GIẢI PHÁP CƠ BẢN XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN để XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ở VIỆT n (Trang 28 - 38)

CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Với tình hình quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tình hình trong nước lẫn ngoài nước đều đang có những sự biến đổi nhất định, và đặc biệt là với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, Đảng và Nhà nước ta càng cần phải có những phương hướng, giải pháp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ ngĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới:

1.Liên tục đổi mới hệ thống chính trị, xác định rõ hơn về vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ qua lại của các bộ phận cấu thành Hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Trước hết, ta nên bảo đảm hệ thống Hành chính - Chính phủ và các Uỷ ban hành chính địa phương hoạt động thông suốt, mang

tính trách nhiệm cao trong việc phục vụ nhân dân. Hệ thống hành chính phải thực hiện khẩu hiệu “Nhà nước vì dân".

Hiện nay còn nhiều việc do chưa phân định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc giải quyết nên còn hiện tượng né tránh, đùn đầy công việc cho nhau, khiến cho người dân không biết phải liên hệ với cơ quan nào, phải trông cậy vào ai. Do vậy việc tổ chức lại các bộ quản lý đa ngành là một xu hướng đúng, khắc phục tình trạng chia cắt các lĩnh vực, dễ tạo thành những khoảng trồng, hoặc sự trùng lắp trong quản lý, dẫn đến chính người dân sẽ hứng chịu hậu quả của tệ quan liêu. Đảngvà Nhà nước cần phải công khai bằng nhiều biện pháp các thủ tục hành chính cho người dân, phải tạo ra con đường để người dân tiếp cận nhanh chóng với cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi cần giải quyết các công việc. Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin, cần thúc đầy mạnh mẽ việc xây dựng “chính phủ điện tử", để người dân có thể thông qua mạng Internet dễ dàng tiếp cận các thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, kế cả các bộ và chính phủ. Người dân có thể tìm hiểu nhanh nhất, đầy đủ về các văn bản quản lý mới ban hành, các quyết định mới nhất của chính phủ, các chương trình, dự án, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội (trừ những gì thuộc về bí mật quốc gia), có thể nêu thắc mắc và được trả lời trực tuyến về những vấn đề họ quan tâm. Một điều vô cùng quan trọng nữa là xây dựng Mặt Trận Tổ Quốc trở thành liên minh chính trị rộng lớn, có vai trò giám sát và phản biện xã hội quan trọng hơn.

Cơ chế chính trị không cạnh tranh, chỉ duy nhất có một đảng lãnh đạo cũng là điều kiện dễ dẫn đến sự độc quyền, độc đoán, mất dân chủ. Mặt trận dân tộc thống nhất của chúng ta luôn đạt được sự đoàn kết, nhất trí, luôn ổn định và phát triển. Có được điều đó là do nó luôn được Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đảng vừa là thành viên, tự coi mình như một bộ phận của Mặt trận, vừa là thành viên đặc biệt - thành viên sáng lập và lãnh đạo. Đảng lãnh đạo bằng phương thức thuyết phục, hiệp thương dân chủ và bằng sự gương mẫu đi đầu, tiên phong. Mặt trận lại luôn có tổ chức của công nhân và nông dân làm nòng cốt, tạo nên sự kiên định trong đường lối và lực lượng. Với sự ổn định và vững vàng đó, Mặt trận đã trở thành cơ sở chính trị của của nhà nước. Đó là những bài học, và cũng là những truyền thống quý báu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với vai trò tổ chức, tập hợp của mình, Mặt trận Tổ quốc là diễn đàn có tổ chức để các cá nhân, tổ chức, các nhóm bày tỏ chính kiến của mình. Điều này vừa tạo điều kiện cho phát huy sáng kiến của các cá nhân, vừa tạo ra môi trường trật tự có lợi cho xã hội. Từ trung ương tới các địa phương, các cuộc hội nghị do Mặt trận Tổ quốc tổ chức, chủ trì đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện đại hội Đảng, góp ý sửa đổi Hiến pháp và các văn bản Luật quan trọng

khác ... đều có chất lượng cao, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân rất cao của các đại biểu tham dự, phản ánh được nhiều ý kiến, nguyện vọng rất sâu sắc của các tầng lớp dân cư. 2.Hoàn thiện các thể chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp,

hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật bầu cử, giám sát của cơ quan dân cử.

