Quản lý nhà nƣớc trong hoạt động chovay đầu tƣ chứng khoán

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 59 - 85)

2.6.1 Vai trò của quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho vay ĐTCK

Quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ĐTCK là một việc làm cần thiết. Điều này đúng cả về lý luận cũng như thực tiễn .

Về mặt lý luận , chúng ta thấy rằng : một trong những chức năng cơ bản của nhà nước là quản lý các hoạt động kinh tế . Điều này đặc biệt cần thiết trong nề n kinh tế thị trường , nếu nhà nước không thực hiện hoặc buông lỏng quản lý kinh tế có thể dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp theo lợi nhuận trước mắt mà bất chấp những hậu quả xấu có thể xảy ra về lâu dài hoặc có hà nh vi cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế , gây bất lợi cho chính các doanh nghiệp . Nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế khơng phải để kìm hãm các hoạt động này mà là để các hoạt động này có thể diễn ra mợt cách lành mạnh. Bởi vậy, cho vay ĐTCK với bản chất là một hoạt động kinh tế không thể đứng ngoài sự quản lý của nhà nước .

57

Về mặt thực tiễn , ta thấy: cho vay ĐTCK là một hoạt động có nhiều ảnh hưởng tớ i TTCK và tiềm ẩn không ít rủi ro . Nếu để hoạt động này diễn ra một cách tự phát mà khơng có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước thì nguy cơ dẫn đến các cuộc khủng hoảng là khơng nhỏ . Chúng ta đã có nhiều bài học từ cá c c̣c khủng hoảng tài chính trên thế giới , điển hình là cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1933 khiến TTCK Mỹ bị sụp đổ mà một trong các nguyên nhân là do hoạt động cho vay ĐTCK diễn ra quá mức mà không có sự can thiệp của N hà nước.

Ở Mỹ, trước thời kỳ đại suy thoái năm 1929, hoạt động cho vay ĐTCK không bị hạn chế. Bong bóng CK hình thành phần lớn là do các khoản tín dụng cho vay theo ngày (call loan). Cách thức hoạt động của hình thức tín dụng này là: khi nhà đầu tư mua CK thì chỉ phải thanh toán một phần giá trị CK mà anh ta mua (có khi chỉ phải thanh tốn 10%), phần cịn lại được các cơng ty CK thanh toán bằng tiền vay của ngân hàng. Lượng tiền đổ vào TTCK quá nhiều đã khiến thị trường tăng trưởng nóng trong một thời gian khá dài. Đa số các nhà ĐTCK kiếm được lợi nhuận một cách dễ dàng nên mọi người đổ xô vào ĐTCK, cứ 100 người Mỹ thì có một người đầu tư vào TTCK. Khi giá các loại cổ phiếu giảm, công ty CK yêu cầu khách hàng trả thêm một khoản tiền để bồi thường cho phần giảm này. Nếu khách hàng không trả được, cổ phiếu của họ sẽ bị bán ra thị trường. Đỉnh điểm của hoạt động giải chấp này là vào ngày 28 – 29/10/1929, chỉ trong hai ngày này có tới 25 triệu cổ phiếu được bán tống ra thị trường. TTCK suy giảm nghiêm trọng, các nhà đầu tư phá sản kéo theo sự phá sản của các công ty CK và các ngân hàng. Trong khoảng thời gian từ 1929 đến 1931 có tới 4.300 ngân hàng đóng cửa làm hàng triệu người bị mất trắng số tiền đã gửi vào ngân hàng. Cuộc khủng hoảng ở Wall street đã lan ra toàn thế giới và là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới.

58

Trước tình hình đó, năm 1933, Hoa Kỳ đã ban hành đạo luật Glass Steagall chia tách NHTM với ngân hàng đầu tư, theo đó, NHTM khơng được phép tham gia vào hoạt động của các ngân hàng đầu tư đối với hầu hết các đợt phát hành CK, đặc biệt là không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu mới.

Ở Việt Nam trong thời gian qua , với tư cách là một cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc quản lý hoạt động cho vay ĐTCK một cách khá hiệu quả . Vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007, khi TTCK Việt Nam có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng , bong bóng CK ngày một phình to thì nhà nước đã c an thiệp kịp thời bằng cách ban hành các văn bản pháp luật như Chỉ thị 03, Quyết định 03… để quản lý hoạt đợng cho vay ĐTCK . Chính nhờ sự can thiệp kịp thời của Nhà nước mà các NHTM ở Việt Nam đã tránh được sự đổ vỡ cho dù TTCK Việt Nam có những thời điểm khủng hoảng kéo dài làm nhiều nhà ĐTCK bị phá sản .

Vì thế, việc nhà nước quản lý hoạt đợng cho vay ĐTCK là hoàn toàn cần thiết. Vấn đề là Nhà nước thực hiện việc quản lý như thế nào để có thể phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của của hoạt động cho vay ĐTCK .

2.6.2 Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước

Hoạt động cho vay ĐTCK của NHTM liên quan trực tiếp đến hai lĩnh vực là ngân hàn g và chứng khoán . Hoạt động quản lý nhà nước cũng phải bao quát cả hai lĩnh vực này .

Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín dụng , ngân hàng được xác định như sau :

Điều 158, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trong phạm vi cả nước.

59

2. Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK được quy định ở điều 7, Luật chứng khoán năm 2006:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khốn và thị trường chứng khốn và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khốn;

b) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

c) Chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

60

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.

Thẩm quyền kiểm tra , thanh tra , giám sát các tổ chức tín dụng được quy định ở điều 159 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, theo đó, “Ngân hàng Nhà

nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phịng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng”.

Thẩm quyền kiểm tra giám sát thị trường tài chính thuộc về Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia . Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được thành lập theo Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 3 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan này có chức năng tham mưu , tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng , chứng khốn , bảo hiểm ); giúp Thủ tướng Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia . Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia được quy định ở đ iều 2 của Quyết định này , bao gồm:

1. Đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc ban hành các quy định trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).

2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, định hướng phát triển thị trường tài chính; kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước về cơ chế giám sát, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát thị trường tài chính.

3. Điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành; giám sát chung thị trường tài chính và việc chấp hành các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám

61

sát của các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

4. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

5. Phân tích, dự báo, cảnh báo mức độ an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng và nguy cơ rủi do đối với thị trường tài chính quốc gia; thiết lập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý và cung cấp các thông tin về thị trường tài chính quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Kiến nghị với các cơ quan thanh tra - giám sát chuyên ngành và cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.

7. Được yêu cầu Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức hoạt động trọng lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm cung cấp định kỳ và đột xuất các thông tin liên quan về tài chính - ngân hàng; được trưng tập các cán bộ của các Bộ, ngành khi cần thiết để thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát được giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

2.6.3 Các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ĐTCK

Để quản lý hoạt đợng cho vay ĐTCK , Nhà nước có thể sử dụng các biện pháp sau đây:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ĐTCK.

Đây là biện pháp cơ bản , quan trọng nhất và có hiệu quả cao nhất . Trong thời gian qua , các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản

82

Bên cạnh đó, các cơ quan có chức năng thanh tra – giám sát chuyên ngành như cơ quan thanh tra của NHNN , UBCK cũng cần tổ chức thực hiện việc thanh tra - giám sát một cách hiệu quả hơn nữa . Ngoài việc xử lý các hành vi vi phạm thì điều quan trọng hơn là chúng ta phải nắm bắt được mợt cách kịp thời và chính xác về thực tiễn hoạt động của các định chế tài chính , trong đó có hoạt động cho vay ĐTCK của các NHTM , để từ đó có các giải pháp can thiệp kịp thời trong các trường hợp cần thiết .

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về hoạt động cho vay đầu tư chứng khoán của ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 59 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)