MỞ ĐẦU
tích cho học sinh tiểu học
1) Lập kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học
Theo ý kiến của các nhà khoa học Đặng Quốc Bảo [1], Đặng Thành Hưng [16], Phan Văn Kha [17],... lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động và quyết định các nội dung cần làm để đạt được mục tiêu đó: “Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống nói chung và hoạt động cụ thể nói riêng”.
Lập kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học là quá trình người hiệu trưởng nhà trường xác định mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và quyết định những công việc trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích để đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đã xác định.
Nội dung công tác lập kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh của hiệu trưởng trường tiểu học bao gồm các công việc:
- Xác định mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích là đích định hướng cho công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường phải đạt được. Khi thiết lập mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cần đảm bảo thể hiện tất các chủ trương, chính sách giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của nhà nước, ngành giáo dục và đào tạo để từ đó hình thành các phẩm chất và năng lực thực hiện cho học sinh tiểu học. Mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích bao gồm mục tiêu cung cấp tri thức, nâng cao văn hóa cho học sinh; hình thành thái độ tích cực với hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Nghiên cứu các văn bản nghị quyết về công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với các lực lượng xã hội có liên quan đến giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Đánh giá thực trạng giáo dục phòng chống tai nạn thương tích hiện nay. Đây là công việc quan trọng trong lộ trình xây dựng kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh để kế hoạch đó sát với thực tiễn và phù hợp với học sinh, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức... Việc đánh giá thực tiễn đặc biệt là mặt yếu và hạn chế sẽ là cơ sở khoa học để đảm bảo kế hoạch khi thực hiện sẽ khắc phục được những tồn tại cần thiết trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, tận dụng được các cơ hội, thời cơ tạo nên sức mạnh, điều kiện tốt nhất cho công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Xác định các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường. Kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích là chương trình hành động cụ thể thực hiện giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích có hiệu quả đến đâu tùy thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có một vấn đề cơ bản là xác định đúng các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường. Việc xác định rõ các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh với các nội dung cần thiết, lâu dài và cụ thể sẽ làm cho hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích vừa đảm bảo toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời giải quyết.
- Lập kế hoạch thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích là nội dung quan trọng. Kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của nhà trường, của các bộ phận tham gia chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích.
- Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích: biện pháp về tổ chức hành chính, biện pháp về tâm lý giáo dục, biện pháp về kinh tế để tiến hành giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cho việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trường tiểu học có liên quan nhiều đến thời gian, tài chính, cơ sở vật chất. Vì vậy khi lập kế hoạch chiến lược hay kế hoạch cụ thể giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh phải dự kiến được tất cả các yếu tố vật chất, kinh phí phục vụ cho công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích để kế hoạch đó có thể thực hiện tốt.
2) Tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học
Harold Koontz và cộng sự [11], Đặng Thành Hưng [15]: “Tổ chức là quá trình xác định, cấu trúc tổ chức của hệ thống theo các đơn vị trực thuộc với các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và cá nhân rõ ràng, có cơ chế phối hợp nhằm đảm bảo thực thi các chức năng nhiệm vụ hướng tới mục tiêu chung của hệ thống”; “Tổ chức là quá trình tạo lập các thành phần cấu trúc, các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho các bộ phận thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức”.
Tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh của hiệu trưởng là quá trình xác định các thành phần, bộ phận tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, xác định mối quan hệ giữa các thành phần tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, nhằm làm cho hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích thực hiện có hiệu quả, đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đặt ra.
Nội dung tổ chức bộ máy giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Xác định các lực lượng tham gia quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường bao gồm: các lực lượng trong nhà trường, như hiệu trưởng cùng ban giám hiệu, các tổ chức chính trị trong nhà trường như: công đoàn, đoàn thành niên, đội thiếu niên tiền phong,... và các lực lượng ngoài nhà trường như: các ban ngành đoàn thể như Hội phụ nữ, hội phụ huynh học sinh, y tế, các lực lượng xã hội...
- Xây dựng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Xác định nhiệm vụ cụ thể của hiệu trưởng cùng ban giám hiệu. Nhiệm vụ và nội dung công việc cụ thể của các bộ phận trong nhà trường trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh: Hiệu trưởng là lãnh đạo cao nhất của nhà trường trực tiếp quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu học, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của Bộ Giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục đào tạo, trao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường. Các phó hiệu trưởng giúp việc cho hiệu trưởng và thừa ủy quyền của hiệu trưởng tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Các tổ chức chính trị như công đoàn, đội thiếu niên, thông qua sự lãnh đạo của
Đảng, chính quyền, tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh, tổ chức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Xây dựng cơ chế làm việc, tổ chức phối hợp điều hành hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích: Cơ chế làm việc giữa các bộ phận giáo dục trong nhà trường: hiệu trưởng - phó hiệu trưởng - tổ trưởng chuyên môn - giáo viên chủ nhiệm lớp; cơ chế làm việc với các tổ chức chính trị trong nhà trường. Việc xác định được chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể và thiết lập được cơ chế làm việc, quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường và với ngoài nhà trường sẽ là điều kiện đảm bảo để hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh đạt kết quả.
- Xác định các lực lượng tham gia công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và tổ chức tập huấn cho giáo viên cùng các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh về các nội dung, hình thức, phương pháp... giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
3) Chỉ đạo giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh
Harold Koontz và cộng sự [11], Đặng Quốc Bảo [1]..., chỉ đạo là điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động, động viên giúp đỡ cán bộ người dưới quyền, các bộ phận thực hiện nhiệm vụ được phân công nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống.
Chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học là quá trình người hiệu trưởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, động viên, giúp đỡ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường cùng các lực lượng ngoài xã hội thực hiện nhiệm vụ giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đã được xác định, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đặt ra.
Nội dung công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Ra các quyết định giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh bằng văn bản, cụ thể hóa các văn bản pháp quy của cấp trên về giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường.
- Tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cụ thể là tiến hành các hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích như tổ chức dạy học các môn học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp... nhằm mục đích giáo dục cho học sinh. Thực hiện quyền chỉ đạo và hướng dẫn triển
khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường của lãnh đạo nhà trường.
- Đôn đốc, động viên, khuyến khích hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh bằng cách hình thành những động cơ thúc đẩy mọi người cùng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích từ vị trí công tác của mình để công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đạt hiệu quả.
- Trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích nhiều khi do thực tiễn đòi hỏi cần thết phải điều chỉnh công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích so với kế hoạch đã được xây dựng để đạt được mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh phù hợp với thực tiễn giáo dục đặt ra. Vì vậy, người hiệu trưởng giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận, các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Tổng kết đánh giá công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích để từ đó lựa chọn những điển hình, những ưu điểm, những mặt mạnh trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Trên cơ sở đó có tiền đề cơ sở để thực hiện các hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích phù hợp hơn và có hiệu quả hơn.
4) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học
Theo Harold Koontz và cộng sự [11],Đặng Thành Hưng [15], Đặng Quốc Bảo [1], “Kiểm tra đánh giá là chức năng của quản lý thông qua đó cá nhân, nhóm, tổ chức theo dõi, giám sát hoạt động và kết quả hoạt động, uốn nắn sửa chữa những sai lệch cần thiết”; “Kiểm tra đánh giá bao gồm 3 nội dung: xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng; kiểm tra, giám sát hoạt động và đối chiếu với mục tiêu; điều chỉnh sai lệch cần thiết”.
Kiểm tra hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là quá trình hiệu trưởng nhà trường tổ chức giám sát hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, kết quả hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và uốn nắn, sửa chữa những lệch lạc trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong những trường hợp cần thiết. “Quá trình này gồm 3 nội dung: xây dựng các tiêu chuẩn là những chỉ tiêu để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ; đo đạc việc thực hiện; điều chỉnh các sai lệch cho hệ thống đạt được mục tiêu”.
Nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh tiểu học gồm:
- Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Các tiêu chuẩn kiểm tra có thể theo các tiêu chí về mục tiêu giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, hình thức giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và kết quả giáo dục phòng chống tai nạn thương tích theo yêu cầu trường học an toàn.
- Đo đạc, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ giáo dục phòng chống tai nạn thương tích theo kế hoạch. Hiệu trưởng cần phải phân tích kết quả, căn cứ vào chuẩn, vào các chỉ số đã được xác định trong tiêu chuẩn để đưa ra các kết luận về mức độ thực hiện giáo dục phòng chống tai nạn thương tích ở mỗi một bộ phận trong nhà trường và mỗi một thành viên trong công tác giáo dục. Điều này đòi hỏi những cán bộ quản lý và giáo viên phải có chuyên môn về năng lực đánh giá, có tính khách quan trung thực và công bằng trong đánh giá giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Người hiệu trưởng cần có thu thập các thông tin về việc giáo dục phòng chống tai nạn thương tích của các bộ phận, so sánh với các tiêu chí đã xác định để đánh giá mức độ đạt được của mỗi một bộ phận, thành viên tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Kiểm tra việc thực hiện giáo dục phòng chống tai nạn thương tích đã xác định theo các hình thức khác nhau: kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp thông qua các lực lượng tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, các hình thức khác nhau; kiểm tra báo trước và kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích.
- Phát hiện điều chỉnh các sai lệch khi tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của các bộ phận, của các thành viên tham gia giáo dục phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường để phát hiện ra những sai sót, sửa chữa những sai sót; điều chỉnh công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích phù hợp với tình hình thực tiễn mà vẫn đảm bảo yêu cầu của kế hoạch giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Có như vậy thì người hiệu trưởng mới có những biện pháp động viên khen thưởng kịp thời và xử lý những hiện tượng xấu trong công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các bộ phận thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống tai nạn thương tích. Sau khi kiểm tra cần có sự tổng kết rút kinh nghiệm công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, từ đó nhân điển hình để phát huy hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống tai nạn thương tích và đặc biệt sử dụng kết quả kiểm tra như một chỉ báo trong việc đánh giá giáo viên và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phòng chống tai nạn thương
tích cho học sinh tiểu học
1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về hiệu trưởng và các nhà quản lý trường tiểu học
Hiệu trưởng cùng các nhà quản lý trường tiểu học (phó hiệu trưởng, tổ