Thực trạng di dân

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi (Trang 117)

7. Kết cấu của luận án

4.1.2. Thực trạng di dân

Đây có thể xem là một trong những tác động quan trọng làm thay đổi hệ sinh thái đời sống – văn hóa của ngƣời Chil và nhiều dân tộc khác. Cùng với chính sách định canh định cƣ, chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới cũng đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, đẩy mạnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm chuyển biến các hoạt động sinh kế của ngƣời Chil tại Khu vực Lang Biang. Xây dựng vùng kinh tế mới là chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm tổ chức phân bố lại lao động và dân cƣ trong cả nƣớc, chuyển một lƣợng lớn dân cƣ từ các vùng đồng bằng, thành phố tới các vùng miền núi, trung du, biên giới, hải đảo…. Nhà nƣớc khuyến khích ngƣời dân cùng gia quyến chuyển đến làm ăn tại các vùng kinh tế mới. Đối tƣợng là lao động những vùng nông thôn có mức bình quân

131

nhiên; Du lịch nghiên cứu, học tập; Du lịch hội nghị, hội thảo; Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch tình nguyện và Du lịch nghỉ dƣỡng với ngƣời Chil là nhân tố nòng cốt. Tuy vậy, các hoạt động khai thác này vẫn còn rất hạn chế về kết quả, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Ngƣời dân địa phƣơng thực sự tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch vẫn còn rất thấp. Đa số chỉ mới tham gia ở vai trò nhân công lao động phục vụ, chƣa có nhân tố chủ động đứng ra tổ chức, thiết kế chƣơng trình hoạt động hay tạo gói sản phẩm du lịch. Sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề lao động trong khu vực chƣa tác động và giúp ích nhiều cho cộng đồng ngƣời Chil; chƣa thu hút đƣợc đông thành viên tham gia, đủ để tạo nên sự thay đổi hẳn về cơ cấu lao động cũng nhƣ giá trị lao động cho dân tộc mới theo hƣớng phát triển hội nhập mà chỉ mới diễn ra trong khu vực thị trấn Lạc Dƣơng. Nhà nƣớc, chính quyền nên có quy hoạch ngành nghề thu hút lao động là ngƣời Chil để đa dạng hóa ngành nghề, tạo cơ hội và điều kiện làm việc cho họ để tạo ra nhiều hơn những cơ hội phát triển.

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và dịch vụ xã hội khu vực miền núi

Cƣ trú, sinh sống trong KDTSQ Lang Biang gồm toàn rừng núi, ngƣời Chil hầu nhƣ chƣa để lại, tạo dựng đƣợc công trình quy mô nào. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải vừa là yêu cầu bức thiết để phục vụ dân sinh cho cộng đồng ngƣời Chil và các dân tộc khác trong khu vực, đồng thời cũng sẽ giúp địa phƣơng Lạc Dƣơng nâng cao lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tƣ từ các nơi khác. Đây là tiền đề tạo cơ hội cho ngƣời dân tại chỗ cải thiện và phát triển sinh kế. Trƣớc m t, ở các khu vực dân cƣ tập trung, ngƣời Chil cần đƣợc tăng cƣờng hệ thống điện, đƣờng giao thông để đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện; cần thêm trƣờng học để phổ cập giáo dục; cần chợ và các cơ sở cung ứng – tiêu thụ để tăng cƣờng phục vụ sản xuất và trao đổi, lƣu thông hàng hóa. Các cơ sở y tế cấp xã, chƣơng trình đƣa bác sĩ về buôn làng cũng cần tăng cƣờng.

132

Ngoài ta, tuy không xa thành phố Đà Lạt, song huyện Lạc Dƣơng vẫn có các bon, làng, khu dân cƣ tập trung nằm rải rác, biệt lập trong tình trạng vùng sâu vùng xa, rất cần hai thứ thiết yếu. Một là mạng lƣới y tế để chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh thông thƣờng cho ngƣời dân, tăng cƣờng y tế dự phòng để phòng chống dịch bệnh. Hai là cần xây thiết chế văn hóa (nhà cộng đồng, trung tâm văn hóa thôn, x ; thƣ viện...) giúp ngƣời dân hƣởng thụ văn hóa chuyên nghiệp từ Nhà nƣớc, xã hội, đồng thời có không gian để cộng đồng g n bó, sáng tạo và lƣu truyền những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Giáo dục nâng cao năng lực tài chính và tiềm năng con người

