người thành niên phạm tội tương ứng; không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, điều này thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Thống kê mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi bị xét xử phúc thẩm tại Tp. HCM từ năm 2016 đến 2020 Năm Tổng số bị cáo là người dưới 18 tuổi Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt Giáo dục tại trường giáo dưỡng Cảnh cáo Phạt tiền Cải tạo không giam giữ Tù có thời hạn 2016 58 0 15 3 9 12 19 2017 62 3 13 12 7 11 16 2018 61 4 12 7 11 12 15 2019 82 3 18 24 8 12 17 2020 102 2 20 19 10 24 27 Tổng 365 12 78 65 45 71 94
(Nguồn: TAND Thành phố Hồ Chí Minh)
Đối với người dưới 18 tuổi bị xét xử phúc thẩm tại Tp. HCM từ năm 2016 đến năm 2020 chúng ta có thể thấy hình phạt tù có thời hạn luôn chiếm tỷ lệ cao trong việc quyết định hình phạt của tòa án. Xuất phát từ một số lý do sau: Một là, tâm lý chung của nhiều Thẩm phán làm công tác xét xử hình sự là khi một người dưới 18 tuổi bị khởi tố, truy tố về một tội phạm nào đó thì đồng nghĩa các em đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hai là, các biện pháp tư pháp được áp dụng riêng cho người dưới 18 tuổi bao gồm giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng nhưng trên thực tế, các cơ quan, tổ chức tại xã, phường, thị trấn chưa chú ý để
treo cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Qua thực tiễn xét xử, hình phạt chính được áp dụng là tù có thời hạn. Vì hình phạt tù có thời hạn mang hiệu quả đấu tranh, chống tội phạm cao hơn các biện pháp khác.
Thực tiễn xét xử hình sự phúc thẩm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại Tp. HCM từ năm 2016 đến năm 2020 cho thấy người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi cao hơn độ tuổi người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 2.5: Thống kê người dưới 18 tuổi bị xét xử phúc thẩm tại Tp. HCM theo nhóm tuổi Năm Tổng số người dưới 18 tuổi bị xét xử Nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi Nhóm tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi Tổng Tỷ lệ % Tổng Tỷ lệ % 2016 58 12 20,7 46 79,3 2017 62 27 43,5 35 56,5 2018 61 23 38 38 62 2019 82 37 45 45 55 2020 102 44 43 58 57 Tổng 356 143 39 222 61
(Nguồn: TAND Thành phố Hồ Chí Minh) Phân tích bản án
Bản án số 308/2019/HSPT ngày 22/7/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
Nội dung vụ án: Sáng ngày 10/12/2016, Phạm Thanh S điều khiển xe Mô tô biển số 70K6-3336 chở Nguyễn Hồng Bảo Đ từ tiệm sửa xe Xuân Trường đến khu vực cầu vượt Quang Trung trên đường Quốc lộ 1A để về quê. Mặc dù biết bảo Đ sinh ngày 11/3/2000 chưa đủ tuổi điều khiển xe Mô tô trên 125 phân khối nhưng Sang vẫn giao xe nhờ Đ mang về tiệm sửa xe Xuân
Trường. Khoảng 07 giờ 30 phút cùng ngày trên đường về Đ điểu khiển xe mô tô lưu thông ngược chiều trên đường nhựa (đường dẫn từ đường Tô Ký, cầu vượt Quang Trung hường ra Quốc lộ 1). Khi đến trước nhà số 70/16 khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12 thì xảy ra va chạm với xe mô tô do anh Dương Văn T điều khiển chở anh Nguyễn Đình S1 ngồi phía sau đang lưu thông từ đường Tô Ký hướng vè Quốc lộ 1.
Hậu quả: Anh Dương Văn T bị thương nặng và tử vong cùng ngày tại Bệnh viện, hai xe mô tô bị hư hỏng.
Nguyễn Hồng Bảo Đ và anh Nguyễn Đình S1 bị xây xát nhẹ, đã từ chối giám định thương tật.
Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số: 63-17/KLGĐ-PY, ngày 06/2/2017 của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh, kết luận: Anh Dương Văn T tử vong do chấn thương sọ não và hít sặc máu vào đường thở, nồng độ cồn trong máu là 11mg/100ml.
Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn: Nguyễn Hồng Bảo Đ sinh ngày 11/3/2000 chưa đủ tuổi theo quy định khi điều khiển xe mô tô biển số 70K6- 3336 (có dụng tích trên 125cm3) lưu thông ngược chiều, không kiểm soát được tốc độ, tay lái nên đã gây ra tai nạn, vi phạm Điều 60, Điều 9 Luật giao thông đường bộ Việt Nam (lỗi hoàn toàn).
Anh Dương Văn T điều khiển xe mô tô biển số 51P1-5164 lưu thông đúng phần đường quy định (không có lỗi).
Kết quả xét xử sơ thẩm: Thời điểm phạm tội bị cáo Đ chưa đủ 18 tuổi, nhưng đã tự ý điểu khiển xe lưu thông ngược chiều gây tai nạn giao thông cho người khác gây thiệt hại về tính mạng và tài sản. Hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp khách thể là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Cấp sơ thẩm đã xem xét tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khi lượng hình đối với bị cáo và tuyên phạt bị cáo 06 tháng tù thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
Sau khi xét xử sơ thẩm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Quận 12 có kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hồng Bảo Đ, đồng thời áp dụng Điều 65 cho bị cáo được hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách phù hợp đối với Nguyễn Hồng Bảo Đ nhằm bảo đảm với nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy, hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trực tiếp khách thể là trật tự an toàn giao thông đường bộ. Bị cáo chưa đủ tuổi theo quy định khi điều khiển xe lưu thông ngược chiều, không kiểm soát được tốc độ, hành vi của bị cáo còn vô ý xâm hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của người khác, hậu quả làm chết 01 người. Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Đ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và được đại diện theo pháp luật của bị hại có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và áp dụng Điều 54, Điều 91, Điều 101 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung 2017 là đã xem xét áp dụng nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đối với bị cáo. Mặt khác, với tình hình trật tự an toàn giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh các vụ tai nạn giao thông tăng cao, nhằm để răn đe và phòng ngừa chung cho toàn xã hội thì mức án Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên cho bị cáo Nguyễn Hồng Bảo Đ là phù hợp nên không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát.
Tác giả thấy với mức án 06 tháng tù thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định và Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát là phù hợp với hành vi và hậu quả mà bị cáo đã gây ra sau khi đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ.
2.3. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân.
2.3.1. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc
Bên cạnh những thành quả xét xử đạt được qua các năm của Tòa án cấp phúc thẩm thì quy định của BLTTHS về thủ tục phúc thẩm chưa thật rõ ràng, việc hướng dẫn và giải thích chưa kịp thời. Điều đó dẫn đến nhận thức khác nhau về tính chất, quy định, phạm vi quyền hạn của cấp phúc thẩm.
Về kháng cáo quá hạn: Chưa được thực hiện đúng theo quy định trong
thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đơn kháng cáo và tài liệu kèm theo Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét kháng cáo quá hạn và cùng đại diện Viện kiểm sát họp xét kháng cáo quá hạn. Do tính chất công việc nhiều, sắp xếp nhân sự, phải gửi tài liệu cho Viện kiểm sát cùng cấp và nhận lại tài liệu nên BLTTHS năm 2015quy định 10 ngày nhận đơn thì phải mở phiên họp là chưa đáp ứng được về mặt thời gian. Có trường hợp cấp phúc thẩm xét thấy chưa có đủ tài liệu để xem xét thì phải yêu cầu cấp sơ thẩm hoặc đương sự cung cấp.
Về chủ thể tiến hành tố tụng: Quy định tại Điều 415 BLTTHS năm
2015 nhưng BLTTHS là “người có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi” và “có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi” nhưng thực tế người tiến hành tố tụng chưa được tập huấn, đào tạo để có các hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Về người tham gia tố tụng: Tại Điều 414 quy định nhà trường, đoàn
thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm. Nhưng thực tế các cơ quan, tổ chức này không được Tòa án cấp phúc thẩm triệu tập đến phiên tòa
mà chỉ triệu tập người đại diện hợp pháp cho người dưới 18 tuổi và người trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.
Bất cập trong việc thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm của Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án có trách nhiệm xét xử đóng vai trò trung gian, chỉ xét xử và đưa ra phán quyết trong phạm vi giới hạn của sự buộc tội, chỉ lắng nghe và giữ quyền điều hành phiên tòa quyết định cho ai hỏi, trả lời, duy trì thời gian hỏi và có quyền cắt các ý kiến, trình bày không đúng trọng tâm; Viện kiểm sát có chức năng buộc tội; người bào chữa có chức năng gỡ tội. Thực tế khi xét hỏi Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán thành viên, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thực hiện việc xét hỏi. Việc Hội đồng xét xử hỏi quá nhiều, trong khi Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi quá ít khiến việc tranh tụng chưa đi vào chiều sâu.
