1) Hôn nhân:
a.Hôn nhân rất được khuyến khích nhưng không bị cưỡng bách. b.Sự đa thê bị cấm chỉ.
c.Hôn nhân được đặt trên điều kiện là đôi bên phải đạt tới tuổi trưởng thành, được ấn định là từ 15.
d.Hôn nhân được đặt điều kiện trên sự ưng thuận của đôi bên và của các bậc Cha Mẹ dù cho người Nữ có còn là trinh nữ hay không.
e.Cả đôi bên bắt buộc phải đọc một câu kinh mặc khải đặc biệt để tỏ rõ rằng họ bằng lòng với ý muốn của Thượng Đế.
81 g.Tất cả các vấn đề liên quan tới việc kết hôn với những người cùng thân tộc phải
trình lên để xin ý kiến của Tòa Công lý.
h.Sự kết hôn với người không phải là tín đồ được cho phép. i.Sự đính hôn:
1. Thời kỳ đính hôn không được kéo dài quá 95 ngày.
2. Đính hôn với một cô gái trước khi cô ta tới tuổi trưởng thành là điều phi pháp. j. Sính lễ:
1.Hôn lễ được đặt điều kiện trên việc nạp một khoản sính lễ.
2.Sính lễ được ấn định là 19 mithqals vàng ròng đối dân thành phố, và 19 mithqals bạc đối với dân làng, căn cứ trên trú sở của người chồng, chớ không phải của người vợ.
3.Cấm nạp quá 95 mithqals.
4.Tốt hơn hết là người đàn ông nên bằng lòng với việc nạp 19 mithqals bạc.
5.Nếu sính lễ không thể nạp trọn, việc ký nạp một tờ hứa hẹn được chấp thuận. k. Nếu sau khi đọc câu kinh mặc khải đặc biệt và nạp sính lễ, một trong hai bên thấy
không thích bên kia trước khi Hôn lễ hoàn tất, thì không cần thiết phải trải qua thời kỳ chờ đợi trước khi ly dị. Tuy nhiên, việc đòi lại sính lễ không được chấp thuận. l. Người chồng khi tính đi du lịch phải định cho người vợ biết rõ ngày về. Nếu vì
một lý do chính đáng người chồng bị cản trở không thể về đúng lúc đã định, người ấy phải báo cho vợ hay và tìm cách trở về với vợ. Nếu người chồng không hoàn tất điều kiện kể trên, người vợ phải chờ 9 tháng rồi mới được tái giá, dù đáng ra bà ta nên chờ lâu hơn. Nếu người vợ được tin người chồng đã chết, hoặc bị giết, và nếu tin này được xác nhận bởi báo cáo thông thường hay bởi hai nhân chứng đáng tin cậy, thì bà ta có thể tái giá sau thời hạn 9 tháng.
m. Nếu người chồng ra đi mà không báo cho người vợ biết ngày về, dù ông ấy có biết tới điều luật ghi trong Kitab-i-Aqdas, thì người vợ có thể tái giá sau khi đã chờ đợi trọn một năm. Nếu người chồng không biết gì về luật này, thì người vợ phải đợi cho đến khi nào nhận được tin chồng.
n. Nếu sau khi nạp trọn sinh lễ, người chồng khám phá rằng người vợ không phải là một trinh nữ, thì người này có thể đòi hoàn trả sinh lễ và các chi phí liên hệ. o. Nếu hôn nhân đặt điều kiện trên sự trinh bạch thì việc đòi hoàn trả sính lễ và các
chi phí liên hệ có thể đặt ra và cuộc hôn nhân có thể vô hiệu hóa. Tuy nhiên sự giấu êm nội vụ được coi là xứng đáng hơn dưới mắt Thượng Đế.
82
2) Ly dị:
a.Sự ly dị bị kết án nặng nề.
b.Nếu sự thù ghét hoặc oán hờn nảy nở nơi người chồng hoặc người vợ, sự ly dị được công nhận sau khi một năm tròn đã trôi qua. Lúc bắt đầu và lúc chấm dứt một năm chờ đợi phải được chứng thực bởi hai nhân chứng hay hơn nữa. Tờ ly dị phải được đăng ký bởi ủy viên tư pháp của Tòa Công lý. Sự giao hợp trong thời gian chờ đợi này bị cấm chỉ và ai vi phạm luật phải tự sám hối và phải nạp cho Tòa Công lý 19 mithqals vàng.
c.Sau khi đã ly dị không cần có thời gian chờ đợi nào nữa.
d.Người vợ bị ly dị do hậu quả sự không trung thành của bà ta thì bà không được hưởng khoản tiền chi tiêu trong thời kỳ chờ đợi.
e.Sự tái hôn với người vợ mà mình đã ly dị được chấp thuận, miễn là bà ta chưa kết hôn với người khác. Nếu bà ta kết hôn, bà ta phải ly dị trước khi tái giá cùng người chồng cũ.
f.Nếu thiện cảm nảy nở trong khoảng thời gian chờ đợi, thì sự ràng buộc hôn nhân có hiệu lực trở lại. Nếu sự hòa giải này lại dẫn đến thù nghịch và ý muốn ly dị được nêu ra thì một năm chờ đợi lại bắt đầu.
g.Nếu sự bất đồng xảy đến giữa vợ chồng trong khi đang du lịch, người chồng - phải để cho người vợ trở về nhà, hoặc phó thác bà ta cho một người đáng tin cậy để người này hộ tống bà về nhà, phải trả tiền cuộc hành trình và khoản tiền chi tiêu trọn năm cho bà ta.
h.Nếu như người vợ quyết ly dị cùng chồng hơn là du lịch sang một nước khác, thì năm chờ đợi phải tính kể từ khi họ xa nhau, tức khi người chồng sửa soạn ra đi hoặc khi người chồng khởi hành.
i.Nay bãi bỏ Luật Hồi giáo liên quan đến việc tái kết hôn với người vợ mình ly dị.
