Thủ tục giải phóng phiên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN bộ môn báo HIỆU và điều KHIỂN kết nối đề tài ỨNG DỤNG của SIP TRONG IMS (Trang 43 - 48)

- Á I_2b2 Invite (Initial St^p Offer)

2.4.Thủ tục giải phóng phiên

5. otĩer Response 6 Authorize QoS

2.4.Thủ tục giải phóng phiên

Các luồng bản tin trong hình ... chỉ ra quá trình giải phóng phiên SIP được khởi tạo bởi đầu cuối di động. Giả sử rằng phiên đang diễn ra và rằng bearer được thiết lập trực tiếp giữa hai mạng khách. Ở đây, các mạng khách có thể là mạng nhà trong mỗi hoặc cả hai trường hợp, và việc sử dụng I-CSCF (THIG) mang tính chất lựa chọn.

(1) . Khi một đầu cuối di động cúp máy, điều này tạo ra bản tin yêu cầu SIP BYE từ UE tới P-CSCF.

(2) . Bước 2 và 3 có thể xảy ra trước hoặc sau bước 1 và đồng thời với bước 4. UE khởi tạo việc giải phóng bearer ngữ cảnh PDP. Phân hệ GPRS giải phóng ngữ cảnh PDP. Các

tài nguyên mạng IP mà đã bị chiếm giữ cho việc tiếp nhận các bản tin tới thuê bao

di động

trong phiên này bây giờ cũng được giải phóng. Điều này xảy ra ở GGSN. Nếu giao thức

dành riêng tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol) được dùng để phân bổ tài nguyên, thì các bản tin giải phóng thích hợp cho giao thức đó được dùng ở đây.

(3) . Phân hệ GPRS đáp ứng UE.

(4) . P-CSCF/PDF xóa việc xác nhận trao quyền các tài nguyên mà trước đó được đề nghị

ở điểm cuối trong phiên này. Bước này cũng sẽ tạo ra một chỉ thị giải phóng tới phân hệ

GPRS để xác nhận rằng các bearer IP gắn với phiên đã bị xóa bỏ.

(5) . P-CSCF gửi một yêu cầu SIP BYE tới I-CSCF (THIG) phần tử mà ẩn S-CSCF của

đầu cuối cần giải phóng.

(6) . I-CSCF (THIG) gửi yêu cầu SIP BYE tới S-CSCF của đầu cuối cần giải phóng.

(7) . Yêu cầu SIP BYE được gửi từ S-CSCF tới I-CSCF (THIG).

(8) . Yêu cầu SIP BYE được gửi từ I-CSCF (THIG) tới I-CSCF của mạng đối tác còn

lại.

(9) . Yêu cầu SIP BYE được chuyển từ I-CSCF mà được dùng để xác định vị trí của S-CSCF của đầu cuối còn lại.

(10) . Yêu cầu SIP BYE được chuyển tới I-CSCF (THIG).

(11) . I-CSCF (THIG) chuyển yêu cầu SIP BYE tới P-CSCF.

(12) . P-CSCF xóa bỏ việc xác nhận trao quyền tài nguyên mà trước đó đã được đưa ra ở

điểm cuối trong phiên này. Bước này cũng tạo ra một chỉ thị tới phân hệ GPRS để xác nhận

rằng các bearer IP được gắn với người dùng 2 trong phiên đã bị xóa.

(13) . P-CSCF chuyển yêu cầu SIP BYE tới UE.

(14) . Thuê bao di động đáp trả bằng bản tin 200 OK, bản tin được gửi lại P- CSCF.

(15) . Bước 15 và 16 có thể được thực hiện đồng thời với bước 14. Thuê bao di động tạo ra việc giải phóng bearer ngữ cảnh PDP.

(16) . Phân hệ GPRS giải phóng ngữ cảnh PDP. Các tài nguyên mạng IP mà bị chiếm giữ

cho việc thu nhận các bản tin tới thuê bao di động trong phiên này cũng được giải phóng.

Quá trình này thực hiện ở GGSN. Nếu giao thức dành tài nguyên RSVP được dùng để phân

bổ các tài nguyên, thì các bản tin giải phóng thích hợp cho giao thức đó được dùng ở đây.

(17) . P-CSCF gửi bản tin 200 OK tới I-CSCF (THIG).

(18) . I-CSCSF (THIG) gửi bản tin 200 OK tới S-CSCF.

(19) . S-CSCF đối tác còn lại gửi bản tin 200 OK tới I-CSCF được lựa chọn của nó.

(20) . I-CSCF được lựa chọn chuyển 200 IK tới I-CSCF (THIG).

(22) . S-CSCF của đối giải phóng chuyển bản tin 200 OK tới I-CSCF (THIG).

(23) . I-CSCF (THIG) chuyển bản tin 200 OK tới P-CSCF của đối tác giải phóng.

LỜI KẾT

Trong nội dung bài tiểu luận này, nhóm làm đề tài xin trình bày theo bố cục gồm 2 chương chính:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về giao thức SIP: giúp người đọc nắm được kiến thức

cơ bản về thành phần và các thủ tục hoạt động của SIP.

Chương II: Ứng dụng của SIP trong IMS: Sau khi tìm hiểu về SIP và IMS, nội dung

chương II sẽ trình bày hoạt động của SIP trong IMS, các thủ tục đăng ký, thiếp lập phiên và

giải phóng phiên.

Nhóm làm đề tài chúng em đã cố gắng tìm hiểu, tổng hợp các kiến thức, tư liệu để có thể đưa đến cho cô cùng các bạn nhưng nội dung chỉn chu nhất về đề tài. Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn để hoàn thiện hơn bài tiểu luận, cũng như củng cố thêm kiến thức về chuyên đề.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN bộ môn báo HIỆU và điều KHIỂN kết nối đề tài ỨNG DỤNG của SIP TRONG IMS (Trang 43 - 48)