Hoàn thiện các thể chế dân chủ đại diện, nghĩa là hoàn thiện các thể chế Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp sao cho nó là các cơ quan đại biểu đầy đủ các lợi ích của các tầng lớp, giai cấp, các giới khác nhau trong xã hội, là cơ quan có thẩm quyền xứng đáng với vai trò đại biểu của nhân dân. Do đó thẩm quyền của nó không được trái với những quyết định và văn bản của cơ quan hành chính cấp trên. Ngược lại, nó phải có quyền thay mặt cho nhân dân địa phương kiến nghị với Chính phủ hoặc Quốc hội để sửa đổi hoặc huỷ bỏ những văn bản và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên có ảnh hưởng tới lợi ích của nhân dân địa phương. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của chế độ dân chủ là thể chế dân chủ trực tiếp. Điều này đã được thể hiện đáng kể trong Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong Quy chế đó quy định quyền được quyết định của nhân dân ở cấp cơ sở, chẳng hạn quyết định về các khoản đóng góp tự nguyện, quyết định về việc xây dựng các công trình công cộng liên quan tới cuộc sống của người dân... Đây là những quy định rất tiến bộ, đem quyền dân chủ đến cho người dân một cách thiết thực, giải quyết được những bức xúc của người dân nhất là ở nông thôn. Một mặt phải coi thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên, hàng ngày, là pháp luật, không phải là sự nhân nhượng hay chiếu cố đến dân, là giải pháp tình thế. Mặt khác, đã đến lúc phải quy định và thực hiện thể chế dân chủ trực tiếp ở cấp độ cao hơn, chẳng hạn trưng cầu ý dân về những vấn đề trọng đại của quốc gia, như là về toàn bộ Hiến pháp hoặc một điều khoản nào đó của Hiến pháp, về một vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia...

3.Dân chủ hơn nữa quy trình hoạch định chính sách công (bảo đảm sự tham gia của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của tầng lớp doanh nhân trong lĩnh vực chính sách kinh tế)

Chính sách công là thái độ nhất quán của nhà nước trong việc khuyến khích, động viên hay hạn chế, cấm đoán các hoạt động nào đó của xã hội, thể hiện trong suy nghĩ, hành động, trong lời nói và các loại văn bản pháp lý của cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền của nhà nước. Một trong những yêu cầu đầu tiên đối với chính sách công là phải thể hiện được thái độ rð ràng, nhất quán của nhà nước. Đó là sự cam kết bảo vệ, động viên, khuyến khích, ưu đãi... hay ngược lại cấm đoán, hạn chế một hoạt động nào đó. Hơn nữa không chỉ là tuyên bố cam kết, bằng lời phát biểu mà phải bằng các quy định cụ thể, đầy đủ trong các văn bản pháp lý cần thiết. Thứ hai, chính sách công phải chứa đựng lợi ích của người dân và đối với chế độ ta đó trước hết là lợi ích của công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác. Thứ ba, chính sách công phải mang tính khả thi, thực tiễn, nghĩa là phù hợp với điều kiện khách quan của từng giai đoạn phát triển của đất nước. Cuối cùng, chính sách công cần được thông tin đến cho người dân biết, được giải thích để người dân hiểu để hành động theo. Nếu không xác định được lợi ích chính đáng cần bảo vệ, phát triển hoặc không cân đối, điều hoà được các lợi ích sẽ dẫn đến xung đột giữa các nhóm người, giữa công dân và nhà nước. Điều này sẽ được khắc phục nếu quá trình hoạch định chính sách mang tính dân chủ, nghĩa là được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đóng góp trí tuệ, và đặc biệt là có sự nhân nhượng lẫn nhau giữa các tầng lớp, các nhóm người có lợi ích liên quan.

4.Tăng cường vai trò của báo chí trong thông tin và giám sát Đảng, giám sát nhà nước, đặc biệt là chống tham nhũng, lãng phí

Báo chí là công cụ hữu hiệu để phòng chống tham nhũng lãng phí, giám sát các tổ chức và các cá nhân có chức có quyền, nhất là các nhà chính trị, các quan chức nhà nước. Báo chí không chỉ là công cụ tuyên truyền của Đảng, của Nhà nước, là công cụ giáo dục, giải trí và nâng cao tri thức, văn hoá của

người dân mà còn là diễn đàn của nhân dân, là công cụ đề nhân dân thực hiện quyền dân chủ, nghĩa là quyền tham gia vào các công việc quốc gia. Tuy nhiên cũng một phần vì báo chí nước ta lại có nhược điểm là sự trùng lặp dung, quan điểm; dàn trải về lực lượng; bao cấp nặng và lãng phí về cơ sở vật chất do cơ quan báo chí đều trực thuộc chính quyền và cấp uỷ, chịu sự quản lý toàn diện của cấp uỷ và chính quyền, nên báo chí

