4 25.472 41, 8 10,92
năm, trong đó phí tín dụng và phí từ dịch vụ thanh toán, ngân quỹ chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2012, thu dịch vụ ròng đạt 16.190 triệu đồng, đạt 101% so với kế hoạch được giao; năm 2013, thu dịch vụ ròng tăng 41,8% so với năm 2012, đạt 22.964 triệu đồng, vượt 13% so với kế hoạch được giao; năm 2014 thu dịch vụ ròng đạt 25.472 triệu đồng, tăng 10,92% so với năm 2013, và vượt 5% so với kế hoạch được giao. Năm 2014 do mặt bằng lãi suất giảm và tỷ giá không có nhiều biến động như năm 2013 nên lượng phí thu được của chi nhánh tuy có tăng nhưng tỷ lệ không cao. Thậm chí chỉ tiêu thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ khác còn có xu hướng giảm.
2.1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Mỹ Đình
-I- Mục đích cho vay
Khách hàng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Mỹ Đình hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp với rất nhiều loại hình phong phú đa dạng: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tu nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Chi nhánh cung cấp các loại sản phẩm cho doanh nghiệp căn cứ theo mục đích vay vốn.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: chi nhánh bảo đảm cho doanh nghiệp vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, khách hàng và ngân hàng thỏa thuận thời hạn hết hiệu lực của hạn mức tín dụng.
- Cho vay theo món với thời hạn ngắn: với hình thức này, chi nhánh và khách hàng ký kết các hợp đồng ứng với mỗi lần vay vốn.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: hình thức này khách hàng được cung cấp một hạn mức thấu chi nên khách hàng có thể chi vượt quá số tiền trên số tài khoản của khách hàng tại chi nhánh trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này áp dụng với những khách hàng VIP.
- Cho vay ngắn theo hạn mức: khách hàng và chi nhánh sẽ thỏa thuận hạn mức tín dụng duy trì trong thời gian cố định.
- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay ngân hàng cam kết cùng các tổ chức tài chính khác đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp.
- Cho vay theo dự án đầu tư : là hình thức cho vay ngân hàng sẵn sàng hỗ trợ về vốn và tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư các dự án trung và dài hạn.
-I- Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay với khách hàng doanh nghiệp
❖Cở sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động
Luật hợp tác xã năm 2000. Các nghị định của Chính Phủ như: Nghị định 02/NĐ-CP ngày 3/2/2006 của Chính Phủ về đăng kí kinh doanh; nghị định 109/NĐ-CP ngày 2/4/2004 và nghị đinh 88 ngày 29/08/2006 của Chính Phủ sửa đổi Nghị định 02/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh; Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2002 của Chính Phủ về các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chỉ thị số 27/2003/CT-TTgCP ngày 11/12/2003 của thủ tướng Chính Phủ về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Luật doanh nghiệp và khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chỉ thị 40/CT-TTgCP ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính Phủ về tiếp tục đẩy mạnh trợ giúp phát triển doanh nghiệp.
❖Cở sở pháp lý của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trước hết phải được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu tại các văn bản sau:
Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành kèm theo quy chế cho vay đối với khách hàng.
Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay kèm theo Quyết đinh 1627/QĐ-NHNN.
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của NHNo&PTNT Việt Nam.
-I- Điều kiện cho vay
Doanh nghiệp xin vay trước hết phải trình cho ngân hàng các bộ hồ sơ theo yêu cầu : hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn. Để có thể trả lời được câu hỏi có cho vay hay không, ngân hàng cần căn cứ vào điều kiện vay vốn, có nghĩa là các doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể như sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự: theo Điều 86 Bộ luật Dân sự 2005 quy định năng lực pháp luật dân sự phát sinh từ thời điểm đuợc cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật tính từ thời điểm đăng ký.
- Mục đích vay vốn hợp pháp
- Có dự án đầu tu, phuơng án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả
Thực hiện đúng các thủ tục về đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật và của NHNo&PTNT Việt Nam.
