7 100,0% 866.00 0 100,0 %
Cho vay các tổ chức, kinh tế cá nhân trong nước
588.36 9 98,3 % 711.46 7 98,3% 835.814 96,5%
Cho vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
20 0,003 %
5 0,0006% 1 0,0001%
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh của BIDVgiai đoạn 2015 - 2017)
Lợi nhuận của BIDV trong năm 2015 và 2016 tương đương nhau. Nhưng năm 2017 được coi là “năm bước ngoặt”, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc về lợi
nhuận của BIDV, lợi nhuận trước thuế đạt 8,800,694 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 7,059,682 triệu đồng, tăng 13,34% so với năm 2016. Hiện BIDV được đánh giá là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất tại Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM2.2.1.1. Phân loại nợ theo thời gian
Ngay từ khi thành lập, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện hoạt động quản lý danh mục cho vay và được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như hướng dẫn của NHNN.
Bảng 2.2: Phân loại nợ theo thời gian của BIDV
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh của BIDV)
Có thể thấy rằng tỷ lệ dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có xu hướng tăng mạnh trong 3 năm qua. Từ năm 2015 đến đầu năm 2017 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng ổn định (từ 57% đến 58%) tương đương với mức tăng gần 161.624 tỷ đồng, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2015-2025 trong việc đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn, tạo điều kiện để tăng vòng quay vốn, tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó vẫn giữ tỷ trọng dư nợ trung dài hạn (trung bình 30% tổng dư nợ) nhằm phát triển chiều sâu, đáp ứng được nhu cầu vay vốn trung dài hạn trên địa bàn, và nguồn vốn vay này thường được sử dụng để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị...thúc
đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ, vững chắc, góp phần nâng cao hiệu quả vốn tín dụng của Ngân hàng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.2.2.1.2. Dư nợ theo đối tượng
Bảng 2.3: Phân loại nợ theo đối tượng khách hàng của BIDV
Cho thuê tài chính 1.265 0,2% 1.149 0,16% 143 0,02% Các khoản trả thay khách
hàng 26 0,004% 31 0,004% 5 4 0,005%
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy
thác đầu tư 0 0 0 0 0 0
Cho vay đối với các tổ chức,
cá nhân nước ngoài 8.703 1,45% 11.017 1,52% 29.984 3,46% Cho vay theo chỉ định của
Chính phủ 51 0,043% 28 0.0154% 13 0.014%
Chỉ tiêu/ ngành Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tổng dư nợ 598.43 4 100,0 % 723.697 100,0% 866.00 0 100,00% Nợ đủ tiêu chuẩn 570.84 5 95,4 % 682.845 94,3% 821.81 4 94,8 % Nợ cần chú ý 17.53 5 2,9 % 26.675 3,7% 30.236 3,49 % Nợ dưới tiêu chuẩn 3.97
6 % 0,7 6.236 0,86% 8 5.41 % 0,63 Nợ nghi ngờ 88 8^ 0,15 % 1.036 0,14% 3.32 8 0,38 % Nợ có khả năng mất vốn 5.19 0 0,85 % 6.905 1%" 5.20 4 0,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV)
Tỷ trọng cho vay đang thực hiện theo đúng định hướng kinh doanh của BIDV. Với xuất phát điểm là ngân hàng kiến thiết, cho vay theo chỉ định của Chính phủ thì nay, BIDV đã có hướng chuyển mình tích cực. Điều này thông qua tỷ lệ cho vay đối với các tổ chức, kinh tế cá nhân trong nước và nước ngoài chiếm trung bình 99,7% tổng dư nợ, tỷ lệ cho vay đối với lĩnh vực cho thuê tài chính và theo chỉ định của chính phủ đã giảm đáng kể. Đây là một hướng phát triển đúng đắn của BIDV, tuy nhiên cũng cần phải có những biện pháp để quản trị rủi ro khi cấp tín dụng.
2.2.1.3. Dư nợ theo chất lượng nợ vay
Bảng 2.4: Bảng phân loại nợ theo chất lượng nợ vay
(Nguồn: Báo cáo kêt quả kinh doanh của BIDV)
dụng và Ban Quản lý tín dụng), Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ đánh giá tình hình dư nợ và phân loại các nhóm nợ để có biện pháp xử lý hợp lý đối với các khách hàng.
Theo số liệu từ năm 2015-2017 cho thấy, BIDV đã nỗ lực để duy trì tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn dưới 1% so với tổng dư nợ.
2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2.2.2.1. Quy trình thẩm định rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Quy trình thẩm định rủi ro trong cho vay được hoạt động theo mô hình TA2 từ cuối năm 2008, tại các chi nhánh của BIDV, cấp tín dụng cho khách hàng sẽ qua các bộ phận quan hệ khách hàng lập đề xuất thẩm định, bộ phận quản lý rủi ro đánh giá rủi ro khoản vay, trường hợp các khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của các Chi nhánh, hồ sơ khoản vay sẽ được chuyển về Hội sở chính BIDV để tái thẩm định. Công tác tổ chức thẩm định rủi ro cho vay là một nội dung trọng yếu trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.
