Biểu đồ 2.3. Chi tiêu Chính phủ, thâm hụt ngân sách và lạm phát

Một phần của tài liệu 0099 giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng tiền cung ứng của NH nhà nước luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 123)

- Để kiểm soát lạm phát hiệu quả cần có sự đồng bộ về chính sách, tức là có sự phối hợp thống nhất giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

- Quản lý và hạn chế khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại bằng cách tăng dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng,...

- Đặc biệt, trong thời kỳ lạm phát, về cơ bản ngân hàng trung ương cần áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, trong đó thị trường tiền vốn được điều

chỉnh cao hơn mức thông thường. Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá cũng cần

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, Luận văn đã đưa ra những lý thuyết cơ bản về lạm phát và cung tiền, các nguyên nhân dẫn đến lạm phát, hậu quả của Lạm phát và các thước đo cung tiền, quá trình cung ứng tiền. Chương 1 của Luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa Lạm phát và Cung tiền và các quan điểm về kiểm soát lạm phát thông qua cung tiền. Đồng thời Chương này cũng đưa ra kinh nghiệm kiểm soát lạm phát thông qua cung tiền của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Tháng 2000 2001 2002 2003 1 040 030 100 0,90 2 160 0,40 2,20 2,20 3 -1,10 -070 -080 -0,60 4 -070 -050 000 000 5 -060 -020 000 -010 6 -Õ750 000 000 -030 7 -060 -020 -010 -030 8 0,10 000 000 -010 9 -020 010 0,20 000 10 0,10 000 000 -020 11 0,90 0,20 000 0,60 12 0,10 100 000 0,80 Bình quân tháng 00 01 00 02 Bình quân năm -1,60 0,35 3,90 300 CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CUNG TIỀN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2011

2.1. Diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

Tại Việt Nam, khi nói đến tốc độ lạm phát người ta thường nói tới chỉ số giá tiêu dùng CPI. Từ năm 2000 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam luôn luôn biến động, có giai đoạn CPI duy trì ổn định ở mức thấp, nhưng cũng có giai đoạn chỉ số CPI lên đến 2 con số. Nhìn chung, trong thời gian từ năm 2000 đến 2011, có thể chia diễn biến lạm phát thành 3 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2000 đến 2003 là giai đoạn có chỉ số CPI duy trì ở mức thấp, giai đoạn từ năm 2004 đến 2008 là giai đoạn chỉ số CPI tăng cao và giai đoạn từ năm 2009 đến 2011. Diễn biến lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 -2011 được thể hiện tại biểu đồ dưới đây.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2.1. Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2000-2011

2.1.1. Giai đoạn 2000-2003

2.1.1.1. Diên biến lạm phát

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á mà xuất phát điểm là ở Thái Lan diễn ra vào giai đoạn năm 1997-1998, nền kinh tế của Việt Nam cũng bước vào giai đoạn suy giảm tăng trưởng kinh tế. Cùng với suy giảm tăng trưởng kinh tế là tình trạng giảm phát, bắt đầu từ năm 1999 và trầm trọng vào năm 2000 sau đó tăng với tốc độ thấp. Cụ thể tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2003 được thể hiện tại bảng sau:

Nam có chỉ số CPI ở mức khá thấp, riêng năm 2000 chỉ số CPI bình quân năm của Việt Nam còn có giá trị âm tức là giảm phát. Năm 2001 -2003 chỉ số CPI bắt đầu hồi phục song do trong giai đoạn đầu nền kinh tế mới khôi phục nên chỉ số CPI bình quân năm đều ở mức thấp, chỉ khoảng trên 3% cho cả năm.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Biểu đồ 2.2. Diễn biến tăng trưởng và lạm phát giai đoạn 2000-2003

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này thể hiện theo hình 2.2 cho thấy trong giai đoạn 2000-2003 nền kinh tế của Việt Nam đều có tốc độ tăng trưởng dương, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở mức trên 6%/năm và tốc độ tăng trưởng GDP luôn lớn hơn so với tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng.

