Động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành công nghệ thông tin tại học viện khoa học và công nghệ (Trang 47 - 91)

Học viện.

Dựa trên nội dung quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT, nghiên cứu thực trạng được tập trung vào việc khảo sát tác động của chủ thể quản lý ở các nội dung chính: Quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung chương trình đào tạo; quản lý phương thức tổ chức đào tạo; quản lý đội ngũ giảng viên và quản lý học viên.

* Phương pháp, thời gian và khách thể khảo sát

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát được tiến hành bởi một vài phương

pháp sau:

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi, với cách thực hiện: Chủ yếu gặp trực tiếp phát phiếu khảo sát, hướng dẫn cách trả lời và thu lại phiếu khảo sát sau khi

người được hỏi đã trả lời. Còn một vài đối tượng xin ý kiến bằng cách gửi Email, hướng dẫn và nhận phiếu đánh giá trả lời qua Email.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: (lãnh đạo Khoa CNTT&VT, lãnh đạo Học viện, giảng viên khoa CNTT&VT và chuyên viên phụ trách đào tạo khoa CNTT&VT), tiến hành bằng cách: Gọi điện xin hẹn gặp, đến trực tiếp đặt câu hỏi và ghi chép câu trả lời.

+ Phương pháp quan sát thực tế hoạt động đào tạo Thạc sĩ tại Học viện. - Thời gian khảo sát: tháng 4-5/2019.

- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, lãnh đạo các Khoa của Học viên,

đội ngũ giảng viên khoa CNTT & VT và chuyên viên phụ trách theo dõi hoạt động đào tạo thạc sĩ ngành CNTT (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Khách thể khảo sát

TT Khách thể khảo sát Số Số phiếu Số phiếu

lƣợng phát ra thu về

1 Lãnh đạo các Khoa 12 12 12

2 Lãnh đạo Học viện, cán bộ quản lý 08 08 08

3 Giảng viên khoa CNTT & VT 45 45 42

4 Chuyên viên phụ trách 03 03 03

Tổng 68 68 65

* Công cụ điều tra, khảo sát: là 01 mẫu phiếu điều tra dành cho các khách

thể. (Xem phụ lục 1); (Phụ lục 2): Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. * Thang đánh giá:

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang điểm 4; mỗi câu hỏi được đánh giá với 4 mức độ tăng dần từ 1 đến 4 điểm với quy ước như sau:

Kém: 1 điểm. Trung bình: 2 điểm.

Khá: 3 điểm. Tốt: 4 điểm.

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, thang đánh giá các câu hỏi sử dụng thang điểm 3; mỗi câu hỏi được đánh giá với 3 mức độ tăng dần từ 1 đến 3 điểm với quy ước như sau:

Ảnh hưởng ít: 1 điểm.

Ảnh hưởng trung bình: 2 điểm. Ảnh hưởng nhiều - 3 điểm.

2.3.1. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo

Để đánh giá quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện, tác giả tiến hành khảo sát ở 5 nội dung quản lý, đó là: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, đội ngũ giảng viên và học viên.

Công tác đánh giá về thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo Trình độ thạc sĩ ngành CNTT được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát thƣc hiện quản lý mục tiêu đào tạo

TT Nội dung Điểm Xếp hạng

trung bình

1

Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo

3,20 1

trong lĩnh vực CNTT và lĩnh vực khác có liên quan

2

Khả năng vận dụng, phát triển các kiến thức CNTT

3,17 2

áp dụng vào thực tiễn

3

Hình thành năng lực giải quyết các đề trong hoặc

3,05 2

ngoài phạm vị chuyên môn

4

Thực hành tốt các kỹ thuật, phương pháp phát triển

3,17 3

các hệ thống CNTT hiện đại

5

Khả năng quản lý, đánh giá, cải tiến các hoạt động

2,98 4

trong lĩnh vực CNTT để nâng cao hiệu quả

Trung bình 3,11

(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)

Kết quả Bảng 2.2 cho thấy: Việc thực hiện mục tiêu đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tương đối tốt, đa số các cán bộ lãnh đạo và các giảng viên đều đánh giá mục tiêu đề ra phù hợp với điều kiện của Học viện và đáp ứng được nhu cầu của xã hội và nhà tuyển dụng, đúng chuẩn đầu ra đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT. Trong đó, phần lớn mọi người đều cho rằng mục tiêu định hướng người học “Rèn luyện khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và

và tổ chức thực hiện các công việc trong hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, đơn vị công tác.

Theo PGS.TS. Nguyễn Long Giang - Phó trưởng khoa CNTT&VT: Mục tiêu đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT rất phù hợp với nhu cầu thực tế và năng lực của người học. Là một nhà quản lý và cũng là người trực tiếp tham gia giảng dạy tôi mong muốn học viên đạt được tất cả những mục tiêu mà Học viện đang hướng tới. Chúng ta đang sống trong thời đại CNTT phát triển như vũ bão, vì vậy trình độ Thạc sĩ ngành CNTT nên đẩy mạnh đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành để học viên có cơ hội tiếp cận và nắm bắt được các kỹ thuật, phương pháp CNTT hiện đại. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, ngoài rèn luyện kỹ năng chuyên môn, chúng ta cũng nên quan tâm, phát triển phẩm chất học viên.

Có thể thấy, đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, ngoài khả năng thực hành tốt các kiến thức cơ bản, vận dụng chuyên môn vào xử lý các tình huống thuộc lĩnh vực CNTT, cần phải rèn luyện khả năng ứng biến, xử lý nhiều tình huống ngoài lĩnh vực đào tạo, bởi nguồn nhân lực chất lượng cao là ngoài phẩm chất đạo đức, kỹ năng chuyên môn cao còn phải biết phát huy, sáng tạo những kiến thức chuyên môn vào mọi lĩnh vực trong đời sống, xã hội.

2.3.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý chƣơng trình đào tạo

TT Nội dung Điểm trung Xếp hạng

bình

1 Xây dựng kế hoạch đào tạo 3,06 2

2 Tổ chức thực hiện nội dung 3,11 1

3 Chỉ đạo thực hiện nội dung 2,74 3

4 Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung 2,40 4

Trung bình 2,82

Theo quan sát thực tế quản lý chương trình đào tạo được thực hiện tốt nhất ở khâu chỉ đạo thực hiện nội dung, trong các cuộc họp giao ban hàng tuần lãnh đạo Học viện luôn quan tâm, sát sao chỉ đạo việc thực hiện các nội dung đào tạo phải đảm bảo và đúng kế hoạch, mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu ở bảng 2.3 cho thấy: Công tác “Tổ chức thực hiện nội dung” lại được nhiều ý kiến đánh giá hơn cả. Và công tác “Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh nội dung” được đánh giá là yếu nhất trong 04 nội dung quản lý chương trình đào tạo Thạc sĩ CNTT. Điều này rất sát thực với thực tế, đây cũng nội dung chưa được quan tâm thực sự, thiếu cơ sở đánh giá vì chưa có sản phẩm.

Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng - TS. Đinh Thị Thu Hằng cho biết: Học viện là đơn vị mới được thành lập, nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý và kiểm định chất lượng. Với đặc thù là tất cả các Viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHCNVN tham gia vào công tác đào tạo, một Khoa có nhiều Viện tham gia và một Viện tham gia vào nhiều Khoa. Hơn nữa, đào tạo trình độ Thạc sĩ của Học viện mới bắt đầu năm 2017, để đánh giá được chất lượng nội dung quả hơi khó khăn, thiếu cơ sở đánh giá. Mặc dù công tác kiểm tra, đánh giá là khâu rất quan trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo, cũng chính là chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Học viện. Hiện nay, Học viện đang dần điều chỉnh và hoàn thiện mọi quy trình tác nghiệp để quản lý hoạt động đào tạo tại Học viện hoàn thành sứ mệnh và ngày càng phát triển.

2.3.3. Thực trạng quản lý phương thức tổ chức đào tạo

Căn cứ vào nhu cầu thực tế, năng lực của người học, việc tổ chức đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương pháp online sẽ giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động thực tế; giúp người học có tư duy sáng tạo, sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào thực hiện các công việc cụ thể trong quá trình công tác. Tuy nhiên, kết quả khảo sát và tổng hợp tại bảng 2.4, các khách thể khảo sát lại lựa chọn sử dụng phương pháp diễn giải,

phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề là phù hợp và hiệu quả nhất tại Học viện. Và phương pháp online lại được ít khách thể lựa chọn nhất.

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý phương thức tổ chức đào tạo trình độ Thạc sĩ ngành CNTT được trình bày trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý phƣơng thức tổ chức đào tạo

TT Nội dung Điểm trung Xếp hạng

bình

1 Đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương 3,08 2 pháp diễn giảng

2 Đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương 3,08 2 pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

3 Đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương 2,92 3 pháp thảo luận

4 Đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương 3,14 1 pháp thực hành

5 Đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT sử dụng phương 2,26 4 pháp online

Trung bình 2,89

(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)

Trao đổi với PGS.TS. Ngô Quốc Tạo - giảng viên khoa CNTT&VT cho biết: Đào tạo theo phương pháp online rất hay và phù hợp với nhu cầu của học viên, nhưng có một cái khó hiện nay là cơ sở vật chất của Học viện chưa đáp ứng được. Vì thế, phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy các thầy cô cũng rất linh hoạt, tạo điều kiện cho học viên tự sáng tạo và thực hành nhiều, học viên được tiếp cận những kỹ thuật CNTT tiến tiến, có thể xử lý tốt công việc trong thực tế.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý đội ngũ giảng viên

TT Nội dung Điểm trung Xếp hạng

bình

1 Quản lý công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên 2,86 2 2 Quản lý công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên 2,97 1 3 Quản lý công tác sử dụng, điều phối đội ngũ 2,69 4

giảng viên

4 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ 2,72 3 giảng viên

Trung bình 2,81

(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)

Nhìn vào kết quả tổng hợp Bảng 2.5 cho thấy: Quản lý đội ngũ giảng viên ngành CNTT thực hiện rất đồng đều, hiệu quả, các ý kiến đánh giá giữa các nội dung không chệnh lệch nhiều. Kết quả đánh giá và quan sát thực tế đều nhận thấy nội dung quản lý công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên được đánh giá cao, vì đây là khâu đầu tiên để có thể xây dựng được một đội ngũ giảng viên có chất lượng, phù hợp với yêu cầu của Học viện. Nhìn chung công tác quản lý đội ngũ giảng viên của Học viện tương đối tốt, cần duy trì và phát huy để ngày càng hoàn thiện hơn nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại Học viện.

