Ví dụ minh họa về tính giá trị thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích các phương thức xác định trị giá tính thuế lấy ví dụ minh hoạ cho phương thức tính trị giá thuế nhập khẩu (Trang 30 - 32)

Công ty A của Việt Nam nhập khẩu thiết bị sản xuất xi măng lò đứng của công ty B của Trung Quốc, trong đó trị giá hóa đơn là 5 triệu USD, giao hàng tại nhà mấy của người bán. Biết rằng:

Thuế ưu đãi nhập khẩu thiết bị xi măng lò đứng là 5%; Giấy phép nhượng quyền sản xuất xi măng chọn gói là 300.000 USD; Chi phí cho người môi giới mua hàng là 0,55 theo giá giao dịch

Chi phí giám định chất lượng tại cửa khẩu là 4000 USD do người mua trả cho người bán trong hợp đồng, chưa tính trong trị giá hóa đơn; Tiền đặt cọc là 10% trị giá hóa đơn và được trả trước 3 tháng.

Theo hợp đồng này, công ty A có trách nhiệm trả nợ thay công ty B là 500.000 USD (khoản tiền này đã được người bán giảm trừ vào giá trị hóa đơn) cho công ty C của Việt Nam; Phí vận chuyển, bảo hiểm đến biên giới là 300.000 USD; Chi phí vận chuyển từ biên giới về kho của công ty A là 1,6 tỷ VND (tỷ giá 1USD = 23.000 VND); Giảm giá do người bán thông báo là 1% trị giá hóa đơn nhưng người mua không có chứng từ hợp lệ; Chi phí mở L/C để thanh toán tiền hàng cho người bán là 500 USD; Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng và hỗ trợ kỹ thuật (nằm trong trị giá giao dịch) là 10.000 USD; Hợp đồng quy định người mua được trả chậm 30% trị giá hóa đơn sau 1 năm kể từ khi giao hàng (lãi suất 2 bên thỏa thuận là 0,5%/tháng).

Hãy tính thuế nhập khẩu cho mặt hàng này biết rằng, hợp đồng nhập khẩu đủ điều kiện để áp dụng phương pháp tính thuế theo giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu.

Bài làm

Giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán

- Giá hóa đơn: 5.000.000 USD.

- Các khoản thanh toán gián tiếp: 5.000.000 x 10% = 500.000 USD

 Các khoản điều chỉnh cộng:

- Chi phí giấy phép nhượng quyền = 300.000 USD

- Chi phí cho người môi giới mua hoàng= 5.000.000 x 0.5% = 25.000 USD - Phí vận chuyển, bảo hiểm đến biên giới = 300.000 USD

- Chi phí giám định chất lượng tại cửa khẩu = 4.000 USD.  Các khoản điều chỉnh trừ:

- Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng và hỗ trợ kĩ thuật = 10.000 USD - Chi phí mở L/C = 500 USD

➔ Trị giá giao dịch = 5.500.000 + 300.000 + 25.000 + 4000 + 300.000 - 500 - 10.000

= 6.118.500 (USD)

KẾT LUẬN

Trong công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, yêu cầu đơn giản hóa và hài hòa thủ tục hải quan đang là vấn đề màn một ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết. Thời gian qua Hải quan Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách hành chính và hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan theo tiêu chuẩn của hải quan thế giới. Một trong những hoạt động đó là triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo quy định của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Đó là những vấn đề về cơ chế kiểm tra, xác định trị giá; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hải quan với các cơ quan hữu quan và cộng đồng doanh nghiệp trong kiểm tra, xác định trị giá; về cơ sở pháp lý, cơ sở kỹ thuật, công nghệ và thông tin và vấn đề con người.

Việc xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay đang có những bước đi đầu tiên trên cả phương diện lý luận và thực tiễn theo hướng quản lý hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Trước sức ép của hộp nhập kinh tế quốc tế, việc nghiên cứu cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu tại là hết sức cần thiết, vì vậy, nhóm đã lựa chọn và thực hiện đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan cũng như sự phát triển của nền kinh tế đất nước hiện nay.

Một phần của tài liệu Phân tích các phương thức xác định trị giá tính thuế lấy ví dụ minh hoạ cho phương thức tính trị giá thuế nhập khẩu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)