ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Người lao động và tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động và liên hệ với thực tiễn (Trang 28 - 31)

3.1. Đánh giá NLĐ và tổ chức đại diện NLĐ tại Viettel

 Ưu điểm:

 Nhân viên Viettel có phẩm chất, kỹ năng và kiến thức rất cao, họ có tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể và có tính kỷ luật quân đội phù hợp với văn hoá mà Viettel hướng đến.

 Nhân viên có ý thức và trách nhiệm cao trong công việc và có thái độ lắng nghe tôn trọng tổ chức công đoàn.

 Nhân viên đã mạnh dạn và dám đưa ra quan điểm bản thân và dám đứng lên bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

 Đã có sự phối hợp với công đoàn trong giải quyết những khó khăn, thắc mắc.  Nhân viên Viettel làm việc năng động, sáng tạo cùng nền tảng văn hoá doanh

nghiệp chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao.

 Nhân viên Viettel hầu như khá hài lòng về chế độ lương, thưởng và chính sách tăng lương định kỳ ghi nhận cống hiến mà Viettel đem lại cho họ.

 Hạn chế:

 Một số nhân viên chưa chịu lắng nghe ý kiến của công đoàn và phối hợp với công đoàn trong giải quyết vấn đề.

 Đồng thời các kỹ năng về tác phong làm việc còn hạn chế, chưa am hiểu về kiến thức pháp luật trong lao động dẫn đến vi phạm các điều lệ của tập đoàn.

Đối với tổ chức đại diện NLĐ (tổ chức công đoàn)

 Ưu điểm:

 Công đoàn Viettel luôn có trách nhiệm truyền đạt chính sách của tổ chức đến với người lao động. Không phải vì người lao động không biết đến những chính sách ấy mà vì chính sách sẽ luôn cần điều chỉnh cho tốt hơn.

 Tổ chức công đoàn Viettel đã gần gũi với người lao động và giải thích cho người lao động hiểu chính sách, ghi nhận những điều còn chưa phù hợp với cuộc sống và giám sát việc hoàn thiện chính sách.

 Công đoàn còn có trách nhiệm là cùng với các đoàn viên tham gia xây dựng một môi trường làm việc ngày càng tốt hơn, để ngôi nhà Viettel có thể trở thành tổ ấm, để gia đình Viettel thực sự hạnh phúc.

 Công đoàn luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên trong các vấn đề khó khăn hay những thắc mắc mà nhân viên cần giải đáp.

 Công đoàn Viettel đã phát huy tốt vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả các hoạt động và thực hiện tốt các chương trình hành động của, Đảng uỷ Tập đoàn và thực hiện các nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước”; tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ cân bộ, công nhân viên trong tập đoàn Viettel.

 Công đoàn đã chủ trì phát động và triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua gắn với phong trào thi đua quyết thắng, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của tập đoàn.

 Hạn chế:

 Công đoàn Viettel vẫn còn xảy ra tình trạng chưa giám sát kỹ lưỡng và giải quyết kịp thời những thắc mắc và khó khăn mà nhân viên gặp phải.

 Một số trường hợp công đoàn Viettel vẫn chưa mạnh dạn, quyết đoán với người sử dụng lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

 Việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên chưa kịp thời, còn chồng chéo và không chỉ ra được người chịu trách nhiệm chính về những sai phạm khi phát hiện.

3.2. Giải pháp

Đối với NLĐ:

 Cần rèn thêm về thái độ làm việc đặc biệt cần có thái độ tôn trọng công đoàn và lắng nghe ý kiến công đoàn.

 Hoàn thiện tác phong làm việc và trau dồi kiến thức về pháp luật trong lao động để không xảy ra những việc lại vi phạm pháp luật trong lao động.

 Cần chủ động liên lạc với tổ chức công đoàn về những bất cập cần giải quyết nhanh chóng để tránh những sai sót xảy ra.

Đối với tổ chức đại diện NLĐ:

 Cần có kế hoạch giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời những thắc mắc và nhu cầu của NLĐ.

 Cần mạnh dạn, quyết đoán trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

 Công đoàn cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên và có chế độ khen thưởng để cho mối quan hệ tốt đẹp hơn đồng thời tạo động lực cho nhân viên.

 Thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân viên trong giải quyết những khó khăn và nhu cầu họ gặp phải.

 Tổ chức các buổi đối thoại để nhân viên đưa ra quan điểm, ý kiến góp phần xây dựng một tổ chức văn minh và những vấn đề được giải quyết một cách nhịp nhàng hiệu quả.

KẾT LUẬN

Vai trò của người lao động cũng như tổ chức đại diện người lao động trong việc thiết lập, duy trì quan hệ lao động tốt đẹp là vô cùng lớn, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của cả doanh nghiệp bởi quan hệ lao động có bền vững thì người lao động mới thể chuyên tâm lao động, tích cực trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên còn có rất nhiều vấn đề cần phải đặt ra trong mối quan hệ giữa người lao động và đại diện của mình bắt đầu từ quá trình thành lập công đoàn. Để công đoàn làm tốt vai trò đại diện,

củng cố và đáp ứng sự tin tưởng của người lao động thì trước hết công đoàn và người lao động phải hiểu nhau. Công đoàn phải nắm bắt được mong muốn của người lao động, đồng thời người lao động cũng phải hiểu được khó khăn đến từ từng hoạt động công đoàn. Để có được sự thông hiểu này, mỗi công đoàn phải đối thoại với người lao động một cách có hiệu quả hơn.

Hiện nay, cơ hội, thách thức đối với người lao động và tổ chức Công đoàn Việt Nam đến cùng lúc trong điều kiện đất nước hội nhập ngày càng đầy đủ, sâu rộng. Thách thức có thể biến thành cơ hội song thời cơ cũng có thể trôi qua...Vì thế, nếu muốn vượt qua những thách thức về rào cản thương mại và lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì cần phải có những giải pháp khắc phục kịp thời thì mới có thể đưa người lao động và tổ chức đại diện phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Người lao động và tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động và liên hệ với thực tiễn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)