a) Khái niệm về quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến luợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cuờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất luợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.
b) Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng
QTRRTD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi mà mức độ RRTD cũng nhu mức độ nguy hiểm của nó đối với các NHTM ngày càng gia tăng.
RRTD luôn gây tổn thất cho các NHTM. Ở mức độ thấp, RRTD làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các ngân hàng. Còn nếu RRTD không đuợc kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao. Ngay truớc khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%.
Chua hết, RRTD lại một lần nữa gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2007 - 2009, với điểm xuất phát là sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ. Theo công bố của cục dự trữ liên bang Mỹ, trong năm 2008 có tổng cộng 26 ngân hàng phá sản, thế nhung năm 2009, con số này đã lên tới 140 với hàng loạt vụ phá sản của các định chế tài chính có lịch sử lâu đời và tiềm lực tài chính bậc nhất thế giới. [15]
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số luợng khủng hoảng trung bình mỗi năm ngày càng tăng với hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Điều này
chứng tỏ xu huớng kinh doanh ngân hàng đang ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Nguyên nhân của thực tế này là do xu huớng hội nhập kinh tế quốc tế và đề cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu huớng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng nhu các doanh nghiệp phát triển và hoàn thiện, nhung ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi mà các ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù đắp rủi ro nội tại của chính họ. Mặt khác, hội nhập kinh tế còn làm xuất hiện nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ nhu thẻ tín dụng, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng.. .luôn chứa đựng những rủi ro mới.
Nhu vậy có thể nhận thấy RRTD ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nuớc đang phát triển, nhất là các nuớc đang trong quá trình chuyển đổi, môi truờng kinh doanh không ổn định, thị truờng tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp. làm gia tăng mức độ rủi ro đối với hoạt động ngân hàng thì nhu cầu phải QTRR một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết.
1.3.2. Quan điểm hiện đại về quản trị rủi ro tín dụng
Mức độ rủi ro ngày càng gia tăng đã buộc hoạt động QTRRTD phải chuyển đổi tuơng ứng. Nếu nhu ở thập niên 70 - 80, các NHTM tập trung nhiều vào việc quản lý
chi phí và thu nhập nhằm tối đa hóa lợi nhuận, chỉ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) đuợc coi là mục tiêu kinh doanh hàng đầu, thì trong những năm 90 trở lại đây, do
mức độ quan trọng của QTRR, các NHTM chuyển trọng tâm chiến luợc sang quản lý danh mục đầu tu (cân đối và hạn chế rủi ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị truờng, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau). Yếu tố rủi ro đã đuợc bổ sung vào mục tiêu ROE, gọi là kết quả hoạt động điều chỉnh theo rủi ro (ví dụ RAROC - Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu điều chỉnh theo rủi ro). Mô hình QTRR hiện đại đuợc biểu diễn trong sơ đồ 1.2.
Sơ đồ 1.2: Quan điểm hiện đại về quản trị rủi ro tín dụng
Theo mô tả trong hình 1.2, mục tiêu cuối cùng của các hoạt động ngân hàng là tạo ra giá trị (làm tăng giá trị vốn cho cổ đông). Để làm đuợc điều đó, NHTM phải tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt. Tuy nhiên, song hành cùng với các mức lợi nhuận là các những rủi ro có tác động làm giảm giá trị vốn. Trong thời kì truớc, các ngân hàng chỉ chú trọng vào mức lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này mang tính thụ động vì nó là hiệu của lợi
nhuận trừ đi các tổn thất rủi ro thực tế xảy ra trong năm. Ngày nay, do sự phát triển của thống kê và yêu cầu mới của quản trị ngân hàng, mức lợi nhuận đuợc điều chỉnh, không
phòng để bù đắp rủi ro dự kiến và điều này để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động bền vững.
Như vậy, theo quan điểm hiện đại được áp dụng phổ biến, QTRRTD nhằm mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được, hay nói cách khác, mức độ rủi ro được duy trì ở mức mà các ngân hàng cho là hợp lý, được kiểm soát và tổn thất tín dụng nằm trong phạm vi nguồn lực tài chính cho phép của họ. QTRRTD hiệu quả là điều kiện thiết yếu để QTRR tổng thể của NHTM và được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của các NHTM trong dài hạn.
1.3.3. Các mô hình phân tích đánh giá rủi ro tín dụng
Hiện nay trên thế giới, có hai kỹ thuật phổ biến nhất là:
a) Chấm điểm tín dụng
Đây là phương pháp truyền thống, định tính để đánh giá rủi ro thông qua nghiên cứu hồ sơ vay vốn của khách hàng.3C, 4C, 5C, 6C mà trước đây các ngân hàng thường sử dụng. Các chữ C này bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng, mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng
hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ
đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm phòng ngừa RRTD (CIC).
- Năng lực của người vay (Capacity): Tuỳ thuộc vào qui định luật pháp của quốc
gia. Đối với cá nhân, dưới 18 tuổi không đủ tư cách ký hợp đồng tín dụng; đối với
doanh nghiệp, phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết
định bổ nhiệm người điều hành.
tiêu khả năng sinh lời.