2.1.1.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát trong giai đoạn này, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, do tác động của xu hướng giảm lạm phát (disinflation) toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến tình trạng thiểu phát ở Việt Nam trong giai đoạn này. Cơ chế tác động của sự giảm mức giá chung toàn cầu đến nền kinh tế nước ta thông qua hai kênh xuất khẩu và nhập khẩu. Ở kênh xuất khẩu, giá quốc tế của các mặt hàng xuất khẩu giảm, dẫn tới hiệu ứng giảm giá thu mua hàng xuất khẩu trong nước, góp phần hạ mức giá chung trên thị trường nội địa. Ở kênh nhập khẩu, xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới đã dẫn đến thực tế là nhiều ngành sản xuất thay thế nhập khẩu trong nước đã kém khả năng cạnh tranh nay lại càng khó khăn hơn ngay trên sân nhà dẫn đến việc các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư.

Tháng 2004 2005 2006 2007 2008 ĩ ĩ,ĩ ũ ĩ,2 Ũ 2,4 2 3,0 2,5 2,ĩ 2,2 3,6 3 0,8 0,ĩ -0,5 -0,2 3,0 4 0,5 0,6 0,2 0,5 2,2 5 0,9 0,5 0,6 0,8 39 6 0,8 0,4 0,4 0,9 2,ĩ

nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn có xu hướng tăng lên đã làm giảm thu nhập trung bình của dân cư dẫn đến nhu cầu tiêu dùng và giá cả hàng hóa giảm.

Thứ ba, chính sách tài khóa mở rộng của Chính phủ nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị tổn thương trong bối cảnh suy giảm tăng trưởng kinh tế thông qua các chính sách như tăng lương, khuyến khích TCTD cho vay tiêu dùng đối với nhân viên không cần tài sản thế chấp, giảm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng. Việc kích thích tiêu dùng dẫn đến mức chi ngân sách nhà nước cho nhóm giải pháp kích cầu này đã tăng đáng kể, đặc biệt trong chi đầu tư

phát triển. Để bù đắp cho bội chi ngân sách, Chính phủ đã vay trong nước thông

qua phát hành trái phiếu kho bạc và công trái (chiếm từ 24-55% tổng nguồn tài trợ) và vay ngoài nước (chiếm từ 45%-76%). Trong giai đoạn 1999-2003, Chính

phủ đã phát hành trái phiếu kho bạc với giá trị trung bình hằng năm là 4.000 tỉ đồng; riêng trong năm 1999 Chính phủ đã phát hành công trái trị giá gần 4.500 tỉ

đồng với mức lãi suất bằng tỉ lệ lạm phát cộng với 1,5%/năm.

Thứ tư, liên quan đến chính sách tài khóa mở rộng là chính sách tiền tệ nới

lỏng trong thời gian này. Do nhu cầu tăng chi tiêu Chính phủ để kích thích tiêu

2.1.2. Giai đoạn 2004-2008

2.1.2.1. Diên biến lạm phát

9 0,3 0,8 0,3 0,5 0,2 ĩ0 0,0 0,4 0,2 0,7 -0,2 ĩĩ 0,2 0,4 0,6 ĩ,2 -0,8 Ĩ2 0,6 0,8 0,5 2,9 -0,7 Bình quân tháng 0,8 0,7 0,5 ĩ,0 ĩ,5 Bình quân năm 9,5 8,4 6,6 ĩ2,6 Ĩ9,9

nới

lỏng của Chính phủ trong giai đoạn năm 2000-2003, năm 2004 chỉ số CPI đã bắt

đầu tăng cao trở lại và luôn duy trì ở mức cao. Thể hiện qua việc chỉ số CPI liên tục tăng qua các tháng và đến tháng 12/2004, CPI tăng 9,5% so với tháng 12/2003. Trong 2 năm tiếp theo chỉ số CPI tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2004, cụ thê năm 2005 và 2006, CPI lần lượt tăng 8,4% và 6,6% so với cuối năm

đã đạt đến mức 2 con số (tăng 12,6% so với cuối năm 2006). Đặc biệt sang 3 quí đầu năm 2008, CPI tiếp tục tăng cao, đến tháng 8/2008 CPI đã tăng 28,32% so với cùng kì năm trước. Nếu tính trung bình, CPI cả năm 2008 tăng 22,97% so với năm 2007. Từng được xem là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, Việt Nam cũng là nước có lạm phát cao nhất khu vực.

2.1.2.2. Nguyên nhân

Năm 2004, nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi, tốc độ lạm phát của hầu hết các nước đã cao hơn so với giai đoạn trước và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi điều đó. Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát trong giai đoạn này không phải do ảnh hưởng của thế giới mà nó xuất phát từ nội lực nền kinh tế, cụ thể là:

Thứ nhất, cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy lạm phát không thể kéo dài nếu không có sự gia tăng của cung tiền. Trong thời gian qua, tỉ lệ tăng M2 và tín dụng đều đạt mức kỷ lục. Trong năm 2007, riêng số tiền mà NHNN Việt Nam tung ra mua 10 tỉ ngoại tệ đã là 161 ngàn tỉ đồng. Thông qua hoạt động thị trường mở, NHNN đã rút về khoảng 90 ngàn tỉ đồng. Như vậy số tiền in thêm cho thị trường thông qua hoạt động này là 71 ngàn tỉ. So với tổng số tiền mặt có trên thị trường cuối năm 2006 là 159 ngàn tỷ thì lượng tiền mặt đã tăng thêm 44,7%. Nguyên nhân căn bản dẫn đến tốc độ tăng kỷ lục của CPI vào năm 2008 là do trong năm 2007, tốc độ tăng cung tiền (M2) tăng kỷ lục (46,1%) và tín dụng cho nền kinh tế là 51,5% - mức tăng kỷ lục giai đoạn 2001-2011. Trong số tiền bổ sung đó thì một tỉ lệ rất lớn được dành cho các doanh nghiệp nhà nước, không được sử dụng một cách hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, đã dẫn tới tình trạng thừa tiền và thiếu hàng và rõ ràng lạm phát là hệ quả tất yếu.

Thứ hai, các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ đưa ra chưa thực sự quyết liệt và hiệu quả không cao, các chính sách không đồng bộ và

chưa nhất quán, dẫn đến niềm tin của dân cư giảm, hoạt động đầu cơ, tích trữ hàng hóa diễn ra và đẩy lạm phát kỳ vọng lên cao

Sở dĩ nói các biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong giai đoạn này chưa quyết liệt là do trong giai đoạn này, thay vì phải cắt giảm chi tiêu Chính phủ, cắt giảm đầu tư công thì Chính phủ vẫn tiếp tục nỗ lực kích cầu thông qua kênh tài khóa. Cụ thể, tốc độ tăng của chi tiêu Chính phủ trong giai đoạn 2004-2007 liên tục được duy trì ở mức rất cao.

(Nguồn: Bộ Tài chính)

Biểu đồ 2.3. Chi tiêu Chính phủ, thâm hụt ngân sách và lạm phát

(Chú thích: Chi tiêu Chính phủ và thâm hụt NS tính bằng phần trăm so với GDP)

Trước tình hình lạm phát tăng cao từ cuối năm 2007, Chính phủ đã đưa mục tiêu kiểm soát lạm phát trở thành mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách năm 2008. Chính phủ đã điều chỉnh cả chính sách tiền tệ và tài khóa theo hướng thắt chặt bằng một loạt các biện pháp như rà soát lại danh mục các dự án, công trình đầu tư; hoãn và giãn tiến độ thực hiện trong kế

