Những sự đe doạ, những sự ràng buộc và tính đáng tin

Một phần của tài liệu Mot so Ung Dung cua ly thuyet tro choi (Trang 33 - 34)

Bây giờ chúng ta chuyển sang một tập hợp rộng hơn của các quyết định chiến lược kinh tế : Mt hãng có th có nhng hành động nào để giành li thế trên th trường? Ví dụ một hãng có thể làm cách nào để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đi vào thị trường, hay để kích thích các đối thủ cạnh tranh hiện tại nâng cao các giá cả, giảm đầu ra hoặc hoàn toàn rời bỏ thị trường? Hay một hãng có thể làm cách nào để đạt tới một thoả thuận ngấm ngầm với những đối thủ cạnh tranh của nó, một thoả thuận rất có tác dụng làm lợi cho riêng bản thân nó.

Cách ứng xử làm cho một hãng có được lợi thế ấy được gọi là một bin pháp chiến lược. Có lẽ định nghĩa tốt nhất về biện pháp chiến lược là định nghĩa của Thomas Schelling (đã giành gii nobel năm 2005) người đầu tiên giải thích khái niệm này và các hàm ý của nó trong năm 1960: “Biện pháp

chiến lược là hành động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người khác một cách có lợi cho bản thân mình, bằng cách tác động đến những dự tính của người khác về

cách mà bản thân mình sẽứng xử. Người ta buộc sự lựa chọn của đối phương phải theo lối ứng xử của chính bản thân mình.

Ý kiến cho rằng buộc theo lối ứng xử của chính bản thân mình để giành một lợi thế chiến lược có vẻ như là một ý kiến nghịch thường nhưng chúng ta sắp thấy rằng không phải như vậy. Để thấy làm sao mà các loại biện pháp chiến lược khác nhau mang lại được cho người ta một lợi thế kinh tế trên thị trường, chúng ta sẽđề cập tỉ mỉđến một vài ví dụ.

Một phần của tài liệu Mot so Ung Dung cua ly thuyet tro choi (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)