NAM
NAM hơn thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho các thành viên trong WTO, từ đó tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập và thị trường của các thành viên trong ASEAN. Bên cạnh những những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong nội bộ khối, khi tham gia AFTA Việt Nam cũng có thêm lợi thế trong đàm phán thương mại song phương và đa phương với các cường quốc kinh tế, cũng như Mỹ, Nhật hay như khối EU, tổ chức WTO.
Khi tham gia AFTA, chúng ta sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế và thương mại, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bởi AFTA ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, sẽ kích thích các doanh nghiệp trong nước tập trung lao động, tích cực khai thác tài nguyên sẵn có để xuất hàng hoá xuất khẩu. Tham gia AFTA sẽ là một dịp để Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới và nhanh chóng hội nhập với cộng đồng quốc tế, giảm sự lệ thuộc vào một số thị trường lớn. AFTA đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển của đất nước thông qua các kênh: tri thức – đem lại tăng trưởng năng suất; tích tụ vốn nhân lực và vật lực; và thúc đẩy công cuộc đổi mới. Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng vốn kỹ thuật cao trong khu vực. Các ngành công nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận thị trường các nước ASEAN.
Không chỉ vậy, dù lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và các nước trong ASEAN tương đối giống nhau nhưng vẫn có những lĩnh vực mà Việt Nam có thể khai thác được từ thị trường ASEAN như trong xuất khẩu nông sản, may mặc và ta cũng có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn các khu vực khác trên thế giới. Mặt khác thì các doanh nghiệp sẽ được lợi do tăng khả năng cạnh tranh