Cấp tín dụng tại BIDV được chia ra hai trường hợp, cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro và cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro. Quy trình cụ thể cấp tín dụng và thẩm định rủi ro như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ tín dụng gồm đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và dự án; hồ sơ về tình hình tài chính; hồ sơ dự án đầu tư ngành xi măng, hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh của khách hàng. Bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và có tư vấn cho khách hàng về việc hoàn thiện hồ sơ.
Bước 2: Trên cơ sở các hồ sơ tiếp nhận cán bộ quan hệ khách hàng doanh nghiệp lập báo cáo đề xuất tín dụng: thực hiện các nội dung đánh giá về dự án đầu tư/phương án kinh doanh theo khía cạnh ngân hàng gồm những nội dung về đánh giá chung về khách hàng, về tình hình tài chính của khách hàng, chẩm điểm tín dụng khách hàng, phân tích đánh giá về dự án đầu tư/phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá về tài sản đảm bảo, phân tích các rủi ro trong cho vay (n ếu có). Căn cứ kết quả đánh giá, cán bộ QLKH đề xuất phương án cho vay đối với khách hàng (số tiền, thời gian, tài sản bảo đảm, các điều kiện cho vay,...) và báo cáo lãnh đạo phòng, PGĐ phụ trách bộ phận quan hệ
duyệt, cán bộ QLKH chuyển toàn bộ hồ sơ tín dụng cho phòng Quản lý rủi ro để tiến hành thẩm định rủi ro/ hoặc thông báo cho khách hàng trong trường hợp Phó Giám Đốc quan hệ khách hàng doanh nghiệp phê duyệt từ chối cấp tín dụng.
Bước 3: Bộ phận quản lý rủi ro sau khi tiếp nhận hồ sơ tín dụng và đề xuất tín dụng từ bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp tiến hành thẩm định rủi ro và lập báo cáo thẩm định rủi ro. Việc thực hiện thẩm định rủi ro được thực hiện trên cơ sở phân tích độc lập các nội dung liên quan đến khoản vay và ý kiến đề xuất của bộ phận Quan hệ khách hàng, nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo đề xuất của bộ phận Quan hệ khách hàng, từ đó đưa ra đề xuất chấp thuận/không chấp thuận/chấp thuận có điều kiện đối với ý kiến đề xuất của bộ phận Quan hệ khách hàng.
Bước 4: Báo cáo thẩm định rủi ro được trưởng phòng quản lý rủi ro kiểm soát và trình Phó giám đốc phụ trách quản lý rủi ro, Giám Đốc phê duyệt tín dụng.
Tại BIDV hiện có nhiều cấp phê duyệt phán quyết cấp tín dụng đối với các khoản vay, phân biệt tại Chi nhánh (Hội đồng tín dụng cơ sở, GĐ chi nhánh, PGĐ phụ trách Quan hệ khách hàng) và tại Hội sở chính (GĐ/PGĐ Ban Quản lý rủi ro tín dụng; PTGĐ Phụ trách quản lý rủi ro; Tổng Giám đốc; Hội đồng tín dụng Trung ương; Ủy ban Quản lý rủi ro; Hội đồng Quản trị).
Cán bộ QLKH sau khi có ý kiến phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh sẽ căn cứ vào cấp phê duyệt đối với khoản vay để chuyển hồ sơ tới các bộ phận tiếp theo thực hiện, trường hợp hồ sơ chuyển về Hội sở chính sẽ được Ban Quản lý rủi ro tín dụng thực hiện tái thẩm định độc lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình thẩm định rủi ro của BIDV
Tiếp nhận hồ sơ khoản vay Bước 1:
Bước 2: - Thẩm định khoản vay
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng và trình
Bộ phận Phó Giám Đốc phụ trách phê duyệt. Quan hệ - Nếu khoản vay không hiệu quả, khách hàng không đồng ý cho vay thì thông báo doanh nghiệp từ chối cho vay gửi khách hàng.
- Nếu đồng ý cho vay, chuyển báo cáo đề xuất tín dụng sang bước 3.
I
Bước 3: I
Bộ phận - Thẩm định rủi ro (thực hiện công tác Quản lý rủi thẩm định lại hồ sơ khoản vay, nhận ro diện rủi ro và đánh giá rủi ro, đề xuất
biện pháp phòng ngừa rủi ro). - Lập báo cáo thẩm định rủi ro
I
Bước 4: -T-11 X ĩ ~r ~r 7Ĩ X T"∙ ĩ ~ ỹ ĩ X X 'r 7Ĩ X Thông qua báo cáo thẩm định rủi ro và chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.
Nhận xét về quy trình thẩm định rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:
Tính hợp lý, chặt chẽ: Quy trình thẩm định rủi ro được BIDV xây dựng chặt chẽ nhằm đảm bảo cho công tác thẩm định rủi ro được thống nhất, khoa học, rõ ràng, đưa ra sự liên kết, các chuẩn mực về tiêu chuẩn khi thực hiện thẩm định rủi ro, tạo hiệu quả và an toàn trong việc nhìn nhận, đánh giá rủi ro và ra quyết định tài trợ vốn. Việc thẩm định được thực hiện qua các bộ phận độc lập giúp cho việc đưa ra quyết định cho vay được thực hiện khách quan và hạn chế rủi ro hơn.
