II. AFGANISTAN DƯỚI CHẾ ĐỘ HỒI GIÁO CỰC ĐOAN TALIBAN
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI THOÁT SỰ BẾ TẮC CỦA MỘT XÃ HỘI THẤT BẠI TẠI TRUNG ĐÔNG?
HỘI THẤT BẠI TẠI TRUNG ĐÔNG?
Nguyên nhân chính đưa đến sự bế tắc của các quốc gia Hồi Giáo Trung Đông là không có sự phân cách giữa tôn giáo với chính quyền. Thông thường trong những quốc gia sùng đạo, các Mullahs (học sĩ Hồi Giáo) là những nhà lãnh đạo chính trị. Họ nhân danh tôn giáo để hô hào thánh chiến, thực chất là đề cao những hành vi chém giết thô bạo.
Trong các nước Hồi Giáo sùng tín, người ta không thể phân biệt được ranh giới giáo quyền với chính quyền, cũng không thể phân biệt được đâu là giáo luật và đâu là luật pháp quốc gia.
Trong thế kỷ 19, nhiều trí thức Hồi Giáo đã nhìn thấy điều đó và họ đã viết sách để lên tiếng đòi cải cách xã hội Hồi Giáo. Một trong những người đó là triết gia Ai Cập Fouad Zakariya. Theo ông, điều tiên quyết để cứu các nước Hồi Giáo Ả Rập là phải “tách rời đền thờ ra khỏi quốc gia” (Seperation of Mosque from State). Người ta gọi chủ thuyết này là Chủ Nghĩa Thế Tục Hóa Xã Hội (Secularism). Zakariya ca ngợi Phong Trào Khai Sáng (Enlightenment) ở Âu Châu thế kỷ 18 đã giải cứu xã hội thoát ra khỏi sự kìm kẹp của giáo hội La Mã bằng chủ thuyết thế tục hóa để đi tới sự phân lập rõ rệt giữa chính quyền và giáo hội. Chính nhờ đó Âu Châu đã trở nên hùng mạnh và đó là chìa khóa đưa đến một xã hội tiến bộ dân chủ. Mọi chủ trương bảo thủ đều có hậu quả biến Hồi Giáo thành công cụ tạo lập nên những chế độ của các bạo chúa.
Zakariya dám đưa ra những nhận định táo bạo: Thế giới Ả Rập không thể nào xây d ựng được một xã hội văn minh tiến bộ nếu cứ khư khư giữ lấy những tư tưởng lạc hậu của thời kỳ bộ lạc ở sa mạc vào thế kỷ thứ 7 (thời của giáo chủ Muhammad lập đạo)!
Ông cũng nêu rõ: dù bất cứ là tôn giáo nào thì luôn luôn tôn giáo cũng chỉ là một sự sùng bái có tính riêng tư của các cá nhân mà thôi. Không ai có quyền đem cái sự sùng bái riêng tư đó áp đặt lên cả quốc gia để buộc mọi người cũng phải sùng bái như họ.
Cái điều vô lý đó hiện đang xảy ra phổ biến tại các nước Ả Rập. Ông kêu gọi mọi người đứng lên đập tan các chế độ Hồi Giáo bảo thủ để giải phóng xã hội Hồi Giáo lạc hậu.
Những lời kêu gọi của Fouad Zakariya đã được nhiều chính trị gia hưởng ứng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Iran:
1. MUSTAPHA KEMAL - Ông sinh năm 1881 tại Thổ Nhĩ Kỳ, làm tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ từ 1923 đến 1938. Ông là người đã thực hiện thành công cuộc cách mạng thế tục hóa xã hội Hồi Giáo, chấm dứt đế quốc Ottoman sau gần 5 thế kỷ thống trị. Hoàng đế và toàn bộ triều đình Ottoman đều bị bắt và bị đưa đi đày chung thân. Toàn bộ luật pháp của Hồi Giáo bị xé bỏ. Các trung tâm Hồi Giáo bị đóng cửa. Âm Lịch Hồi Giáo bị thay thế bằng Dương Lịch để hòa đồng cùng thế giới. Năm 1930, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấm dứt chế độ đa thê, hủy bỏ mọi hình thức áp chế phụ nữ như tục lệ đeo mạng che mặt hoặc áo choàng phủ kín toàn thân. Nam giới bị cấm đội mũ Fez theo kiểu Ả Rập Hồi Giáo. Chữ viết theo kiểu Arabic bị thay thế bằng mẫu tự la tinh. Hiện nay không còn ai biết đọc kinh Hồi Giáo viết theo chữ Arabic nữa. Nữ tổng thống đầu tiên
của Thổ Nhĩ Kỳ là bà Tanser Ciller trong nhiệm kỳ 1993-1996. Trong thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ không còn được coi là một quốc gia Hồi Giáo nữa. Cuộc cách mạng thành công của Mustapha đã giải thoát Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi thế giới đóng kín và thất bại của chủ nghĩa bảo thủ cực đoan Hồi Giáo. Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một nước Cộng Hòa tự do dân chủ thật sự và đang phát triển mọi mặt.