So với măt bằng chung, trình độ học vấn của ngƣời Chil vẫn đang ở mức thấp. Hoạt động sản xuất, sinh sống vẫn lệ thuộc nhiều vào kinh nghiệm truyền thống và kỹ năng thực tiễn, chƣa làm chủ, ứng dụng tri thức khoa học – kỹ thuật đƣợc nhiều. Học vấn không cao đ hạn chế khả năng tính toán đầu tƣ sản xuất, hạn chế khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, hạn chế tham gia các lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề, kỹ thuật cao của ngƣời Chil. Nguồn lực con ngƣời trong cộng đồng ngƣời Chil do đó chƣa có thế mạnh. Khả năng lao động g n với tri thức không cao dẫn đến hiệu quả và giá trị lao động không cao, nguồn lực tài chính từ thu nhập của lao động ngƣời Chil cũng hạn chế. Điều kiện để đầu tƣ cho sản xuất, thay đổi ngành nghề hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm gần nhƣ bị bó hẹp, chƣa thoát đƣợc khỏi quy mô gia đình, bon làng, nƣơng rẫy. Nhiều hộ gia đình ngƣời Chil chƣa thoát nghèo, hoặc thoát nghèo không bền vững. Để giải quyết thực trạng này, ngoài bản thân các cá nhân, gia đình ngƣời Chil thì cần cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung tay, trong đó giáo dục nâng cao dân trí cho dân tộc tại chỗ là giải pháp lâu dài, bền vững, cần phải hết sức chú trọng.

Đối với việc tạo ra đội ngũ lao động có chất lƣợng, hiệu quả cao trong tƣơng lai, nhà nƣớc cần khuyến khích học nghề, học các chuyên ngành phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng và tập quán, điều kiện truyền thống lao động của dân tộc. Đối với sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh trƣờng nghề là ngƣời Chil hay

133

ngƣời dân tộc thiểu số nói chung, nhà nƣớc cần tạo điều kiện việc làm cho họ tại địa phƣơng, tạo điều kiện cho họ tham gia vào đội ngũ cán bộ các cấp ở địa phƣơng. Ngoài ra, cũng cần tính đến sự thay đổi trong quan niệm trong cấp, bậc giáo dục phổ thông nhƣ hiện tại, loại trừ các yếu tố bất cập và gây lãng phí tiềm năng con ngƣời trong cộng đồng ngƣời dân tộc. Đó là có thể tạo ra các chƣơng trình giáo dục, đào tạo tại chỗ để lao động phục vụ tại chỗ đ thực hiện khá tốt mô hình này.

Ở Việt Nam, mô hình dự án HEPA của TS Sinh vật Nguyễn Thị Lành (Đại học Wellington, New Zealand) tổ chức tại Sơn Kim, Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh khá thành công vì đ tổ chức khá tốt cho con em các dân tộc Khùa, Mày, Chứt, Sách, Arem và cả ngƣời Kinh trong khu vực. Các em vừa học, vừa tham gia bảo vệ, chăm sóc khai thác sản vật rừng bằng các công cụ lao động dân tộc truyền thống và tri thức địa phƣơng, trở thành cán bộ dự án phục vụ tại chỗ. Không có bằng đại học, nhiều em thậm chí không có bằng trung học (theo quy chuẩn quốc gia) nhƣng các em đều có kiến thức lâm học, sinh học cao và sâu, có thể trình bày các chƣơng trình nghị sự hoặc tham luận khoa học về rừng, về gen địa phƣơng bằng tiếng Anh tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế tổ chức ở nhiều nƣớc trên thế giới. Các em cũng có thể trở thành thành viên, tham gia nhuần nhuyễn các mạng lƣới, tổ chức lâm sinh, môi sinh, nhân đạo, thiện nguyện quốc tế, thƣờng xuyên liên lạc qua inernet, làm tƣ vấn. Về kỹ năng ứng xử với tự nhiên rừng, các em khá thành thạo nhƣ những kỹ sƣ lâm nghiệp.

Mô hình này cho thấy công tác đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là nghề nông, lâm cần phải đƣợc coi trọng và có chƣơng trình phù hợp, sát với thực tế điều kiện sống của ngƣời dân. Đào tạo nghề phải g n với chuyển giao công nghệ kĩ thuật và quy trình sản xuất mới, kết hợp với khai thác, ứng dụng tri thức địa phƣơng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, tạo tâm thế và cơ hội cho ngƣời Chil và đồng bào dân tộc khác cơ hội tiếp cận việc làm hoặc chuyển đổi ngành nghề. Quan tâm đến điều kiện đặc thù, có giải pháp giáo dục, đào tạo thích hợp là chính sách khả thi để hình thành nên một đội ngũ trí thức là ngƣời dân tộc Chil, phục vụ tại chỗ cho cộng đồng dân tộc mình trên cơ sở tự nguyện. Đó là một hƣớng đi khả thi và cũng là mục tiêu

134

chính đáng và thiết thực nhằm tạo động lực phát triển lớn cho ngƣời Chil trong Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang ở Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng.