3) Sự thừa kế: o
a. Quyền thừa kế được dành cho các lớp người sau đây:
1. Các con 1.080 trong số 2520 cổ phần
83 3. Cha 330 “ 2520 “ 4. Mẹ 270 “ 2520 “ 5. Anh em trai 210 “ 2520 “ 6. Chị em gái 150 “ 2520 “ 7. Thầy 90 “ 2520 “
b.Số cổ phần dành cho con cái do Đức Bab phân chia được Đức Baha’u’llah tăng gấp đôi, và một số cổ phần tương ứng được rút bớt của những người thừa kế khác. c.
1) Trong trường hợp không có con, phần thừa hưởng các con phải được chuyển Tòa Công lý để chi dụng cho các cô nhi, quả phụ và cho bất cứ việc gì có ích cho Nhân loại.
2) Nếu con trai của người quá cố cũng đã chết và còn để lại con cái, thì những người cháu này được thừa hưởng phần của người cha. Nếu con gái của người quá cố cũng đã chết và còn có con cái, thì phần thừa hưởng của người nữ này sẽ được chia cho 7 hạng người được nêu ra trong bộ Thánh kinh Thiêng liêng Nhất. d. Nếu người quá cố có con cái nhưng không có một số hoặc toàn thể các hạng người
thừa kế khác, thì hai phần ba gia tài thuộc về họ sẽ được chuyển cho các con và một phần ba chuyển cho Tòa Công lý.
e. Nếu trong các hạng người thừa kế không một ai hiện hữu thì hai phần ba gia tài sẽ được chia cho các cháu trai và cháu gái của người quá cố. Nếu các cháu cũng không hiện hữu, thì chính phần gia tài ấy sẽ chia cho các cô, dì, chú, bác, cậu. Nếu những người này không hiện hữu thì chia cho con trai con gái của họ. Trong mọi trường hợp, phần thứ ba còn lại đều chuyển cho Tòa Công lý.
f. Nếu người nào không có ai thừa kế cả, thì toàn thể gia tài chuyển cho Tòa Công lý. g. Nhà ở và y phục của người cha quá cố được chuyển cho con trai chứ không phải con gái. Nếu có nhiều nhà ở thì ngôi nhà chính quan trọng nhất chuyển cho con trai. Các ngôi nhà khác cùng các vật tùy thuộc được chia cho những người thừa kế. Nếu không có con trai, thì hai phần ba của ngôi nhà chính cùng với y phục của người cha quá cố sẽ chuyển cho con gái và một phần ba chuyển cho Tòa Công lý. Trong trường hợp người mẹ tạ thế, các y phục riêng đã dùng sẽ chia đều cho các con gái. Y phục chưa mặc, các vật trang sức và gia tài phải chia những người thừa kế, kể cả y phục dùng rồi nếu bà không có con gái.
h. Nếu các con của người quá cố còn vị thành niên thì phần thừa hưởng của chúng có thể ký thác nơi một người đáng tin cậy hoặc nơi một công ty với mục đích đầu tư
84 cho tới khi chúng đến tuổi trưởng thành, một phần lợi tức thâu thập được phải chia cho người thụ ủy.
i. Gia tài không được phân chia cho tới sau khi trả xong khoản Huququllah (Quyền của Thượng Đế), các khoản nợ mà người quá cố đã ký kết và các chi phí của tang lễ và việc chôn cất
j. Nếu là anh em trai có cùng một cha với người quá cố thì được hưởng trọn phần gia tài phân chia như trên. Nếu là anh em khác cha thì chỉ được hưởng hai phần ba, còn một phần ba thuộc Tòa Công lý. Luật này cũng áp dụng đối với chị em gái của người quá cố.
k. Trong trường hợp có đông đủ anh chị em ruột, các anh chị em cùng mẹ khác cha không được quyền thừa kế.
l. Vị thầy không phải là Baha’i không được hưởng quyền thừa kế. Nếu có nhiều thầy thì phần gia tài dành cho thầy được chia đều.
m. Những hạng người thừa kế không phải là Baha’i không được hưởng quyền thừa kế. n. Ngoài những y phục đã dùng của người vợ và các quà tặng nữ trang cùng các thứ khác được chứng minh là người chồng đã tặng riêng cho vợ, bất cứ món gì người chồng đã mua cho vợ đều được coi là tài sản của người chồng để phân chia cho các hạng người thừa kế.
o. Mọi người đều tự do để lại di chúc về tài sản của mình theo sở thích riêng miễn là có ghi rõ các điều nhằm trả khoản Huququllah và trả các khoản nợ.