HỒ SƠ, HĨA ĐƠN HỒN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1 Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 57)

2.4.1. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

* Theo quy định tại Điều 58 Luật quản lý thuế 2006, hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp trong ba tháng liên tục có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế GTGT đầu ra bao gồm:

46

- Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn thuế;

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn thuế. Trường hợp có điều chỉnh thuế GTGT đầu vào, đầu ra so với số thuế tại Tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do;

- Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.

Hồ sơ hoàn thuế GTGT cũng được quy định cụ thể cho 8 trường hợp tại Điểm 2, Mục I, phần G Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

* Qua thực tế áp dụng, phần lớn các vi phạm trong hoàn thuế đã bị phát hiện rơi vào trường hợp xuất khẩu do chính sách ưu đãi của Nhà nước trong khuyến khích hàng hóa xuất khẩu (thuế suất 0% đối với đa số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Do vậy, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính đã quy định chi tiết hồ sơ hồn thuế GTGT đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu như sau:

Trường hợp 1: Trường hợp xuất khẩu thanh tốn bằng tiền, hồ sơ hồn thuế bao gồm:

- Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư.

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thông tư.

47

Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra so với số thuế tại Tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do.

- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ:

+ Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu (trường hợp ủy thác xuất khẩu phải ghi số, ngày tờ khai xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác);

+ Số, ngày hợp đồng xuất khẩu hoặc số, ngày hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác gia công đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, ủy thác gia công xuất khẩu;

+ Hình thức thanh tốn, số, ngày, số tiền của chứng từ thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

- Biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác gia công hàng xuất khẩu (trường hợp đã kết thúc hợp đồng) hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ giữa bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu (đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hoặc ủy thác gia công xuất khẩu).

Trường hợp 2: Trường hợp xuất khẩu thanh toán bằng hàng, hồ sơ hoàn thuế gồm:

- Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư này.

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thông tư. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra so với số thuế tại tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do.

- Bảng kê các hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ:

48

+ Số, ngày hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài thanh tốn bù trừ với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

+ Số, ngày tờ khai xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu; + Số, ngày tờ khai nhập khẩu của hàng hóa nhập khẩu;

+ Số, ngày văn bản xác nhận với phía nước ngồi về số tiền thanh tốn bù trừ;

+ Số, ngày chứng từ thanh toán qua ngân hàng, số tiền thanh tốn (nếu có chênh lệch sau khi thanh tốn bù trừ hàng hóa).

Trường hợp 3: Trường hợp xuất khẩu tại chỗ, hồ sơ hoàn thuế bao gồm: - Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư.

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thơng tư. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra so với số thuế tại tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do.

- Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày hợp đồng xuất khẩu ký với nước ngoài;

+ Số, ngày tờ khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ;

+ Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh tốn tiền hàng hóa xuất khẩu tại chỗ qua ngân hàng.

Trường hợp 4: Trường hợp hàng hóa gia cơng chuyển tiếp, hồ sơ hồn thuế bao gồm:

- Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư.

49

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thông tư. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra so với số thuế tại tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do.

- Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ:

+ Số, ngày hợp đồng gia công giao; số, ngày hợp đồng gia công nhận; + Số, ngày tờ khai hàng gia công chuyển tiếp;

+ Số, ngày, số tiền của chứng từ thanh tốn tiền hàng hóa xuất khẩu tại chỗ qua ngân hàng.

Trường hợp 5: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài, hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

- Văn bản đề nghị hoàn thuế nêu rõ lý do, số thuế đề nghị được hoàn và thời gian phát sinh số thuế đề nghị hoàn theo mẫu số 01/HTBT ban hành kèm theo thông tư.

- Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh đầu ra, số thuế đầu vào được khấu trừ, số thuế đã nộp (nếu có), số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra đề nghị hoàn theo theo mẫu số 01-1/HTBT ban hành kèm theo thông tư. Trường hợp có điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra so với số thuế tại tờ khai đã nộp cho cơ quan thuế thì người nộp thuế phải giải trình rõ lý do.

- Bảng kê hồ sơ có chữ ký và đóng dấu của cơ sở, ghi rõ: + Số, ngày giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài;

+ Số, ngày văn bản chấp thuận dự án đầu tư hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

+ Danh mục hàng hóa xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài do Bộ Thương mại cấp (trong đó ghi rõ: chủng loại, số lượng và trị giá hàng hóa).

