CHÂU LẠNH NHẤT THẾ GIỚI”

Một phần của tài liệu địa lý học kì ii (Trang 27 - 29)

VI. RÚT KINH NGHIỆM.

CHÂU LẠNH NHẤT THẾ GIỚI”

A.MỤC TIÊU.1.Kiến thức. 1.Kiến thức.

Các hiện tượng và đặc điểm tự nhiên của châu lục ở cực Nam Trái đất. Một số nét đặc trưng về quá trình khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

2.Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích bản đồ địa lý ở các vùng cực.

3.Thái độ.

Bảo vệ môi trường.

B.PHƯƠNG PHÁP.

- Đàm thoại nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

C.CHUẨN BỊ.

Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực.

I.Ổn định 1’ 7A………7B……… II.KTBC.Ko

III.Bài mới.

1.Giới thiệu bài.3’

Là xứ sở băng tuyết bao phủ quanh năm nêu châu Nam Cực được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất. Vì thế nơi đây là nơi duy nhất trên Trái đất không có dân cư sinh sống thường xuyên. “Hiệp ước Nam Cực ngày 1-12-1959 được 12 quốc gia tiên phong nghiên cứu châu Nam Cực thông qua, châu Nam Cực trở thành miền đất nổi duy nhất trên thế giới mà không có công nhận những đòi hỏi phân chia lãnh thổ, tài nguyên mà chung một mục đích duy nhất là hoà bình trong việc khảo sát Nam Cực. Hôm nay ta cùng tìm hiểu vùng đất ‘ Cực lạnh” xa xôi của Trái đất qua bài : Châu Nam Cực.

2.Tiến trình bài.

HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1. 23’

G: Hướng dẫn HS làm việc trên bản đồ tìm ra châu Nam Cực.

? Dựa vào bản đồ và H47.1 và nội dung SGK xác định vị trí, giới hạn, diện tích của châu Nam Cực ?

HS: Xác định

? Châu Nam Cực được bao bộc bởi các đại dương nào ?

HS: Xác định.

? Em có nhận xét gì về diện tích lục địa Nam Cực

HS: Nêu

G: Do vị trí xa nên lượng nhiệt hầu như không nhận được vì vậy nó ảnh hưởng đến khí hậu.

? Quan sát H 47.2 SGK phân tích 2 biểu đồ nhiệt độ cho nhận xét về khí hậu của châu Nam Cực ?

HS: Tìm hiểu những ý sau: * Trạm Littơn Amêrica.

- Nhiệt độ cao nhất vào tháng nào ? (Tháng 1) bao nhiêu độ ? (-100C)

- Nhiệt độ thấp nhất vào tháng nào ? (Tháng 9 ) đạt bao nhiêu độ ? (-420C) * Trạm Vôxtốc - Nhiệt độ tháng cao nhất ? (Tháng 1 đạt -370C) - Nhiệt độ tháng thấp nhất ? (Tháng 10 đạt 730C) I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN. 1. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN.

- Nam ở tận cùng bán cầu nam.

- Gồm phần lục địa trong vòng Nam và các đảo ven lục địa.

- Có diện tích 14,1 triệu km2.

2. KHÍ HẬU.

- Nhiệt độ quanh năm < 00C →Rất lạnh là cực lạnh nhất của Trái đất. - Nhiều gió bão với vận tốc 60km/giờ.→

? Em có nhật xét gì về nhiệt độ của hai trạm khí tượng này ?

HS: Nêu.

? Giải thích vì sao châu Nam Cực lại lạnh giá quanh năm như vậy ?

HS: Nêu.

- Nam Cực là một vùng lục địa rộng lớn và lượng nhiệt thu được quá ít một phần đây là lục địa nên khả năng giữ nhiệt kém.

G: Chuẩn xác.

? Với nhiệt độ đó thì ở đây nằm vào khu vực khí áp nào và gió hoạt động như thế nào ?

HS: Đây là vùng khí áp cao nên gió hoạt động mạnh

G: Chuẩn xác.

? Với nhiệt độ xuống rất thấp thì địa hình ở đây như thế nào ?

HS: Nêu.

G: Đây là khu vực dự trữ 90% lượng nước ngọt trên thế giới.

? Hiện nay con người đã tác động vào những tảng băng ở châu Nam Cực hay chưa ? Ảnh hưởng như thế nào tới đới sống của con người ?

HS: Sự tan băng do Trái đất nóng lên làm cho mực nước biển sẽ dâng cao lên 70m diện tích lục địa sẽ hẹp lại và các đảo sẽ bị chìm trong nước biển.

? Em hãy cho biết trong điều kiện khí hậu như vậy thì sinh vật ở đây phát triển như thế nào ?

HS: Nêu.

? Dựa vào SGK nêu các tài nguyên khoáng sản quan trọng ở châu Nam Cực ?

Tại sao châu Nam Cực Lạnh như vậy nhưng lại có nhiều mỏ than ?

HS: Giải thích

G: Cách đây 750 triệu năm Nam bán cầu là một lục địa cổ đại Cangoana lúc đó châu Nam Cực và Nam Mỹ, Ôxtrâylia, Ấn độ nối thành một dải tình hình đó được duy trì mãi cho đến thời kì than đá cổ sinh và thời kì Pecmian, lúc bấy giờ khí hậu cổ lục địa nóng ẩm, phần lớn xác

3. ĐỊA HÌNH.

Là một cao nguyên băng khổng lồ cao trung bình 2600m.

4. SINH VẬT.

- Thực vật:Không thế tồn tại được. - Động vật: Có khả năng chống chịu rét giỏi như: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, báo biển, sống ven lục địa.

Một phần của tài liệu địa lý học kì ii (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w