Kết quả khảo sát ảnh hưởng của Auxin đến khả năng ra rễ của cây violet

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA VIOLET CHÂU PHI (SAINTPAULIA) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO (Trang 28)

Châu Phi (Saintpaulia) trong điều kiện nuôi cấy mô.

Nghiệm thức Nồng Độ NAA (mg/l) Trung bình số lá (Lá/ chồi) Trung bình số rễ (rễ) Trung bình chiều dài rễ (mm) Hình thái mẫu

D1 MS 11a 11,8d 7,6b Cây cao, thân còi, lá hơi nhỏ, xanh nhạt, rễ yếu, nhỏ

D2 0,3 8,8ab 12,4cd 11,6a Cây cao, thân mập, lá to, xanh đậm, rễ đồng đều, to

D3 0,5 7,6bc 21,6c 10,9a

Cây thấp, thân còi, lá nhỏ, xanh đậm, rễ không đồng đều, nhỏ yếu

D4 0,7 6cd 22,4c 5,02c

Rễ không đồng đều, yếu, rễ mọc bất cứ vị trí nào của cây có tiếp xúc với môi trường nuôi cấy, cây bị xốp, yếu

D5 1 5de 35,4b 4,3c

Rễ mọc từ thân, cuống lá hay bất cứ vị trí nào của thân có tiếp xúc với môi trường nuôi cấy, cây bị xốp, yếu

D6 1,5 4,2e 60,6a 4c

Rễ mọc từ thân, cuống lá hay bất cứ vị trí nào của thân có tiếp xúc với môi trường nuôi cấy, cây bị xốp, yếu

D7 2 4e 69,6a 3,8c

Rễ mọc từ thân, cuống lá hay bất cứ vị trí nào của thân có tiếp xúc với môi trường nuôi cấy, cây bị xốp, yếu Ghi chú: Các ký tự a, b, c, d… trên cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, khác biệt có ý nghĩa ở mức  = 0,05.

Chương 3. Kết quả và biện luận

Qua bảng 3.4 cho thấy: 100% các chồi Violet Châu Phi đều ra rễ dù được cấy trong môi trường có bổ sung hay không bổ sung NAA, điều đó chứng tỏ trong các chồi, auxin nội sinh cũng đủ để kích thích quá trình tạo rễ của chồi. Tuy nhiên khi bổ sung NAA với các mức nồng độ thay đổi chúng tôi nhận thấy ở nồng độ 0,3 mg/l thì cho số lá trung bình và chiều dài rề trung bình vượt trội hơn ở các nghiệm thức khác, tương ứng là 8,8 lá/ chồi và 11,6 mm và ở nghiệm thức này cho hình thái mẫu là các cây hoàn chỉnh, rễ mọc đúng vị trí tại gốc thân cây, với hình thái cây cao, thân mập, lá to, xanh đậm, rễ đồng đều, to và chất lượng. Khi tăng nồng độ NAA lên 0,5 mg/l thì độ dài và chất lượng rễ giảm dần mặc dù số rễ tăng. Khi càng tăng nồng độ NAA thì số rễ cũng càng tăng nhưng chất lượng rễ, chất lượng chồi càng giảm được thể hiện ở hình thái cây xốp, yếu, rễ mọc từ thân, cuống lá hay bất cứ vị trí nào của thân có tiếp xúc với môi trường nuôi cấy, gốc cây có sự hình thành mô sẹo biểu hiện rõ qua (Hình 3.4) điều này gây ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây cũng như dễ gây thối và hoại tử khi đưa cây ra trồng ở vườn ươm. Trong khi ở nghiệm thức đối chứng rễ được hình thành với hình thái tương đồng nhau, rễ nhỏ và giòn, dễ gãy. Như vậy, trong thí nghiệm này môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l NAA; 7g/l agar; 30g/l đường lả môi trường thích hợp nhất cho việc ra rễ của cây Violet Châu Phi (Saintpaulia).

Hình 3.4. Kết quả khảo sát đến khả năng ra rễ của cây violet (Saintpaulia) trong điều kiện nuôi cấy mô.

Ghi chú: Ban đầu: mẫu cây trước khi đưa vào cấy; D1: đối chứng; D2: bổ sung 0,3 mg/l-NAA; D3: bổ sung 0,5 mg/l-NAA; D4: bổ sung 0,7 mg/l-NAA; D5: bổ sung 1 mg/l-NAA; D6: bổ sung 1,5 mg/l-NAA; D7: bổ sung 2 mg/l-NAA.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đưa ra được kết luận như sau:

- Môi trường ¾ MS + 7 g/l agar + 30g/l đường là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển chồi của cây Violet Châu Phi (Saintpaulia).

- Cytokinin thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là KIN nồng độ 0,3 mg/l + 7 g/l agar + 30g/l đường.

- Gibberellin thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là GA3 nồng độ 0,5 mg/l + 7 g/l agar + 30 g/l đường.

- Auxin thích hợp cho tạo rễ in vitro là NAA nồng độ 0,3 mg/l + 7 g/l agar + 30 g/l đường.

4.2. Kiến nghị

Cần khảo sát thêm một số loại phân bón lá để đánh giá được đầy đủ quá trình sinh trưởng của cây con.

Cần tiếp tục theo dõi ảnh hưởng của phân bón lá đến giai đoạn ra hoa, thực hiện trên mô hình lớn hơn để đưa ra quy trình chăm sóc Violet Châu Phi (Saintpaulia) cho chất lượng cây và hoa tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dodd J. H., Roberts L. W.(1999), Experiments in plant tissue culture, Cambridge University press, United Kingdom.

[2] GS. TS Hoàng Minh Tuấn (2006), Giáo trình sinh lý học thực vật, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

[3] http://caycanhhn.com

[4] Lê Trần Bình, Hồ Hữu Nghị, Lê Thị Muội (1997), Công nghệ sinh học thực vật trong cải tiến giống cấy trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

[5] Nguyễn Đức Lượng, Lê Thị Thủy Tiên (2002) Công nghệ tế bào. NXB Đại học Quốc Gia, TP. HCM.

[6] Nguyễn Đức Thành (2002), Nuôi cấy mô tế bào thực vật – nghiên cứu và ứng

dụng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

[7] Teixeira da Silva, J. A., Zeng, S., Wicaksono, A., Kher, M. M., Kim, H.,

Hosokawa, M., & Dewir, Y. H. (2017). In vitro propagation of African violet: A review. South African Journal of Botany, 112, 501–507.

[8] Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn (2007) Sinh lý thực vật 7. NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9] Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm và Hoàng Minh Tấn (2007) Sinh lý thực vật 7. NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG HOA VIOLET CHÂU PHI (SAINTPAULIA) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)