Trên Thế giới

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 33 - 35)

III. CHIẾN LƯỢC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2. Trên Thế giới

2.1. “Năng lượng xanh” ở Đức

Đức là nước xây dựng chiến lược nền kinh tế “năng lượng xanh” đầu tiên trên thế giới. Theo đó, nước này đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo và hướng tới “mục tiêu xanh” vào năm 2050. Bộ Môi trường Đức đã công bố Bản lộ trình mới phác thảo tiến trình thực hiện các kế hoạch hướng tới một nền kinh tế sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo. Bản lộ trình của Đức đã nêu nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng, trong đó có việc xây dựng mạng lưới “điện thông minh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% từ 333,3 tỉ kWh vào năm 2020 xuống 277,7 tỉ kWh vào năm 2030. Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng, nước Đức sẽ tiết kiệm được hàng tỉ USD chi trả cho nhập khẩu năng lượng.

Hình 36. Sử dụng năng lượng hiệu quả giúp giảm nhẹ BĐKH

29

Ước tính đến năm 2030, nước Đức sẽ có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nay, Đức nổi bật với công nghệ xe hơi điện sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng dầu và làm giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính.

Riêng tài nguyên gió ở Đức đã và đang được khai thác tốt nhất. Dọc theo bờ biển phía bắc nước Đức là các bãi tuabin xa bờ khổng lồ có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW điện.

2.2. “Đảo năng lượng xanh” ở Đan Mạch

Ngày 4/2/2021, Đan Mạch đã tán thành kế hoạch xây dựng hòn đảo năng lượng đầu tiên trên thế giới ở Biển Bắc (North Sea), sản xuất và lưu trữ đủ năng lượng xanh để đáp ứng nhu cầu dùng điện của 3 triệu hộ gia đình ở châu Âu. Đây là một hòn đảo nhân tạo, với giai đoạn đầu sẽ có kích thước bằng 18 sân bóng. Hòn đảo này sẽ kết nối với hàng trăm tuôcbin (turbine) gió ở ngoài khơi và sẽ cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình cũng như hydro "xanh" để sử dụng cho hàng hải, hàng không... Đảo nhân tạo này rộng 12ha, được xây dựng cách bờ biển phía tây của Đan Mạch khoảng 80km và sẽ kết nối với vài quốc gia châu Âu. Đây là dự án xây dựng lớn nhất của Đan Mạch, trị giá 34 tỉ USD. Dự án này dự kiến hoàn tất trước năm 2033 và lúc đầu được dùng để cung cấp 3 GW điện, đủ đáp ứng nhu cầu cho 3 triệu hộ gia đình.

2.3. “Chung cư xanh” ở Singapo

Singapore là một trong những nước ở Đông Nam Á đi đầu và đạt được nhiều thành công trong phát triển công trình xanh trong lĩnh vực nhà ở đô thị thân thiện với môi trường.

30

2.4. “Tăng trưởng xanh” của Hàn Quốc

Hàn Quốc được coi là nước khởi động “cuộc cách mạng xanh” hơi muộn, nhưng chiến lược “tăng trưởng xanh” của nước này được cho là rất ấn tượng, với 38 tỉ USD dành cho chiến dịch giảm thiểu CO2 và xanh hóa 9 ngành công nghiệp chủ lực. Hơn nữa còn tạo gần 1 triệu việc làm mới từ nay đến năm 2012, kích thích khôi phục kinh tế mà không làm tổn hại môi trường. Theo họ, hiệu quả sử dụng năng lượng và tính thân thiện với môi trường đang trở thành yếu tố then chốt để tăng cường ưu thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)