Một số vướng mắc: Quy trình thẩm định rủi ro trải qua nhiều bộ phận thẩm định, phê duyệt do vậy thời gian thẩm định rủi ro sẽ kéo dài hơn.
khó khăn cho cấp thẩm quyền khi ra quyết định tài trợ vốn.
Bộ phận quan hệ khách hàng luôn chịu áp lực về kết quả kinh doanh do vậy việc thẩm định đôi khi có thể không khách quan và đó sẽ bất cập khi cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro tin tưởng hoàn toàn trên hồ sơ và thông tin do bộ phận quan hệ khách hàng cung cấp.
2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Là một trong 10 ngân hàng đang triển khai áp dụng Basel II, việc lượng hóa rủi ro theo thông lệ quốc tế trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay của BIDV. Thực tế tại BIDV, việc phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay được thực hiện thông qua phân tích hồ sơ pháp lý của khách hàng, phương án vay vốn, phương án tài chính của khách hàng.
Việc phân tích tính hợp lý, hợp lệ và đầy đủ hồ sơ pháp lý của phương án sử dụng vốn giúp cán bộ khách hàng đánh giá tính pháp lý và hiện hữu của phương án, xác thực mục đích vay vốn, hạn chế rủi ro khi cho vay.
Qua việc phân tích phương án sử dụng vốn vay, cán bộ khách hàng sẽ đánh giá tính hợp pháp trong mục đích vay vốn của khách hàng; lĩnh vực sử dụng vốn vay; những thuận lợi, khó khăn; sự phù hợp với chính sách cho vay của ngân hàng; hiệu quả của phương án sử dụng vốn vay dựa theo các chỉ tiêu tài chính; nhận dạng các rủi ro đối với phương án sử dụng vốn vay làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
Qua việc phân tích phương án tài chính của khách hàng để đánh giá khả năng tài chính, tính khả thi của vốn tự có, khả năng quản lý và tính chủ động về nguồn vốn của khách hàng.
Căn cứ phương án vay vốn của khách hàng, cán bộ khách hàng là người thực hiện khâu thẩm định đầu tiên đối với mọi dự án vay vốn, sau khi thẩm định ghi rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về tính khả thi của phương án, về hiệu quả, về khả năng thu hồi vốn của phương án, từ đó đề xuất cho vay hay không cho vay. Đối với những phương án quy mô lớn, theo phân cấp thẩm quyền phải được Phòng QLRR tái thẩm định trước khi trình Giám đốc
Loại Điểm Ý nghĩa
AAA 90 - 100 Là khách hàng đặc biệt tố, tiềm lực tài chính mạnh, năng lực quản trịtốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển
ra quyết định cho vay.
Hiệu quả của phương án vay vốn đem lại là cơ sở để ngân hàng xem xét ra quyết định cho vay, và qua đó xác định được khả năng trả nợ của khách hàng. Có thể thấy rằng việc thẩm định phương án sử dụng vốn vay có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng tại BIDV.
Để đo lường rủi ro, BIDV sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế như Moody's, Standard & Poor đều nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng. Tuy nhiên, do dựa trên các phương pháp luận và điều kiện khác nhau, nên có những sự khác biệt trong cơ cấu và thiết kế của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV so với các tổ chức xếp hạng quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng BIDV bao gồm các thành phần sau:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho Doanh nghiệp.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho hộ kinh doanh.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân.
❖Nguyên tắc chấm điểm tín dụng của BIDV:
Một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị làm chuẩn tương ứng là 5 mức điểm chuẩn là 20, 40, 60, 80 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm kể trên, tuỳ thuộc vào thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị nào trong số các khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.
Căn cứ vào mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi loại hình khách hàng, ngành kinh tế và tính chất sở hữu của doanh nghiệp. Vì vậy điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.
Với nguyên tắc như vậy, các trường hợp khách hàng luôn trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nhưng có tình hình tài chính yếu kém sẽ không được xếp
ở nhóm hạng tốt nhất.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được xếp hạng vào một trong các mức theo bảng dưới đây:
AA 83 - 90 Khách hàng rất tốt, hoạt động hiệu quả, tăng trưởng vững chắc, đảmbảo khả năng trả nợ vay
A 77 - 83 Khách hàng tốt, hoạt động hiệu quả và tăng trưởng, khả năng trả nợđảm bảo
BBB 71 - 77 Khách hàng tương đối tốt, hoạt động hiệu quả, nhạy cảm với điềukiện tác động bên ngoài
BB 65 -71
Khách hàng bình thường, hoạt động hiệu quả không cao, nhạy cảm với điều kiện tác động bên ngoài, hạn chế về tài chính, suy giảm khả năng trả nợ
B 59 - 56 Khách hàng chú ý, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, khả năngquản lý kém