2.3.5. Thực trạng quản lý học viên

Từ quan sát sát thực tế và kết quả tổng hợp tại bảng trên thấy rằng nội dung quản lý quá trình học tập của học viên là thực hiện tốt nhất trong công tác quản lý học viên. Kém nhất là công tác quản lý học viên sau tốt nghiệp. Học viện cần phải đẩy mạnh và quan tâm nhiều đến công tác này, vì đây chính là khâu đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của Học viện đã đáp ứng đúng nhu cầu thực tế chưa, từ đó có những giải pháp kịp thời để hoàn thiện chương trình đào tạo

Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý học viên ngành CNTT được tổng hợp ở bảng 2.6

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực hiện quản lý học viên

TT Nội dung Điểm trung Xếp

bình hạng

1 Quản lý công tác tuyển sinh 2,82 2

2 Quản lý quá trình học tập của học viên 2,85 1

3 Quản lý học viên sau tốt nghiệp 2,55 3

Trung bình 2,74

(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)

Đề cập đến vấn đề này, ThS. Phạm Như Quỳnh - chuyên viên phụ trách đào tạo cho rằng: Rất khó để quản lý học viên sau tốt nghiệp, thứ nhất Học viện chưa có học viên tốt nghiệp nên chưa có kế hoạch, chương trình để kết nối học viên với nhau. Thứ hai muốn làm được điều này, Học viện cần có một bộ phận chuyên nghiệp, phụ trách xây dựng các kế hoạch cụ thể như: Xây dựng một website dành cho các cựu học viên và nghiên cứu sinh, tổ chức diễn đàn giao lưu khởi nghiệp, các hội thảo khoa học chuyên đề,… kết nối các học viên với nhau, học viên của lớp này với lớp khác, học viên của khóa trước và khóa sau, phải tạo được một sân chơi bổ ích để học viên có thể trao đổi, tương trợ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Có thể đây cũng là một kênh truyền thông, quảng bá hình ảnh của Học viện rất hữu ích.

2.4. Thực trạng một số yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin tại Học viện

Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố tới quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện được đánh giá trong bảng 2.7

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hƣởng của một số yếu tố tới quản lý hoạt động đào tạo

TT Nội dung Điểm Xếp

trung bình hạng

1 Sự phát triển của khoa học công nghệ 2,17 5

2 Sự phát triển của giáo dục - đào tạo 0,86 6

3 Tính đặc thù trong hoạt động đào tạo của Học viện 2,26 3 4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vị đào tạo và phục 2,34 1

vụ quản lý

5 Cán bộ phụ trách công tác quản lý hoạt động đào tạo 2,28 2 Các quy định, quy chế, văn bản quy định, chính sách

6 khen thưởng của Học viện và của Bộ Giáo dục và 2,25 4 đào tạo

(Nguồn: Học viên khảo sát tháng 4-5 năm 2019)

2.4.1. Các yếu tố khách quan

Kết quả Bảng 2.7 cho thấy: Yếu tố khách quan không mấy ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đào tạo. Phần lớn ý kiến đánh giá nhận định điều này chỉ tác động nhẹ, đặc biệt yếu tố về sự phát triển của giáo dục chiếm tỷ lệ rất nhỏ, điểm trung bình chỉ có 0,86 điểm, xếp cuối cùng trong 6 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo.

2.4.2. Các yếu tố chủ quan

Đây là yếu tố có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo Thạc sĩ ngành CNTT tại Học viện. Theo kết quả khảo sát, đánh giá rất nhiều ý kiến cho rằng yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vị đào tạo và phục vụ quản lý tác động nhiều đến hoạt động quản lý đào tạo. Có thể nói, cơ sở vật chất, trang thiết bị là công cụ để tác nghiệp, nếu như trang thiết bị kém chất lượng, thiếu,… sẽ gây cản

tính tốc độ yếu, rồi máy in, máy fax,… không đáp ứng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi hoạt động nói chung và công tác quản lý hoạt động đào tạo nói riêng.

Bên cạnh đấy yếu tố về con người cũng được đánh giá khá cao, khả năng tác nghiệp và xử lý các vấn đề phát sinh còn hạn chế, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Với việc quan sát thực tế thì Học viện cần tổ chức những khóa học ngắn ngày, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ phụ trách đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xã hội.

Ngoài ra, tính đặc thù và các quy định, quy chế, văn bản quy định, chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ ngành công nghệ thông tin tại học viện khoa học và công nghệ (Trang 47 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)