qua công tác phòng chống, ứng phó với hạn mặn mùa khô năm 2016, tỉnh Bến Tre đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là phải huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, huyện đến xã và toàn thể nhân dân. Đồng thời, phải thực hiện đồng bộ cả 2 giải pháp công trình và phi công trình. Đặc biệt là vai trò tích cực, chủ động của người dân trong thực hiện các giải pháp phòng chống, ứng phó đối với hạn hán, xâm nhập mặn là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, phải nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, dự báo tình hình xâm nhập mặn, trong đó chú trọng thực hiện dự báo sớm, dài hạn để phục vụ

Một phần của tài liệu thong tin phuc vu lanh dao thang 5-2018 OK (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)