Về áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo dưới 18 tuổi trong xét xử
phúc thẩm: Bản án sơ thẩm bị hủy để điều tra lại, xét xử lại và xét thấy việc
tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm ra quyết định tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại. Quy định này không xác định thời hạn cụ thể mang tính tùy nghi trong trường hợp này dẫn đến tình trạng tùy tiện, kéo dài quá trình giải quyết vụ án.
Ngoài ra, số lượng án tồn đọng của cấp phúc thẩm còn nhiều do Thẩm phán quá tải, bình quân 01 Thẩm phán Tòa án nhân dân Tp. HCM được giao 130 vụ án/năm. Đối với Tòa án nhân dân Tp. HCM thì lượng án lớn, phức tạp đa dang.
Quy định về phát hành bản án còn quá hạn do bản án phát hành cần chỉnh sửa hình thức, lỗi chính tả, kiểm tra lại số liệu, Thẩm phán thường xuyên phải tham gia xét xử các vụ án với tư cách là Chủ tọa, thành viên Hội đồng xét xử, thực hiện các thủ tục thu thập chứng cứ tài liệu, các Tòa án thiếu Thư ký trầm trọng, thời gian gửi dịch vụ bưu chính theo hình thức gửi thường
là các nguyên nhân thực tế chưa đảm bảo quy định về thời hạn phát hành bản án.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc
Thứ nhất, bất cập trong quy định của pháp luật về thủ tục xét xử phúc
thẩm đối với những vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. Đó là trong việc xây dựng hoàn thiện các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, chưa rõ ràng nhưng chưa được kịp thời hướng dẫn làm cho người áp dụng pháp luật trở nên lúng túng, dẫn đến việc vận dụng chủ quan, vi phạm tố tụng hình sự. Việc một số quy định chưa rõ ràng tạo ra các kẽ hở cho các chủ thể tiến hành tố tụng lợi dụng để đạt mục đích không trong sáng.
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn: Nhận thức của người tiến hành tố tụng
khác nhau về tính chất, quy định, quyền hạn của cấp xét xử phúc thẩm.
Tinh thần trách nhiệm của một số người tiến hành tố tụng chưa cao, tác phong làm việc không khoa học, làm việc theo lối mòn. Trong quá trình giải quyết vụ án dẫn đến kéo dài, phải gia hạn thêm thời hạn xét xử không cần thiết.
Số lượng Thẩm phán, Thư ký, bộ phận giúp việc, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so với chỉ tiêu, biên chế, khối lượng công việc ngày càng tăng, nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, chưa tương xứng với số lượng án ngày càng tăng, càng phức tạp như hiện nay dẫn đến chất lượng giải quyết chưa cao và chậm tiến độ giải quyết vụ án.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo tội phạm ngày càng phức tạp đa dạng, tính chất phạm tội ngày càng nghiêm trọng, xuất hiện nhiều tội phạm mới như về an ninh không gian mạng, môi trường, hợp tác đầu tư quốc tế, các lĩnh vực kinh tế mới... Do vậy, dẫn đến đội ngũ người tiến hành tố tụng chưa kịp thời nắm bắt những thay đổi đó. Mặt khác, sự thay đổi nhanh chóng các quan hệ xã hội cũng dẫn đến tình trạng pháp luật chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá thực tiễn xét xử các VAHS bị cáo là người dưới 18 tuổi, luận văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc giải quyết vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi để áp dụng vào thực tiễn công tác xét xử nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử đối với các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi góp phần vào việc nâng cao chất lượng thủ tục tố tụng xét xử phúc thẩm các VAHS ở Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc nâng cao chất lượng xét xử các VAHS mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: Khái quát về người dưới 18 tuổi; đặc điểm tâm lý lứa tuổi của người dưới 18 tuổi; những quy định của pháp luật nói chung về người dưới 18 tuổi; những quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn về thủ tục xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi. Thông qua đó, luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử phúc thẩm các vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi không những chỉ nhằm mục đích phòng chống tội phạm mà cao hơn là cải tạo giáo dục họ mau chóng nhận thức được lỗi lầm để trở thành công dân có ích cho gia đình và xã hội. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử phúc