2. JASMAL NASSER - Ông sinh năm 1918, làm thủ tướng Ai Cập từ 1954 đến 1956. Sau đó, Ai Cập biến thành một nước Cộng Hòa với danh xưng là “Cộng Hòa Ả Rập Thống Nhất”. Nasser được bầu làm tổng thống từ 1958 đến 1970. Ông chủ trương thực hiện chủ nghĩa thế tục hóa (Secularism) bằng cách loại trừ mọi ảnh hưởng của Hồi Giáo ra khỏi chính trị.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 20, tại Ai cập đã có một phong trào Hồi Giáo cực đoan mệnh danh là “Huynh Đệ Hồi Giáo” (Muslim Brotherhood). Phong trào này do Sayid Quitb (1906-1966) sáng lập, chủ trương dùng các thủ đoạn khủng bố để ngăn cản và vô hiệu hóa mọi nỗ lực cải cách xã hội Hồi Giáo. Phong trào xác định các lãnh tụ chính trị theo đuổi chủ trương thế tục hóa là những kẻ tuyên chiến với đức tin Hồi Giáo và vì vậy họ phải chết.
Năm 1956, Nasser ra lệnh bố ráp bắt hết các đảng viên Muslim Brotherhood. Nhiều đảng viên bị xử tử hình, số còn lại đều lãnh án tù. Tuy nhiên, Nasser đã bị dư đảng của đảng này ám sát chết năm 1990.
3. HOÀNG ĐẾ BA TƯ REZA PAHLAVI- Ông là một nhân vật đặc biệt vì sinh ra và lớn lên trong gia đình sùng đạo nhưng đã trở thành một người rất căm ghét đạo Hồi và muốn hủy diệt đạo này. Ông sinh năm 1878, lên ngôi vua năm 1921, cai trị Ba Tư trong 20 năm. Ngay khi vừa lên ngôi, vua Pahlavi đã ra lệnh giải tán Ulama tức “Hội Đồng Các Học Sĩ Hồi Giáo”, một cơ quan cao nhất về tôn giáo tại Ba Tư. Luật Hồi Giáo Sharia bị thay thế bằng luật pháp quốc gia do quốc hội biểu quyết. Các ngày lễ tôn giáo đều bị hủy bỏ. Việc tổ chức đi hành hương thánh địa Mecca bị cấm chỉ. Các phụ nữ không được đeo mạng. Cảnh sát được lệnh phải tháo gỡ mạng của phụ nữ trên đường phố…
Năm 1935, những người Hồi Giáo cuồng tín đã xúi giục phụ nữ biểu tình chống chủ trương thế tục hóa của nhà vua. Cảnh sát được lệnh dùng vũ lực giải tán đám biểu tình. Sau nhiều lần cảnh cáo nhưng đám phụ nữ biểu tình vẫn không chịu giải tán, cảnh sát đã nổ súng bắn chết hàng trăm phụ nữ. Trong dịp này, vị giáo chủ cao cấp nhất của Hồi Giáo Ba Tư là Aytollah Muddaris cũng bị ám sát chết.
Năm 1941, vua Pahlavi truyền ngôi cho con là Muhammad Reza Pahlavi. Ngay khi tân vương lên ngôi, các học viên thuộc các trường Hồi Giáo (tương tự như các học viên Taliban ở Afganistan) đã biểu tình chống nhà vua. Cảnh sát được lệnh xả súng bắn chết hàng trăm học viên Hồi Giáo trên đường phố. Sau đó, tất cả các trường đào tạo các học sĩ Hồi Giáo trên toàn quốc bị đóng cửa và tất cả các Ulama (the learned men in Islam) đều bị bắt, đa số bị giết, số còn lại đều bị tù. Tân vương Pahlavi cho thành lập một tổ chức mật vụ chuyên việc truy lùng những kẻ muốn khôi phục đạo Hồi tại Ba Tư. Lính mật vụ có quyền tiền trảm hậu tấu, không cần một án lệnh nào của tòa án. Các biện pháp trị an của vua Pahlavi quá mạnh tay nên đã gây quá nhiều bất mãn trong quần chúng.
Năm 1979, học sĩ Khomeini lưu vong tại Pháp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ vua Pahlavi thành công. Nhà vua phải bỏ nước chạy trốn ra nước ngoài. Khomeini trở thành tổng thống của một nước Cộng Hòa Hồi Giáo (Islamic Republic). Khomeini là một học sĩ của giáo phái Shiite rất cực đoan và độc tài. Chẳng bao lâu sau, Khomeini mất hết mọi nhiệt tình ủng hộ của quần chúng lúc ban đầu. Dân Iran chợt nhận ra là sống dưới chế độ quân chủ của dòng Pahlavi còn được tự do hạnh phúc hơn nhiều.
Dưới chế độ “Cộng Hòa Hồi Giáo”, toàn dân bị dồn vào thế bị kìm kẹp bởi các thứ luật lệ của tôn giáo vừa hủ lậu vừa dã man: Bị cáo về một tội trộm thường cũng bị chặt chân, chặt tay. Mọi sinh hoạt ca nhạc hay chiếu phim đều bị cấm. Phụ nữ bị buộc phải mặc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến mắt cá chân… Điều nguy hiểm là Khomeini gây hận thù với giáo phái đa số Sunni và đưa cả nước vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Khomeini chết năm 1989.