Ba tổ chức cộng sản ra đời và việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu lịch sử VN 1919 1930 (Trang 31 - 36)

1. Sự xuất hiện của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam

Vào cuối những năm 20, Bắc Kì là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh hơn cả so với các vùng khác trong cả nước. Tại đây, hai tổ chức HVNCMTN và VNQDĐ đang ra sức hoạt động nhằm lôi kéo và tranh giành quần chúng. Trong khi VNQDĐ đang ngày càng tỏ ra lúng túng về phương thức hoạt động, thì tổ chức HVNCMTN hoạt động ngày càng có hiệu quả cao. Số hội viên HVNCMTN ở Bắc Kì đã phát triển khá đông(chiếm 900/1.600 hội viên trong cả nước). Hơn thế nữa, thông qua phong trào “Vô sản hoá”, và nhất là chịu tác động trực tiếp của phong trào cộng sản qua con đường Trung Quốc dội vào, nhiều hội viên Thanh Niên tiên tiến – là những học trò xuất sắc của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – đã sớm nắm bắt được các yêu cầu của thời cuộc và nhanh chóng nhận thấy sự cấp thiết phải thành lập một ĐCS để thay thế HVNCMTN lãnh đạo và đưa phong trào cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên.

Để xúc tiến chuẩn bị thành lập ĐCS, tháng 3/1929, những hội viên tích cực nhất của HVNCMTN Bắc Kì đã nhóm họp tại số nhà 5D phố Hàm Long(Hà Nội), quyết định thành lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên, gồm 7 người là: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Cung, Đỗ Ngọc Du, Dương Hạc Đính và Nguyễn Tuân.

Dưới sự lãnh đạo của Chi bộ cộng sản, cuối tháng 3/1929, Kì bộ HVNCMTN Bắc Kì đã họp Đại hội tại Sơn Tây. Đại hội đã trao đổi, thảo luận nhiều ý kiến và đi tới thống nhất chủ trương thành lập ĐCS của những người lãnh đạo Kì bộ; đồng thời quyết định cử một đoàn đại biểu gồm 4 người do Trần Văn Cung(Bí thư Kì bộ) phụ trách đi dự Đại hội lần thứ I của HVNCMTN sẽ tổ chức ở Hương Cảng.

Đầu tháng 5/1929, tại Đại hội I của HVNCMTN, Đoàn đại biểu Kì bộ Bắc Kì đã đưa ra đề nghị giải tán tổ chức Thanh Niên và thành lập ĐCS. Nhưng đề nghị đó không được chấp thuận. Đoàn đại biểu Kì bộ Bắc Kì đã bỏ Đại hội ra về.

Sau khi trở về nước, ngày 1/6/1929, Đoàn đại biểu Kì bộ Bắc Kì đã ra Tuyên Ngôn giải thích lý do vì sao họ rời bỏ Đại hội, và chỉ rõ những điều kiện để thành lập một chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã chín muồi. Tuyên Ngôn viết:

“1- Ở Việt Nam tư bản đã rất phát đạt và bắt đầu nhóm vào một số ít người(tư bản tập trung). 2- Vô sản giai cấp ở Việt Nam ngày càng đông và càng giác ngộ; nông dân nghèo cũng một ngày một nhiều.

Từ sự phân tích đó, bản Tuyên Ngôn nhấn mạnh: “Phải tổ chức ngay Đảng Cộng sản thì mới dẫn đạo cho vô sản giai cấp làm cách mệnh được”.

Tuyên Ngôn của Đoàn đại biểu Kì bộ Bắc Kì đã có sức hút mạnh đối với các hội viên HVNCMTN, nhiều hội viên đã hăng hái xin gia nhập Chi bộ Cộng sản. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên(Hà Nội), với sự tham dự của 20 đại biểu ưu tú của Kì bộ Thanh Niên. Sau khi ra đời, Đông Dương Cộng sản Đảng tuyên bố Tuyên Ngôn, Điều Lệ và phát hành báo Búa Liềm làm cơ quan tuyên truyền của Đảng. Bản Tuyên Ngôn nêu rõ Đông Dương Cộng sản Đảng là đảng đại biểu cho giai cấp vô sản, bao gồm những người giác ngộ và tiên tiến hơn cả. Đảng bênh vực quyền lợi cho “toàn thể vô sản giai cấp, dân cày nghèo và tất cả những người làm lụng bị bóc lột và đè nén”. Bên cạnh công tác tuyên truyền, Đông Dương Cộng sản Đảng còn cử người đi vào Nam Kì và về các địa phương để xây dựng và phát triển cơ sở Đảng. Do đó, đến tháng 8/1929, nhiều cơ sở Đảng, nhất là ở Bắc Kì, đã được thành lập.

Trước ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của Đông Dương Cộng sản Đảng, Tổng bộ Thanh Niên và Kì bộ Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng vào tháng 7/1929. An Nam Cộng sản Đảng xuất bản báo “Đỏ” ở Hương Cảng, rồi gửi về nước để truyền bá trong nhân dân.

Cùng với quá trình phân hoá trong HVNCMTN dẫn tới sự ra đời của hai tổ chức cộng sản, xu hướng XHCN ngày càng lôi cuốn và tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số đảng viên Tân Việt. Các đại biểu Tân Việt chân chính họp tại Sài Gòn(9/1929), đã ra Tuyên Đạt chính thức thành lập ra Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Ngày 31/12/1929, một số đại biểu ưu tú của TVCMĐ như Trần Hữu Chương, Nguyễn Xuân Thanh, Nguyễn Khoa Văn, Trần Đại Quả, Ngô Đức Đệ… đã họp mặt trên một con thuyền trên sông Đò Trai(Đức Thọ) để thảo luận và thông qua các văn kiện của Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Cuộc họp bị lộ, tất cả các đại biểu tham dự họp đều bị bắt, rồi đưa về giam tại nhà lao Vinh. Đến đây, quá trình phân hoá trong nội bộ tổ chức TVCMĐ coi như kết thúc.

Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản vào nửa sau năm 1929 khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. Nó chứng tỏ hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc. Sự kiện đó cũng chỉ ra rằng những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong phạm vi cả nước.

2. Thống nhất phong trào cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản và đều tự nhận mình là đảng cách mạng chân chính. Tuy nhiên, trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng, các tổ chức cộng sản không tránh khỏi tranh giành ảnh hưởng, công kích lẫn nhau. Đông Dương Cộng sản Đảng cho An Nam Cộng sản Đảng là “hoạt đầu, giả cách mạng”; An Nam Cộng sản Đảng lại cho Đông Dương Cộng sản Đảng chưa “thật sự là cộng sản”, “chưa thật sự là Bônsêvich”…

Tình hình đó gây tổn hại lớn cho sự phát triển của phong trào cách mạng, vừa gây nên tâm trạng nghi ngờ hoang mang trong quần chúng.

Ngày 27/10/1929, Quốc tế Cộng sản đã gửi cho những người Đông Dương một bức thư, trong đó yêu cầu các tổ chức cộng sản phải chấm dứt sự chia rẽ công kích lẫn nhau, đồng thời xúc tiến hợp nhất thành một chính đảng duy nhất ở Đông Dương. Thực hiện Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử đại diện sang Hương Cảng tiếp xúc và bàn việc hợp nhất với An Nam Cộng sản Đảng. Trong các cuộc gặp gỡ, mỗi bên đã đưa ra những yêu cầu mà bên kia không thể chấp nhận được. Kế hoạch hợp nhất do hai đảng chủ động đề ra do đó đã không đạt kết quả.

Đúng vào thời điểm khó khăn, phức tạp ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện như một vị cứu tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam.

Sau vụ phản loạn của Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, từ tháng 4/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu sang Liên Xô và tiếp tục hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Cuối năm 1927, Người qua Đức, Pháp, rồi trở về Xiêm. Tại đây, Người ra sức tuyên truyền, giác ngộ và xây dựng các cơ sở HVNCMTN trong kiều bào Việt Nam.

Đầu tháng Giêng năm 1930, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng để triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một ĐCS duy nhất ở Việt Nam.

Hội nghị có 5 đại biểu, hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng(Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng(Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tại phiên họp ngày 3/2/1930, các đại biểu đã nhất trí hợp nhất Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành ĐCS Việt Nam, đồng thời thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ tóm tắt của Đảng.

Bản Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định ĐCS Việt Nam “là đội tiên phong của vô sản giai cấp”. Đảng chủ trương tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.

Nhiệm vụ của cuộc cách mạng đó là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc, thành lập chính phủ công nông binh. Chính phủ đó sẽ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc phong kiến để chia cho nông dân nghèo, quốc hữu hoá các sản nghiệp, mở mang phát triển công nông nghiệp, thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng nam nữ, thi hành luật ngày làm 8 giờ…

Để hoàn thành được mục tiêu trên, “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa vững vào hạng dân cày nghèo”. Đồng thời lại “phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để lôi kéo họ về phe vô sản giai cấp. Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa là làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.

Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và thông qua tại Hội nghị đã vạch ra phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng XHCN. Đường lối đó là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Sau Hội nghị hợp nhất Đảng, ngày 24/2/1930, theo đề nghị của Đông Dương Cộng sản liên đoàn, Ban chấp hành TW lâm thời của ĐCS Việt Nam đã chấp thuận kết nạp tổ chức cộng sản này vào Đảng. Như vậy, phải tính đến ngày 24/2/1930, việc hợp nhất giữa 3 tổ chức cộng sản thành 1 chính đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam mới được hoàn tất trên thực tế.

ĐCS Việt Nam là kết quả của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại, với phong trào công nhân, và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng, chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ đây, giai cấp công nhân thật sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất trong cả nước. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân có sự mệnh lãnh đạo toàn thể dân tộc và nhân dân vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ vinh quang. Sự ra đời của Đảng ngày 3/2/1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam trong mấy chục năm qua. Đây là khâu chuẩn bị quan trọng đầu tiên cho một thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc.

Với sự ra đời của Đảng, cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới, và dân tộc Việt Nam từ đây sẽ từng bước tiến lên hội nhập vào phong trào cách mạng thế giới. IV. Khởi nghĩa Yên Bái và những cố gắng cuối cùng của Việt Nam quốc dân đảng.

1. Khởi nghĩa Yên Bái

Từ đầu tháng 2/1929, nhân vụ án Bazin, thực dân Pháp ra sức truy lùng, bắt bớ những người yêu nước và phá vỡ hang loạt những cơ sở cách mạng của VNQDĐ ở Hà Nội và các tỉnh. Số phận VNQDĐ đang mấp mé bên bờ vực thẳm.

Trước tình thế nguy cấp, những người lãnh đạo Tổng bộ cho rằng không thể cứ ngồi yên chịu chết, mà phải đứng lên sống mái với quân thù. Từ cách nhìn nhận đó, Nguyễn Thái Học đã quyết định triệu tập hội nghị đại biểu toàn quốc của VNQDĐ ngày 17/9/1929 tại Lạc Đạo(Hải Dương) để bàn bạc và thống nhất kế hoạch khởi sự. Trong Hội nghị này, xuất hiện 2 phái: phái Cải Tổ và

phái Khởi Nghĩa. Phái chủ trương khởi nghĩa do Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu đứng đầu chiếm ưu thế trong hội nghị. Tiếp theo hội nghị đại biểu toàn quốc, VNQDĐ còn tổ chức một cuộc họp nữa ở Bắc Ninh để hoạch định thời gian và phương thức tiến hành khởi nghĩa. Theo kế hoạch đã được thống nhất, VNQDĐ sẽ tổ chức khởi nghĩa ở các nơi và cùng lúc đánh vào các đô thị lớn là những trung tâm quân sự của Pháp. Lực lượng khởi nghĩa chủ yếu gồm anh em binh lính là người của Đảng trong quân đội của Pháp, đồng thời phối hợp với lực lượng của Đảng ở bên ngoài. Vũ khí một phần do các cơ sở của Đảng chế tạo, phần còn lại phải cướp từ tay giặc. Thời gian khởi nghĩa ấn định vào ngày 9/2/1930. Theo phân công của Đảng, Nguyễn Thái Học trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở ba tỉnh đồng bằng: Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An; còn Nguyễn Khắc Nhu chịu trách nhiệm tổ chức cuộc khởi nghĩa ở ba tỉnh trung du: Sơn Tây, Phú Thọ, Yên Bái.

Sau 2 hội nghị ở Lạc Đạo và Bắc Ninh, công tác chuẩn bị khởi nghĩa được triển khai và đẩy mạnh ở các địa phương. Các xưởng chế bom được lập ra tại các tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, và đã sản xuất được hàng nghìn quả bom xi măng. Ngoài ra, VNQDĐ còn tổ chức rèn dao, kiếm, mã tấu và đưa đi cất giấu ở những nơi kín đáo chờ ngày khởi sự. Các cơ sở may cờ, quân phục và in truyền đơn cũng làm việc liên tục ngày đêm.

Giữa lúc công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa đang được tiến hành khẩn trương thì một số biến cố đã xảy ra, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của VNQDĐ. Điển hình là vụ nổ bom do sơ suất khi chế tạo đã làm chế 3 đảng viên VNQDĐ ở Bắc Ninh (3/9/1929), và nhất là vụ phản bội của Phạm Thành Dương (tức Đội Dương) ngày 25/12/1929 tại Hội nghĩ Võng La (Phú Thọ). Những sự cố này đã buộc Pháp cảnh giác, tăng cường các cuộc lùng sục, khủng bố, đẩy VNQDĐ đến nguy cơ khởi nghĩa non.

Để đối phó với tình hình, ngày 26/1/1930, Nguyễn Thái Học lại triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại làng Mỹ Xá (Nam Sách – Hải Dương) để khẳng định lại chủ trương khởi nghĩa, đồng thời kiểm tra và thúc đẩy tiến độ thực hiện các công việc chuẩn bị khởi nghĩa. Trên cơ sở phân tích tình hình của Đảng, Nguyễn Thái Học nhận xét: “Đảng chúng ta (tức VNQDĐ – TG) có thể tiêu ma hết lực lượng. Một khi lòng sợ sệt đã chen vào đầu óc quần chúng kiến họ hết hăng hái, hết tin tưởng thì phong trào cách mạng có thể nguội lạnh như đám tro tàn, rồi người của Đảng cũng sẽ liên tiếp bị bắt dần, vô tình đã xô đẩy anh em vào cái chết lạnh lùng mòn mỏi ở các phòng ngục trại giam. Âu là chết đi để thành cái gương phấn đấu cho người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân”.

Căn cứ vào kết quả chuẩn bị khởi nghĩa ở các địa phương, Nguyễn Thái Học đã bàn bạc với các đồng chí, quyết định hoãn thời gian khởi nghĩa tại 3 tỉnh miền xuôi đến ngày 15/2/1930.

Đúng như kế hoạch đã định, đêm ngày mồng 9, rạng ngày 10/2/1930, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở Yên Bái. Quân khởi nghĩa đã chiếm được trại lính cơ số 5 và 6, giết được một số sĩ quan và hạ sĩ quan người Pháp. Nhưng họ vẫn không lôi kéo được toàn bộ lính khố xanh, và không làm chủ được tình hình chiến sự ở Yên Bái.

Sáng ngày 10/2, Pháp tập trung lực lượng (có máy bay yểm trợ) tổ chức phản công chiếm lại các

Một phần của tài liệu lịch sử VN 1919 1930 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w