Của HS theo định hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học cơ sở huyện chương mỹ, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực (Trang 48 - 99)

Phó hiệu trưởng và một số đồng chí TTCM. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thực trạng việc thực hiện quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1

Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

8 32 0 0 0 4.20 1

2

Phổ biến về mục tiêu giáo dục hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS mà Bộ GDĐT đang triển khai

8 27 5 0 0 4.07 4

3

Chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn, GV chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học

trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn, đưa vào kế hoạch dạy học

4 Phê duyệt kế hoạch dạy học do các

tổ/nhóm chuyên môn, GV xây dựng 19 9 12 0 0 4.16 2

5 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

dạy học 5 35 0 0 0 4.13 3

Qua số liệu điều tra cho thấy, hầu hết cán bộ QLGD đều đã thực hiện cả 5 nội dung quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học theo định hướng PTNL học sinh. Các nội dung quản lý được thực hiện tương đối đồng đều, cụ thể:

Các trường đã làm tốt việc quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học (điểm TB = 4.2 xếp thứ 1). Làm tốt việc phê duyệt kế hoạch dạy học do tổ, nhóm chuyên môn và GV xây dựng. (điểm TB = 4.16 - xếp thứ 2). Cán bộ quản lý đã duy trì thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên, kỷ cương, nề nếp trong dạy học được thực hiện tốt (điểm TB = 4.13- xếp thứ 3) . Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại các nhà trường.

Tuy nhiên bên cạnh đó, việc triển khai một số nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS ở các nhà trường còn hạn chế đó là việc phổ biến về mục tiêu giáo dục hình thành các phẩm chất và năng lực cho HS mà Bộ Giáo dục và đào tạo đang triển khai (điểm TB = 4.07 - xếp thứ 4); Chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn, GV chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn, đưa vào kế hoạch dạy học chưa được chú trọng làm tốt (nội dung này xếp thứ hạng cuối cùng điểm TB = 3.60). Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả HĐDH theo định hướng PTNL cho học sinh ở các trường THCS.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực của giáo viên

Tác giả tiến hành khảo sát với 40 đồng chí cán bộ QLGD gồm các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và một số đồng chí TTCM. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Mức độ đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động dạy của GV theo định hướng phát triển năng lực HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐT B Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém

1 Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế

2 Quản lý hồ sơ, giáo án, kế hoạch dạy học

của GV. 27 0 13 0 0 4.33 4

3

Chỉ đạo dạy học đúng chương trình theo định hướng PTNL trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng thái độ.

16 16 8 0 0 4.20 7

4 Chỉ đạo GV thiết kế và thực hiện bài giảng

theo hướng phát triển năng lực. 16 8 8 8 0 3.80 9

5 Chỉ đạo GV kiểm tra, đánh giá theo định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hướng PTNL. 16 12 8 4 0 4.02 8

6 Quản lý giờ lên lớp của GV. 24 11 5 0 0 4.49 1

7 Quản lý phân công chuyên môn cho GV 16 17 7 0 0 4.22 6

8

Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho GV theo định hướng phát triển năng lực.

19 13 8 0 0 4.27 5

9 Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm

chuyên môn 8 24 0 8 0 3.80 9

10 Quản lý phong trào thi đua dạy tốt trong GV 24 8 8 0 0 4.40 2

Qua bảng số liệu khảo sát cho thấy các nhà trường đã làm tốt công tác quản lý hoạt động dạy học của giáo viên, được thể hiện qua số điểm trung bình của các mức độ đánh giá từ 3.8 đến 4.49.

Phân tích số liệu có thể thấy, các trường đã làm tốt công tác quản lý giờ lên lớp của giáo viên (điểm TB = 4.99 - xếp thứ 1); quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV (điểm TB = 4,40 - xếp thứ 2); phát huy được phong trào thi đua dạy tốt trong GV qua đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên (điểm TB = 4,40- xếp thứ 2).

Cán bộ quản lý đã chú trọng đến việc quản lý kế hoạch dạy học, hồ sơ, giáo án của GV (điểm TB = 4.33 xếp thứ 4). Đồng thời, quản lý tốt bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho GV theo định hướng PTNL (điểm TB = 4.27 - xếp thứ 5). Những nội dung trên là tiền đề quan trọng để các nhà trường quản lý tốt hoạt động dạy của GV nói chung và dạy học theo định hướng PTNL nói riêng.

Mặc dù đội ngũ cán bộ quản lý cũng đã chú trọng đến các nội dung quản lý hoạt động dạy của GV theo định hướng PTNL, tuy nhiên những nội dung quan trọng như: Chỉ đạo GV thiết kế và thực hiện bài giảng theo hướng PTNL (điểm TB= 3.8 – xếp thứ 9); Chỉ đạo GV kiểm tra, đánh giá theo hướng PTNL (điểm TB = 4.02 - xếp thứ 8); Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ, nhóm chuyên môn ( điểm TB = 3.8 – xếp thứ 9) chưa được đánh giá cao. Điều này thể hiện việc triển khai quản lý hoạt động dạy học theo định hướng PTNL đã được thực hiện, nhưng chưa thật sự hiệu quả.

2.3.3. Thực trạng quản lý việc học môn Vật lý theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Tác giả tiến hành khảo sát đối với 250 GV. Kết quả như sau:

Bảng 2.7. Mức độ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học của HS theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1 Tổ chức xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho HS 15 110 120 5 0 3.01 4

2 Quản lý đổi mới phương pháp học tập

cho HS 18 121 107 4 0 3.11 3

3 Quản lý nề nếp, thái độ học tập tích

cực của HS 20 130 100 0 0 3.26 2

4 Quản lý các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo của HS 10 25 168 47 0 2.51 6

5 Quản lý việc tự học của HS 13 97 140 0 0 2.74 5

6 Quản lý việc phân tích, đánh giá kết

quả học tập của HS 25 140 85 0 0 3.31 1

Từ khảo sát cho thấy các biện pháp quản lý hoạt động học của HS vẫn chỉ tập trung vào các biện cũ như: Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS (điểm TB 3.31 = xếp thứ 1); quản lý nền nếp, thái độ học tập cho HS (điểm TB = 3.26 - xếp thứ 2). Các nội dung quản lý việc tự học của HS (đểm TB = 2.74 - xếp thứ 5) và quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo (điểm TB = 3.51 - xếp thứ 6) còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là việc tổ chức xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh (điểm TB = 3.01 - xếp thứ 4) cũng như quản lý đổi mới phương pháp học tập cho HS (điểm TB = 3.11 - xếp thứ 3) còn chưa được các nhà trường quan tâm, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học phát triển năng lực học sinh. Đây là điều mà các nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể thành công trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.

2.3.4. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức dạy học môn Vật lý ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Tác giả tiến hành khảo sát với 40 đồng chí cán bộ QLGD gồm các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và một số đồng chí TTCM. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8. Mức độ đánh giá thực trạng quản lý đổi mới HTTC, PPDH và KTDH theo định hướng PTNL HS TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quán triệt định hướng đổi mới PPDH ở bậc THCS hiện nay, tổ chức tập huấn đổi mới PPDH cho GV.

24 11 5 0 0 4.49 2

2

Chỉ đạo GV lập kế hoạch dạy học; lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học

phù hợp để HS có cơ hộithể hiện

năng lực bản thân.

16 16 0 8 0 4.00 3

3

Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học sao cho nhiều HS có điều kiện được tham gia thực hành, luyện tập nhằm PTNL

8 16 13 3 0 3.73 7

4

Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học của HS: Tăng cường hoạt động tự học, tạo sự chuyển biến từ thụ động sang chủ động.

8 16 16 0 0 3.80 5

5

Chỉ đạo tăng cường thực hành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Cụ thể, trong mỗi tiết học cần làm cho HS hoạt động, thực hành, thảo luận, suy nghĩ nhiều hơn.

8 16 16 0 0 3.80 5

6

Động viên, khuyến khích GV ứng dụng CNTT, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn… để góp phần đổi mới PPDH.

16 8 16 0 0 4.00 3

7

Tổ chức hội giảng, hội thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới PPDH.

27 8 5 0 0 4.53 1

Qua số liệu khảo sát ở bảng trên cho thấy:

- Các trường THCS đã triển khai đồng bộ, nhiều biện pháp nhằm quản lý đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học theo định hướng PTNL. Hầu hết các nội dung quản lý đều được đối tượng khảo sát đánh giá cao, thể hiện ở mức điểm trung bình từ 3.73 đến 4.53.

- Các nhà trường đã thường xuyên tổ chức các đợt hội giảng, hội thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH (điểm TB = 4.53 xếp thứ 1). Bên cạnh đó, các nhà trường cũng đã làm tốt việc quán triệt định hướng đổi mới PPDH ở bậc THCS hiện nay, tổ chức tập huấn đổi mới PPDH cho GV (điểm TB = là 4.49- xếp thứ 2). Tuy nhiên, một số nội dung quản lý khác lại chưa được đánh giá cao như: Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học sao cho nhiều HS có điều kiện được tham gia thực hành, luyện tập nhằm PTNL (điểm TB = 3.73 – xếp thứ 7); chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học của HS: Tăng cường hoạt động tự học, tạo sự chuyển biến từ thụ động sang chủ động (điểm TB = 3.80 – xếp thứ 5); chỉ đạo tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống; sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Cụ thể là trong mỗi tiết học cần làm cho HS hoạt động nhiều hơn, thực hành, thảo luận, suy nghĩ nhiều hơn (điểm TB =3.8 - xếp thứ 5).

Nhìn chung, việc quản lý đổi mới HTTC, PPDH và KTDH theo định hướng PTNL cho HS ở các trường THCS đã được tiến hành, nhưng để đảm bảo đạt được mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, đòi hỏi chủ thể quản lý cần nghiên cứu, bổ sung, thực hiện đồng bộ các nội dung, biện pháp quản lý. Trong đó, trước tiên cần xóa bỏ được tâm lý ngại đổi mới của GV cùng với khả năng làm quen với phương pháp học tập mới của HS, có như vậy việc đổi mới HTTC, PPDH và KTDH ở các trưởng THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ mới đạt được kết quả cao nhất.

2.3.5. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lý ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 250 GV và 40 cán bộ QLGD, số người trả lời đúng các yêu cầu đặt ra là 290 người. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.9. Mức độ đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực.

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quán triệt, hướng dẫn GV, HS thực hiện nghiêm túc Quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS hiện hành và chủ trương, định hướng đổi mới kiểm tra,

đánh giá 2

Tập huấn GV về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng PTNL người học

58 179 36 17 0 3.96 2

3

Chỉ đạo GV thực hiện đa dạng các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá HS.

45 178 67 0 0 3.93 3

4 Chỉ đạo khâu ra đề theo ma

trận, đảm bảo sự phân hóa HS. 17 163 47 41 22 3.36 4

5

Chỉ đạo GV bồi dưỡng khả năng đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá cho HS.

23 150 52 49 16 1.88 5

6 Chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động

đánh giá, xếp loại HS của GV. 30 137 58 28 37 1.78 6

Từ những dữ liệu ở bảng trên cho thấy:

Từ thực trạng trên cho thấy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, cán bộ quản lý các nhà trường cần chỉ đạo GV chủ động trong kiểm tra, đánh giá với các hình thức, phương pháp đa dạng, linh hoạt. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá giúp GV có thông tin kết quả học tập của HS để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp HS có thông tin để điều chỉnh hoạt động học tập, giúp nhà trường xác nhận, xếp hạng kết quả học tập của HS; Cần chỉ đạo GV vận dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá theo hướng coi trọng PTNL - Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập trung vào việc kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lý mà HS đã được học mà quan trọng hơn là kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề đặc biệt là các kĩ năng như: kĩ năng trình bày một vấn đề trước đám đông, xử lý tình huống, làm việc hợp tác, độc lập, sáng tạo; Cần chú ý chỉ đạo khâu ra đề theo ma trận, đảm bảo sự phân hóa HS…

2.3.6. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Vật lý ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực

Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 250 GV và 40 cán bộ QLGD, số người trả lời đúng các yêu cầu đặt ra là 290 người. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10. Mức độ đánh giá thực trạng quản lý CSVC, sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho HĐDH theo định hướng PTNL HS.

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ tự Rất tốt Tốt Khá Trung bình Kém 1

Tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức của GV về việc khai thác sử dụng CSVC, TBDH.

56 189 25 14 6 3.95 1

2

Bồi dưỡng GV ý thức trong việc sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

14 224 41 11 0 3.84 2

3

Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng TBDH và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

19 211 50 9 1 3.78 3

4 Kiểm tra, đánh giá công tác sử

dụng CSVC, TBDH của GV. 4 166 88 26 6 3.46 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Rà soát, thống kê, mua sắm bổ

sung định kỳ TBDH cần thiết. 6 204 30 49 1 1.91 5

6

Tổ chức tập huấn, khuyến khích GV tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào HĐDH.

13 209 51 9 8 1.87 6

7

Tạo điều kiện để GV được ứng dụng công nghệ thông tin để dạy và HS ứng dụng công nghệ thông tin để học tập 19 194 61 16 0 1.83 7 8 Hợp tác, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn vật lý ở các trường trung học cơ sở huyện chương mỹ, thành phố hà nội theo hướng phát triển năng lực (Trang 48 - 99)