50

Lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc khuyến khích xuất khẩu hàng hóa (thuế suất 0%) một số công ty đã lập hồ sơ xuất khẩu khống (hồ sơ đã xuất khẩu nhưng thực sự khơng có hàng hóa), bằng cách lập nhiều doanh nghiệp "ma" làm các hợp đồng mua bán, rồi xuất các hóa đơn

khống để lập bộ hồ sơ đề nghị hồn thuế. Hình thức gian lận này của doanh nghiệp khá "công phu". Mặc dù đã có những quy định bổ sung về điều kiện

chứng minh hàng xuất khẩu và gần đây nhất Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 94/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện hồn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng vẫn chưa loại bỏ hết được tình trạng này.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn GTGT khống đầu vào và được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đến 10%. Trong thực tế, gian lận kiểu này đã được thực hiện với thủ thuật sử dụng dãy hóa đơn của hàng loạt doanh nghiệp nối tiếp nhau có địa điểm hoạt động ở các địa phương khác nhau. Trong đó chỉ cần một doanh nghiệp đầu tiên "ma" là được.

Ví dụ 6: Doanh nghiệp 1 - bán hàng khống, xuất hóa đơn GTGT 

doanh nghiệp 2  doanh nghiệp 3  doanh nghiệp 4  xuất khẩu khống. Doanh nghiệp 4 xuất khẩu khống, xin hoàn thuế. Với phương pháp kiểm tra, đối chiếu hóa đơn hiện nay khơng thể truy tồn bộ quá trình vận hành của hóa đơn từ doanh nghiệp 4 ngược lại đến doanh nghiệp 1 nên không thể phát hiện gian lận. Qua hệ thống dãy doanh nghiệp nêu trên, ngồi thuế GTGT, cịn có thể gian lận thêm 25% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ 7: Ngày 28/4/2009 Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế GTGT của một số cán bộ nhân viên của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam. Các bị cáo Lê Hịa Bình, Phan Xuân Luận, Đặng Thị Trần Châu, Nguyễn Phương Hoa, Đinh Thị Kim Quy, Bùi Thị Minh Thư, Tô Hồng Thái Lâm, Tơ Chỉnh Nguyên, Vương Xuân Phát, Nguyễn Thị Hiên, Trương Hùng Dũng, Hồng Cơng Bình bị Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử về các tội danh "Lừa đảo chiếm

51

đoạt tài sản", "Làm, tàng trữ, lưu hành các giấy tờ có giá giả", cụ thể: Lập

khống hồ sơ hàng may mặc bán sang các nước Đông Âu. Với trách nhiệm được giao Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thủy sản Việt Nam bị cáo Lê Hịa Bình đã thơng đồng cho Phan Xuân Luận lập nhiều hồ sơ khống xin hoàn thuế nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT, mua bán hóa đơn GTGT để hợp thức hóa đầu vào. Khi được hồn thuế trích lại cho cơng ty 10% tiền thuế được hồn cịn lại chia nhau hưởng lợi. Mượn hồ sơ của công ty khác làm hồ sơ hoàn thuế. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2002, Trung tâm xuất khẩu đã làm thủ tục xuất khẩu cho cơ sở Nam Ngân 20 lô hàng may mặc. Phan Xuân Luận, Đặng Thị Trần Châu đã soạn 20 hợp đồng ngoại thương bán hàng may mặc cho 6 công ty tại Ba Lan, Rumani, Bungari, Ucraina… Hồ sơ thanh toán tiền hàng của Trung tâm xuất khẩu đều thể hiện tên của Phan Xuân Luận.

Sau khi có quyết định của Bộ Tài chính về việc hàng hóa xuất khẩu phải thanh tốn qua ngân hàng thì mới chấp nhận cho hồn thuế, Phan Xuân Luận và Đặng Thị Trần Châu đã bàn với chị Nguyễn Thị Hà chuyển tiền về tài khoản của Trung tâm xuất khẩu tại Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh.

Dùng tài liệu, chứng từ khống mua bán hàng may mặc để lập hồ sơ xin hoàn thuế và sử dụng số tiền được hồn thuế. Hàng tháng Tổng Cơng ty thủy sản Việt Nam lập báo cáo thuế và xin hoàn thuế. Trên cơ sở chứng từ, tài liệu của các đơn vị thành viên (trong đó có Trung tâm xuất khẩu) sau khi được cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho hồn thuế, Tổng cơng ty thanh tốn trả tiền được hồn thuế cho các đơn vị thành viên.

Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định cho Trung tâm xuất khẩu được hoàn và khấu trừ tiền thuế 3.086.580.046 đồng của 29 tờ hóa đơn giá trị gia tăng của 5 Cơng ty trách nhiệm hữu hạn ghi bán hàng may mặc khống. Từ tháng 8/2002 đến 7/2004 Tổng công ty Thủy sản Việt Nam đã lập 12 phiếu chi chi tiền hoàn thuế cho Trung

52

tâm xuất khẩu 4.826.055.765 đồng, trong đó có 3.086.570.046 đồng được hồn khống nêu trên. Sau khi nhận được tiền hoàn thuế, Lê Hịa Bình, Nguyễn Phương Hoa đã ký phiếu chi chi trả tiền mua hóa đơn cho 5 cơng ty trách nhiệm hữu hạn theo thỏa thuận là 80% trị giá tiền thuế ghi trên hóa đơn là 2.327.213.882 đồng (nêu ở phần trên) và chia nhau tiền hoàn thuế [32].

Số lượng các doanh nghiệp lợi dụng lập hồ sơ khống để xin hoàn thuế tuy không nhiều nhưng mức độ vi phạm nghiêm trọng, hoạt động có tổ chức, liên kết giữa nhiều doanh nghiệp ở nhiều địa phương khác nhau, thủ đoạn tinh vi, qui mơ lớn. Thậm chí có trường hợp thông đồng với cán bộ quản lý nhà nước, số tiền chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng/đơn vị. Hồ sơ hoàn thuế GTGT đối với trường hợp xuất khẩu là nhóm hồ sơ rất hay bị vi phạm, làm khống và giả.

Ví dụ 8: Ngày 9/4/2010, Tịa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tun phạt Trương Hồng Dũng (nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhật Tân) mức án 18 năm tù, Trương Thành Niên (anh ruột Dũng, nguyên Phó Giám đốc) 10 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cơ quan công tố:

Anh em Trương Hoàng Dũng thường xuyên qua lại Việt Nam và Campuchia để kinh doanh nên biết được chính sách hồn thuế giá trị gia tăng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó, Dũng đã làm giả các hợp đồng, sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào của tư thương Campuchia và xuất khống hóa đơn đầu ra, hợp thức hóa hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia, mở tài khoản ngân hàng chuyển ngoại tệ từ nước bạn về Việt Nam. Trên cơ sở đó, Dũng lập khống hồ sơ hoàn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước. Tổng cộng từ năm 2002 đến năm 2005, anh em "giám đốc" đã làm giả 6 bộ hồ sơ hoàn

53

thuế, chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng. Khi họ rút được hơn 2 tỷ đồng thì bị bắt [7].

Tại các phiên tòa, giới luật sư thường nhắc tới trách nhiệm của cơ quan thuế. Vì đây là khâu cuối cùng, để hồn tất q trình lừa đảo của bọn tội phạm. Tiến hành kiểm tra sau hồn thuế là cơng việc lại hết sức nan giải, bởi cán bộ thuế thì ít, mà địa bàn lại rộng lớn. Đây cũng chính là một trong những lý do kéo dài thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp, khiến số doanh nghiệp bị

"treo" hoàn thuế GTGT mỗi ngày càng nhiều thêm, gây thiệt hại cho những

doanh nghiệp làm ăn chân chính đồng thời cũng trở thành một gánh nặng đối với cơ quan thuế.

Khơng thể khơng nói đến trách nhiệm của các cán bộ hải quan tại các cửa khẩu. Tuy nhiên, trong các vụ án này, các cán bộ hải quan phần lớn đều

"ngồi vịng" pháp luật bởi những lý do như "chưa điều tra làm rõ được việc các bị can có mượn hàng tư thương để thực hiện xuất khẩu khống, nên chưa đủ cơ sở kết tội các nhân viên hải quan này" hoặc do chưa bắt được kẻ trung

gian môi giới nên "chưa có cơ sở xử lý hình sự".

Hình phạt đối với loại tội phạm này cịn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Đây

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)