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là
nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): NHTM quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng theo từng thời kỳ nhu cho vay hàng xuất khẩu với điều kiện thanh toán phải qua NHTM, nhằm thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung uơng quy định theo từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề nhu các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh huởng xấu đến nguời vay. Yêu cầu tín dụng của nguời vay
có đáp ứng đuợc tiêu chuẩn của ngân hàng hay không. [8]
b) Mô hình cho điểm để lượng hóa rủi ro tín dụng
i. Mô hình điểm số Z (Z Credit scoring Model):
Đây là mô hình dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn do E.I.Altman nghiên cứu. Đại luợng Z dùng làm thuớc đo tổng hợp để phân loại RRTD đối
với nguời vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của nguời vay và tầm quan
trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của nguời vay trong quá khứ.
Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm nhu sau: Đối với công ty niêm yết:
Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5
Đối với công ty chua niêm yết:
Z’ = 0,717 X1 + 0,847 X2 + 3,107 X3 + 0,42 X4 + 0,998 X5
Trong đó: X1 = Vốn luu động / tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản
> 2.99 > 2.9 An toàn
1.81 < Z < 2.99 1.23 < Z < 2.9 Nghi ngờ cần xem xét kỹ
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số
1 Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia hoặc phụ trách kinh doanh Công nhân có kinh nghiệm (có tay nghề cao) Nhân viên văn phòng
Sinh viên
Công nhân không có kinh nghiệm Công nhân bán thất nghiệp
10 8 7 5 4 2 2 Trạng thái nhà ở Nhà riêng 6
cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Và khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm
có nguy cơ RRTD cao theo như bảng 1.1.
Bảng 1.1: Điểm số Z và nguy cơ doanh nghiệp
Nguồn [13] ii. Chấm điểm tín dụng tiêu dùng
Các ngân hàng thường sử dụng mô hình chấm điểm tiêu dùng như ở bảng 1.2:
3 Xep hạng tín dụng
Tốt 10
Trung bình 5
Không có hồ sơ 2
Tồi 0
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
1 năm trở lên 2
Từ 1 năm trở xuống 1
5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại
Hơn 1 năm 2
Từ 1 năm trở xuống 1
6 Điện thoại cố định
Có 2
Không 0
7 Số người sống cùng hoặc phụ thuộc
Không 3
Một 3
Hai 4
Ba 4
Nhiều hơn ba 2
Chỉ có tài khoản phát hành séc 2
Không có tài khoản 0
Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng
≤ 28 Từ chối cho vay
29 - 30 Cho vay đến 10 triệu VND
30 - 33 Cho vay đến 20 triệu VND
34 - 36 Cho vay đến 60 triệu VND
37 - 38 Cho vay đến 70 triệu VND
39 - 40 Cho vay đến 80 triệu VND
41 - 43 Cho vay trên 100 triệu VND
Nguồn [13]
Theo cách cho điểm của mô hình trên, điểm số lớn nhất mà một khách hàng có thể đạt được là 43 điểm, điểm số thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết 28 mức điểm ranh giới giữa khách hàng có chất lượng tín dụng tốt và xấu, từ đó họ có thể đưa ra khung cơ sở tín dụng như Bảng 1.3 sau:
Aa Chất lượng cao
A Chất lượng vừa, khả năng thanh toán tốt
Baa Chất lượng vừa, đủ khả năng thanh toán
Ba Khả năng thanh toán không chắc chắn
B Rủi ro đầu tư cao
Caa Chất lượng kém
Ca Đầu cơ có rủi ro cao
C Chất lượng kém nhất
iii. Mô hình xếp hạng của Moody’s & Poor
Moody’s Investor Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức tín nhiệm có uy tín lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có Fitch Investor Service. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này đều được đánh giá cao.
Phương pháp xếp hạng tín nhiệm của Moody’s tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực chính là đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản trị doanh nghiệp, chú trọng quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đối với Moody’s, xếp hạng chất lượng công cụ nợ dài hạn cao nhất từ Aaa sau đó thấp dần đến C, đươc thể hiện trong bảng 1.4. So với Moody’s thì S&P có thêm kí hiệu r, nếu kí hiệu xếp hạng doanh nghiệp có kèm them kí hiệu này thì cõ nghĩa cần chú ý các rủi ro phi tín dụng có liên quan.
Trong bảng xếp hạng, chứng khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên đầu tư, còn các loại chứng khoán bên dưới được xếp hạng thấp (junk). Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng bù lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này.
1.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo Basel
Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của nhóm G10 (bao gồm cac thành viên đến từ Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, LuxeNgân hàng VPBankourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và Mỹ) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.
Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Mục đích của Basel I nhằm:
- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.
- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng.
Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.
Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành.
Trong Basel II, Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và
an toàn trong hoạt động tín dụng. Đây có thể được xem như thước đo tốt nhất để đánh giá chất lượng hoạt động QTRRTD của các NHTM theo các thông lệ quốc tế .Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau: