Phí dịch vụ bao thanh toán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 62)

6. Bố cục của đề tài

2.1.7. Phí dịch vụ bao thanh toán

Khi sử dụng bất kỳ một nghiệp vụ nào đó thì giá cả luôn là vấn đề được khách hàng cũng như đơn vị thực hiện quan tâm. Giá trong nghiệp vụ

55

BTT là khoản chi phí để thực hiện nghiệp vụ này. So với phương thức đi vay, người bán ngoài khoản phí tài trợ vốn tương tự như lãi suất tín dụng còn phải chịu thêm phí dịch vụ.

Theo kết quả nghiên cứu một số ĐVBTT quốc tế, cơ cấu phí trong nghiệp vụ BTT thường bao gồm:

- Phí bảo hiểm rủi ro tín dụng (phí bảo hiểm rủi ro của đại lý BTT NK khoảng 0,3-0,9% giá trị hóa đơn).

- Phí hành chính (đại lý BTT XK thu 0,2%).

- Phí giao dịch tính trên số lượng hóa đơn/ giấy ghi có (khoảng 5- 19EUR cho mỗi hóa đơn/ giấy ghi có).

- Phí ngân hàng: thường là các phí liên quan tới việc chuyển tiền thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.

- Một số loại phí khác: phí thanh toán sai địa chỉ, phí ghi chú, phí chấm dứt hợp đồng sớm.

Phí nghiệp vụ BTT trong nước thường do người bán chịu. Nếu là BTT quốc tế thì phí này thường do nhà XK chịu, phí này thường cao hơn phí nghiệp vụ BTT trong nước do tính chất phức tạp của nghiệp vụ: khối lượng công việc nhiều, chi phí hệ thống, chi phí xử lý nhiều hơn,…

Từ những tiện ích mà BTT có thể mang lại như: được ứng tiền trước, quản lý sổ sách liên quan đến các khoản phải thu, thu hồi các khoản phải thu, bảo đảm rủi ro không thanh toán của bên mua hàng,…cho nên người bán không nên quá chú trọng về mức phí BTT phải bỏ ra mà cần cân nhắc lựa chọn phương thức nhận tài trợ sao cho mang lại hiệu quả nhất cho mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)