không dám đấu tranh và khó đấu tranh có hiệu quả với cấp lãnh đạo và người lãnh đạo trực tiếp của mình. Để báo chí làm tốt hơn nữa chức năng giám sát Đảng, Nhà nước và đấu tranh chống lãng phí, tham nhũng cần phải đổi mới hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, đồng thời với việc tăng cường quản lý nhà nước về báo chí thông qua giám sát việc thực hiện luật báo chí. Cơ quan và cá nhân nào nào lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận mà làm trái luật báo chí phải bị xử lý nghiêm. Ngược lại, cá nhân và tổ chức nào ngăn cản báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong khuôn khổ pháp luật cho phép cũng phải bị xử lý. Cũng giống với hệ thống toà án, hệ thống báo chí cũng cần phải có sự độc lập nhất định với tổ chức Đảng và chính quyền cùng cấp. Điều này không phải là thoát ly

sự lãnh đạo của Đảng mà là đổi mới cách lãnh đạo của Đảng với báo chí.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thanh niên trong công cuộc góp phần xây dựng và phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Song để hiệu quả thì trong mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ được trách nhiệm của chúng ta trong công cuộc xây dựng và phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

- Có những hiểu biết nhất định và kiến thức cơ bản về nền dân

chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là học và nghiên cứu cách vận dụng hiệu quả vảo tình hình của nước ta, tiếp tục xây dựng đất nước theo đà đi lên chủ nghĩa xã hội đảm bảo dân chủ thực chất, xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động cơ

học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước. Quan tâm đến đời sống chính trị - xã hội của địa phương, đất nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của các hành động phản động, chống phá, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

- Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những

việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham nhũng, tham gia những hoạt động

mang tính xã hội như hiến máu tình nguyện, làm tình nguyện viên…

- Đặc biệt cần phải nghiên cứu, chọn lựa cẩn thận khi bầu cử

cho những đại biểu sẽ đại diện cho ý kiến của cộng đồng, nhận thức được những quyền dân chủ mà mình có, sử dụng những quyền ấy để đóng góp xây dựng đất nước, xã hội theo con đường dân chủ xã hội chủ nghĩa.

KẾT LUẬN

Học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và bồi dưỡng tư tưởng của tất cả sinh viên, đặc biệt là với những sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền – những người có khả năng sẽ làm việc cho những cơ quan ngôn luận, có ảnh hướng rất lớn tới việc truyền tải hình ảnh của Đảng, Nhà ước đến với quần chúng nhân dân.

Hơn nữa, nhờ nghiên cứu về đề tài “Mối quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa và những phương pháp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, em cũng có thêm nhiều cơ hội tích cực tìm tòi, sáng tạo trong công việc xử lý và sắp xếp thông tin khi hoàn thành bài nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện, em đã tiến hành thu thập và xử lý các tài liệu tham khảo, nhờ đó, em lại càng phần nào hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu và cách áp dụng đề tài nghiên cứu của mình vào đời sống thực tiễn. Đã có những khó khăn nhất định, song, điều đó cũng phần nào giúp em rút ra được kinh nghiệm phong phú và có thêm nhiều kiến thức cần thiết về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mỗi quan hệ giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng như những phương pháp xây dựng nền dân chủ xã hội củ nghĩa ở Việt Nam.

Bài tiểu luận này là thành quả môn học cũng như công sức của em trong toàn bộ quá trình học tập và nghiên cứu. Có thể vẫn còn một số điểm thiếu sót nhưng em hy vọng với bài tiểu luận này, quý thầy cô sẽ thầy được sự cố gắng tìm tòi, nỗ lực sáng tạo và sự vận dụng kiến thức vào thực hành của bản thân em. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới quý thầy cô Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung và cô Đặng

Thanh Phương – giảng viên chính bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đã tạo điều kiện giúp em tiếp thu môn học và hoàn thành bài tiểu luận này.

Em xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học,

Nxb. Chính trị quốc gia Sự Thật, Hà Nội.2021.

2.Trần Anh Tuấn, Nghiên cứu so sánh giữa chủ nghĩa xã hội dân

chủ và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2015.

3.PGS.TS. Trần Thành, Chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay

những quan điểm lý luận cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia. Hà

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN để XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ở VIỆT n (Trang 28 - 38)