hoạch năm 2008, giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các công trình giao thông, thuỷ lợi và nâng cấp bệnh viện tuyến huyện so với mức Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp đề ra được thực hiện chưa quyết liệt. Cụ thể, tổng chi tiêu Chính phủ thực hiện trong năm 2008 vẫn vượt 18,9% so với dự toán, tăng 22,3% so với thực hiện năm 2007 và chiếm 31,75% GDP, một tỉ lệ cao kỷ lục trong nhiều năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển được cắt giảm đáng kể nhưng vẫn chiến 7,9% GDP, vượt dự toán 18,1% và tăng 5,0% so với thực hiện năm 2007. Kết quả là thâm hụt NSNN năm 2008 vẫn ở mức cao, bằng 4,95% GDP. Đến 31/12/2008, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ Trái phiếu Chính phủ) bằng 33,5% GDP, dư nợ ngoài nước của Quốc gia bằng 27,2% GDP, vẫn nằm trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ ba, thiên tai, dịch bệnh làm giảm sản lượng nông nghiệp cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho giá lương thực - thực phẩm tăng mạnh trong những năm qua. Ngay từ đầu năm 2008 lạm phát liên tục tăng tốc trong khi kinh tế tăng trưởng chậm lại. Thực tế cho thấy lạm phát cao và bất ổn như năm 2008 đã góp phần gây ra sự bất ổn của thị trường tài chính ở Việt Nam, mức dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Các hoạt động đầu tư chứng khoán và bất động sản chủ yếu là hoạt động đầu cơ chênh lệch giá và có kì hạn tương đối dài. Trong khi đó việc huy động vốn dài hạn của các ngân hàng thương mại gặp khó khăn mặc dù mức lãi suất tại các ngân hàng đã lên tới hai con số nhưng người dân vẫn lựa chọn đầu tư vào các tài sản khác, cơn sốt giá bất động sản và giá vàng trong năm 2008 là những ví dụ điển hình.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây lạm phát cao trong giai đoạn này là lạm phát đã gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của dân cư. Việc huy động vốn của các doanh

Tháng 2009 2010 2011

ĩ 03 ĩ4 ĩ7

2 Ĩ2 2,0 2,ĩ

3 -02 0,8 2,2

nghiệp gặp nhiều khó khăn và chi phí huy động vốn lớn đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2009 đến 2011

2.1.3.1. Diên biến lạm phát

Năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn với những diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, CPI đã tăng ở mức 2 con số, trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Khi lạm phát tạm thời được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn còn rình rập thì nền kinh tế lại chịu tác động suy thoái của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Các biện pháp chính sách thắt chặt trước đây nhằm kiềm chế lạm phát được thực hiện nới lỏng một cách thận trọng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế chống lại tác động của cuộc khủng hoảng nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ở mức một con số. Có thể nói với tăng trưởng GDP 5,32 % và chỉ số lạm phát 6,5% năm 2009 nền kinh tế đã đạt được những mục tiêu đặt ra. Nhưng những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn đó và lạm phát là một trong những vấn đề cần phải bàn tới khi mà năm 2010 này, sau một thời gian thi hành các chính sách nới lỏng, các yếu tố lạm phát không chỉ còn là nguy cơ tiềm ẩn mà bắt đầu có ảnh hưởng. Sau một thời gian lạm phát được kiềm chế ở mức hợp lý, năm 2010 lạm phát cao lại quay trở lại, cụ thể ngay trong 2 tháng đầu tiên lạm phát tăng từ 1-2%/tháng và tính đến cuối năm 2010 chỉ số CPI tăng 11,8% so với năm 2009. Xu hướng gia tăng của CPI không dừng lại và tiếp tục tăng đều đặn trong 7 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng của CPI mới chỉ hạ nhiệt từ tháng 8/2011. Tuy nhiên, do CPI đã tăng đều đặn vào các tháng đầu năm đã làm cho CPI tính đến tháng 12/2011 tăng trên 18% so với cuối năm 2010. Cụ thể số liệu CPI của các năm 2000-2011 thể hiện tại bảng sau:

6 Õ5 0,2 ũ 7 Õ5 0ĩ Ĩ2 8 Õ2 0,2 0-9 9 06 ũ 0,8 ĩ0 Õ4 Ũ 0,4 ĩĩ Õ5 ĩ9 0,4 ĩ2 Ĩ4 2,0 0,5 Bình quân tháng Õ5 0-9 Ĩ4 Bình quân năm 6,5 ĩĩ,8 Ĩ8,6

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008 đã lan rộng ra toàn thế giới và bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam từ cuối năm 2008. Thêm vào đó là hiệu quả của các chính sách tiền tệ và tài khóa trước đó bắt đầu

Một phần của tài liệu 0099 giải pháp kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng tiền cung ứng của NH nhà nước luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w