4.3.2. Chính sách về phát huy văn hóa truyền thống của người Chil.

Cộng đồng dân tộc thiểu số ở khu vực Nam Tây Nguyên nói chung, ngƣời Chil KDTSQ Lang Biang nói riêng có cuộc sống g n bó mật thiết với rừng. Giải pháp chính sách hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục tập quán g n với rừng và hệ sinh thái rừng. Rừng vừa là địa bàn cƣ trú, môi trƣờng lao động sản xuất, vừa là hệ sinh thái văn hóa, tín ngƣỡng của họ. Di sản văn hóa, tín ngƣỡng và phong tục tập quán của dân tộc chỉ đƣợc bảo tồn và phát triển khi g n bó/đƣợc đặt trong hệ sinh thái rừng. Do nhu cầu phát triển kinh tế của toàn xã hội và địa phƣơng, một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng ngƣời Chil KDTSQ Lang Biang đ bị tách khỏi không gian rừng, bị hạn chế quyền tiếp cận tài nguyên rừng, buộc phải tìm kiếm sinh kế khác. Đa số ngƣời Chil chỉ có quyền chiếm hữu một phần diện tích đất rất nhỏ trong việc định cƣ và sản xuất kinh tế. Họ gần nhƣ bị tách khỏi khu vực rừng, hệ sinh thái, rừng tín ngƣỡng, rừng cộng đồng. Thiếu đất, thiếu rừng, thiếu môi trƣờng rừng..., các hoạt động thực hành tín ngƣỡng cộng đồng đang bị thu hẹp, mai một rất nhanh. Đây là điều kiện để các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng ngoại lai xâm nhập, phá vỡ và thay thế văn hóa tín ngƣỡng truyền thống, làm mai một bản s c văn hóa dân tộc và tiềm ẩn nhiều bất ổn về an ninh, chính trị trong lĩnh vực văn hóa x hội. Do đó, Nhà nƣớc và chính quyền tỉnh Lâm Đồng, huyện Lạc Dƣơng cần có nghiên cứu, xây dựng các đề án để nhanh chóng khôi phục không gian văn hóa rừng và đất rừng cho các buôn làng ngƣời Chil, nhất là các khu vực đồng bào đ có lịch sử định cƣ lâu đời.

Các khu vực rừng gần khu dân cƣ cần đƣợc chuyển giao cho cộng đồng, dân tộc, buôn làng quản lí theo hình thức rừng cộng đồng. Các thôn, xã thuộc khu vực vùng lõi hoặc vùng đệm cần tăng cƣờng mô hình đồng quản lí rừng giữa ban quản lý KDTSQ Lang Biang và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Đây là phƣơng pháp vừa phát huy, ứng dụng nguồn tri thức địa phƣơng hiệu quả vào bảo vệ phát triển rừng, vừa giúp cộng đồng dân tộc duy trì đƣợc hoạt động thực hành tín ngƣỡng, văn hóa

135

truyền thống g n với rừng. Trên nhiều khu vực trên thế giới, mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa trên cộng đồng đ đem lại thành công trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ tài nguyên rừng, giúp đảm bảo về sinh kế cho ngƣời dân sống dựa vào rừng. Cụ thể nhƣ một số khu vực ở đảo Bonero (Indonesia) hay Papua New Gine là những minh chứng rõ ràng. Về mặt xã hội, mô hình này đảm bảo sự bình đẳng về tiếp cận của các thành viên trong cộng đồng với các hoạt động và lợi ích từ việc quản lý hiệu quả tài nguyên rừng, giúp giảm thiểu các nguy cơ xung đột, tranh chấp cả trong cộng đồng lẫn giữa cộng đồng ngƣời Chil với các thực thể xã hội khác.