-I- Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp
❖ Quy trình cho vay
Cụ thể, hiện nay, Chi nhánh Mỹ Đình đang thực hiện cho vay theo quy trình tín dụng đuợc quy định tại quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 và quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của HĐTV NHNo&PTNT Việt Nam. Để cụ thể hóa quy trình đó, ban lãnh đạo Chi nhánh Mỹ Đình đã soạn thảo ra các quy định chi tiết về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh. Kèm theo đó là những quy định về đảm bảo quy trình quản lý rủi ro cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp. Cụ thể quy trình này nhu sau:
a. Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng
Đây là buớc mà các cán bộ tín dụng thực hiện tiếp thị khách hàng và huớng dẫn lập hồ sơ vay vốn. Nhìn chung, hồ sơ vay vốn bao gòm hồ sơ pháp lý và hồ sơ vay cụ thể:
> Đối với hồ sơ pháp lý:
Các tài liệu trong bộ hồ sơ này phải chứng minh đuợc năng lực pháp luật và năng lực hành vi nhân sự của doanh nghiệp, nên nhất thiết phải gồm có: - Giấy đăng kí kinh doanh
- Quyết định thành lập
- Điều lệ công ty
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng. - Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên.
- Biên bản họp của hội đồng quản trị hoặc văn bản ủy quyền của các
thành viên về việc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp thực hiện giao dịch với Chi nhánh như việc vay nợ, cầm cố,...
- Giấy phép đầu tư và liên doanh.
- Vốn điều lệ theo quy định của ngân hàng. - Đăng kí mã số thuế.
- Các văn bản khác theo quy định của ngân hàng
> Đối với hồ sơ về khoản vay: gồm dự án và phương án vay vốn
- Đơn đề nghị vay vốn. - Mục đích của việc vay vốn.
- Nêu ra hiệu quả của dự án vay vốn. - Kế hoạch trả nợ ( gồm cả gốc và lãi).
- Các báo cáo tài chính trong ba năm gần nhất. - Thuyết minh báo cáo tài chính.
- Báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh .
Bước tiếp theo là tiến hành thẩm định khách hàng, căn cứ vào Hồ sơ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành thẩm định các điều kiện tín dụng bao gồm đánh giá tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá, phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phân tích hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp; phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng. Sau khi thẩm định các điều kiện tín dụng, cán bộ tín dụng lập báo cáo đề xuất tín dụng và báo cáo thẩm định TSBĐ trình lãnh đạo bộ phận quan hệ khách hàng ghi ý kiến và ký kiểm soát. Sau đấy, là bước phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng do các cấp lãnh đạo của bộ phận tín dụng và Chi nhánh thực hiện. Giai đoạn này sẽ quyết định
khoản cấp tín dụng nào phải thẩm định rủi ro và khoản cấp tín dụng nào không phải thẩm định rủi ro. Riêng đối với các DN siêu nhỏ và DN mới thành lập chưa có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín đối với ngân hàng, thì hiện nay, Chi nhánh Mỹ Đình vẫn thực hiện thẩm định rủi ro đối với mọi khoản vay.
b. Thẩm định rủi ro (chỉ áp dụng đối với những khoản cấp tín dụng phải thẩm định rủi ro)
Sau khi Báo cáo đề xuất tín dụng được phê duyệt đồng ý đề xuất, cán bộ tín dụng bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng cho bộ phận quả n lý rủi ro cùng với Báo cáo đề xuất tín dụng để thẩm định rủi ro. Bộ phận quản lý rủi ro kiểm tra và nghiên cứu danh mục hồ sơ, yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, sau khi đầy đủ hồ sơ, bộ phận quản lý rủi ro tiền hành thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro trình cấp lãnh đạo phê duyệt rủi ro tín dụng. Trường hợp các khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh thì Chi nhánh phải trình Hội sở chính thực hiện phê duyệt.
c. Phê duyệt cấp tín dụng
Đối với những khoản tín dụng phải thẩm định rủi ro thuộc thẩm quyền của Chi nhánh thì bộ phận tín dụng căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng để soạn thảo Quyết định cấp tín dụng. Đối với những khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội sở chính thì văn bản chấp thuận cấp tín dụng của Hội sở chính là Quyết định cấp tín dụng. Đối với trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro khi cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng ký duyệt đồng ý trên Báo cáo đề xuất tín dụng được coi là Quyết định cấp tín dụng.