Từ lâu, những hoạt động khai thác tài nguyên rừng đ và đang là mối đe dọa lớn với tài nguyên và đa dạng sinh học các VQG và KSTSQ trong đó có KDTSQ Lang Biang và toàn vùng Tây Nguyên. Nó là tác nhân chính gây nên những xung đột, tranh chấp, dẫn đến bất ổn về an ninh, chính trị. Giải quyết tình trạng thiếu đất, thiếu rừng, gìn giữ và tạo điều kiện cho đồng bào Chil, cũng nhƣ đồng bào các dân tộc khác duy trì, phát huy đời sống văn hóa g n với rừng cũng là một yêu cầu bức thiết để ổn định an ninh trật tự, chính trị cho địa phƣơng và toàn x hội. Đó cũng là yêu cầu cho phát triển bền vững của dân tộc. Ngoài ra, việc giao quyền quản lý và bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác nguồn lợi tự nhiên từ rừng không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho đồng bào ngƣời Chil mà còn tăng cƣờng ý thức g n bó với rừng và nâng cao nhận thức bảo vệ rừng của cộng đồng.

4.3.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học rừng Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang trữ sinh quyển Lang Biang

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người Chil về Khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn thiên nhiên

Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang đƣợc UNESCO công nhận từ ngày 9-6- 2015. Đây là khu DTSQ thứ 9 của Việt Nam và đầu tiên ở Tây Nguyên. Công tác tuyên truyền về bảo vệ KDTSQ tuy đ đƣợc quan tâm nhƣng do thời gian chƣa lâu, sinh sống trong và gần khu vực phần lớn là đồng bào các dân tộc ít ngƣời nên sự quan tâm đến vai trò của KDTSQ, việc tuân thủ triệt để các yêu cầu ứng xử với nó vẫn còn nhiều bất cập, do đó cần tiếp tục đƣợc tuyên truyền.

136

Trong thực tế, chính quyền địa phƣơng huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng và BQL KDTSQ Lang Biang đ thƣờng xuyên họp dân phổ biến nội quy, quy chế bảo vệ rừng; Chƣơng trình nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, vị trí của KDTSQ về nhiều mặt cho ngƣời dân, chủ yếu là ở huyện Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng và một số địa phƣơng thuộc huyện Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận giáp với khu DTSQ. BQL KDTSQ cũng thƣờng xuyên tổ chức thuyết trình, chiếu phim, thành lập câu lạc bộ giáo dục bảo tồn nguồn gen, lập dự án bảo tồn lai tạo và phát triển nguồn gen cây con KDTSQ Lang Biang tại các khu dân cƣ, trƣờng học trong khu vực và vùng tiếp giáp. Cán bộ KDTSQ và ngƣời dân các địa phƣơng đ tích cực tìm kiếm, phát hiện các nguồn gen, tìm kiếm các mô hình thích hợp để bảo vệ và phát triển KDTSQ. Chính quyền, BQL KDTSQ đ nghiên cứu, xây dựng và triển khai cụ thể các mô hình quản lý rừng cộng đồng, quản lý bảo vệ và chia sẻ lợi ích từ rừng, từ tài nguyên tự nhiên của KDTSQ với ngƣời dân địa phƣơng. Lợi ích của ngƣời dân và lợi ích của KDTSQ đƣợc g n kết, chia sẻ hài hòa thông qua sự phối hợp, đóng góp, chung sức trong các chƣơng trình, dự án bảo vệ rừng, trồng rừng, giao khoán đất rừng cho hộ và cộng đồng chăm sóc bảo vệ.

Tuy nhiên, nhận thức là một quá trình do đó, chính quyền địa phƣơng, BQL KDTSQ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến từng hộ gia đình ngƣời Chil để họ hiểu rằng bên cạnh những quyền lợi mà họ đƣợc hƣởng từ rừng thì nó cũng kèm theo những nghĩa vụ liên quan. Và khi đ thay đổi đƣợc nhận thức họ sẽ tự ý thức trong vấn đề bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên,…

Tăng cường sự phối kết hợp giữa KDTSQ Lang Biang và chính quyền địa phương

Ngoài bảo tồn, bảo vệ nguồn gen, KDTSQ Lang Biang còn đóng vai trò lá phổi của khu vực Nam Tây Nguyên, g n bó mật thiệt với môi trƣờng hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận. KDTSQ Lang Biang đƣợc xem là cơ sở nghiên cứu khoa học về nguồn gen và đa dạng sinh học của thế giới. Các dịch vụ tham quan, du lịch g n với thu hút khách trong nƣớc, khách quốc tế, các nhà khoa học quốc tế đều đƣợc tổ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Sinh kế của người Chil ở Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, tỉnh Lâm Đồng Truyền thống và biến đổi (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)