Tiếp đến, cán bộ tín dụng thực hiện thông báo và đàm phán với khách hàng, nếu khách hàng đồng ý với các điều kiện tín dụng do ngân hàng đề ra thì bộ phần này tiến hành soạn thảo các hợp đồng liên quan; hai bên thực hiện ký kết hợp đồng và hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân và thủ tục liên quan đến TSĐB.
d. Giải ngân
Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ để tiếp nhận Hồ sơ đề xuất giải ngân từ khách hàng, kiểm tra mục đích, điều kiện giải ngân của khách hàng, kiểm tra hạn mức còn lại, kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân và nhập dữ liệu vào hệ thống IPCAS.
e. Giám sát và kiểm soát
Đây là một bước hậu giải ngân nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong quy trình cấp tín dụng, vì nó đảm bảo công tác quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả của ngân hàng, giúp cho ngân hàng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro tiềm ẩn đối với các khoản vay có dấu hiệu xấu, kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm thiểu rủi ro và các thiệt hại có thể xảy ra. Quy trình, nhiệm vụ của các bộ phận như sau:
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm lập bảng theo dõi khoản vay, định kỳ 03 tháng (đối với vay ngắn hạn), 06 tháng (đối với vay trung và dài hạn) cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoặc tiến hành kiểm tra đột xuất nếu khoản vay có dấu hiệu xấu hay nghi ngờ khách hàng có dấu hiệu sai phạm. Các nội dung chính cần kiểm tra là: mục đích sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, việc thực hiện các cam kết với ngân hàng, thực trạng TSĐB của doanh nghiệp, và một số nội dung khác tùy tình hình thực tế. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải tiến hành đánh giá lại khách hàng định kỳ, thực hiện phân loại nợ theo quy định, thực hiện đánh giá lại TSĐB.
Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bộ phận tín dụng đồng thời phải thường xuyên theo dõi, phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, TSĐB của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn. Khi phát hiện các dấu hiệu các dấu hiệu rủi ro hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu, cán bộ tín dụng phải báo cáo ngay
cho cấp lãnh đạo. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của cấp lãnh đạo, cán bộ tín dụng tiến hành triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, nợ lãi. Ngoài ra, bộ phận tín dụng còn chịu trách nhiệm đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu, đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng.
Bộ phận Quản lý rủi ro cũng tham gia vào quá trình giám sát và kiểm soát các khoản vay của doanh nghiệp như: phối hợp với bô phận tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản vay có dấu hiệu bất thường, hoặc các khoản vay bắt đầu chuyển sang nhóm nợ xấu. Bộ phận này thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR, quản lý danh mục các khoản nợ xấu và quản lý rủi ro theo quyết định số 469/QD-HĐTV-XLRR ban hành ngày 30/3/2012 của NHNo&PTNT Việt Nam.
f. Điều chỉnh tín dụng
Đây là bước thực hiện các đề xuất điều chỉnh tín dụng dựa trên các thông tin có được trong quá trình theo dõi, giám sát khách hàng. Ngân hàng có thể thực hiện các điều chỉnh về hạn mức tín dụng, điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ, điều chỉnh các điều kiện tín dụng về TSĐB, v.v...
g. Thu nợ, lãi
Ngân hàng thực hiện thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi khi đến kỳ hạn; và thực hiện thu gốc, lãi theo quy định của Chi nhánh.
h. Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Trong trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn sau khi đã được thông báo, đôn đốc, ngân hàng tiến hành thay đổi các chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi, ngừng cho vay mới, bổ sung TSĐB, v.v.; thực hiện trích tài khoản tiền gửi của khách hàng, lập ủy nhiệm thu qua các ngân hàng khách mà khách hàng mở tài khoản, hoặc tiến hành phát mại TSĐB để thu hồi nợ.
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
Tuyệt đối Tương đối
Bộ phận tín dụng thực hiện giao trả TSĐB cho doanh nghiệp, soạn thảo thanh lý hợp đồng; sau đó tiến hành cập nhật các thông tin vào hệ thống IPCAS liên quan đến thanh lý hợp đồng. Bên cạnh đó, các bộ phận cũng phối hợp với nhau rà soát lại nợ gốc, lãi đã thu để đảm bảo thu đủ, đúng.
❖ Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với ngân hàng cho vay như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ng ân hàng cho vay. Hiện nay, chi nhánh Mỹ Đình thực hiện chấm điểm tín dụng đối với các DN theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông