Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại, từ đó đánh giá một cách chính xác về tình hình chăn nuôi tại trại.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Trong thời gian thực tập tại trang trại, em đã được chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con. Lợn con sẽ được cai sữa theo từng đợt bắt đầu từ tuần thứ 3 và được xuất bán ở tuần tứ 4. Những con chưa đạt về khối lượng sẽ được giữ lại

nuôi đến lúc đạt kích thước và xuất bán. Khi xuất bán lợn con, lợn sẽ được đuổi theo đường bán lợn ra xa trại khoảng 150m. Lợn được cân đo và ghi chép đầy đủ về số lượng trước khi cho lên xe chở đi. Sau khi xuất bán xong, khu vực bán được phun khử trùng bằng formol và rải vôi bột lên đường đi. Khu vực đường đi và gần khu vực trại cũng được rải vôi bột và phun khử trùng omniside.

Trong chăn nuôi lợn đặc biệt là nuôi nái sinh sản thì khẩu phần ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thể vóc cũng như năng suất và chất lượng của cả đàn con và mẹ. Cho ăn quá nhiều đặc biệt là vào thời kỳ 3, lợn mẹ sẽ béo quá mức cho phép, lợn con quá to dẫn đến đẻ khó. Cho ăn quá ít lợn mẹ gầy, thiếu chất dinh dưỡng, con đẻ ra bé, còi cọc, chậm lớn. Do đó để lợn phát triển một cách hoàn thiện nhất, em đã áp dụng quy trình chăm sóc lợn như sau:

- Lợn nái nuôi sinh sản ở trại được sử dụng thức ăn viên hỗn hợp của công ty C.P Việt Nam

- Lợn nái từ lúc phối giống đến lúc mang thai được 85 ngày cho ăn thức ăn hỗn hơp 966.

- Lợn nái chửa được 85 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp 967S, 3 ngày trước khi đẻ mỗi ngày giảm 0,5 kg/ngày.

- Lợn mang thai được cho ăn theo thể trạng và theo thời kỳ mang thai. - Lợn được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần. Trước khi chuyển lợn lên chuồng phải được dọn dẹp khử trùng sạch sẽ. Lợn chuyển lên trên thẻ của từng con.

- Lợn nái từ lúc phối giống đến lúc mang thai được 85 ngày cho ăn thức ăn hỗn hơp966 của công ty thức ăn chăn nuôi C.P Việt Nam.

- Lợn nái chửa được 85 ngày cho ăn cám 967S, 3 ngày trước khi đẻ mỗi ngày giảm 0,5 kg/ngày

- Khi lợn đẻ được 1 ngày cho ăn 1kg/con/ngày, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6 mỗi ngày tăng 1kg/con/ngày, chia làm 3 lần: sáng, chiều, tối.

- Có thể tăng hoặc giảm khẩu phần ăn dựa theo thể trạng của nái mẹ và số con phải nuôi.

Kết quả khẩu phần ăn của lợn nái được thể hiện ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Khẩu phần ăn của lợn nái trước và sau khi đẻ

Đối tượng Giai đoạn Chế độ ăn/ngày (kg)

Nái mang thai

Từ ngày 85 - 110 (chuyển cám 967s)

3,0 - 3,5

Giảm thức ăn trước đẻ 3ngày (0,5kg/con/ngày)

Lợn nái nuôi con 28 ngày

Ngày đầu tiên 1,0

Ngày thứ 2 sau đẻ 2,0

Ngày thứ 3 sau đẻ 3,0

Ngày thứ 4 sau đẻ 4,0

Ngày thứ 5 sau đẻ 5,0

Ngày thứ 6 sau đẻ 6,0

Ngày thứ 7 sau đẻ Ăn tự do

Ngày cai sữa 0

Nguồn: Kỹ thuật trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên đàn lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, cắt đuôi, thiến lợn đực.

* Quy trình đỡ đẻ: - Chuẩn bị dụng cụ:

+ Lồng úm, bóng điện, thảm, khăn, bột lăn, xô đựng nước, chổi cọ mông, chổi lau sàn, sát trùng iodin

- Kĩ thuật đỡ đẻ:

+ Lợn con vừa được sinh ra cần phải vuốt sạch dịch ở mũi miệng của lợn để tránh bị ngạt

+ Một tay giữ chắc lợn con, một tay vuốt sạch hết dịch trong mũi và miệng, dùng khăn lau sạch toàn thân sau đó răc bột lăn lên toàn thể cơ thể lợn con rồi bỏ vào úm

+ Cắt rốn: dùng kéo cắt rốn cách rốn 10cm, sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod

+ Cho lợn con vào lồng úm đã cắm bóng úm với nhiệt độ 33°C - 35°C + Đợi lợn con khô lông thì cho ra bú. Trước khi cho ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm để lợn con bú

+ Thường xuyên xoa vú từ trên xuống dưới đê kích thích lợn mẹ rặn mạnh hơn.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó

Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

- Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

- Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

- Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

- Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do qúa trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

* Cách can thiệp lợn đẻ khó

- Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

- Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài. - Sử dụng thuốc cho lợn đẻ

+ Sử dụng oxytocin

Trong quá trình đẻ lợn mẹ, kiệt sức, rặn kém, khi đẻ được 5 - 6 con trở lên thì cho phép tiêm oxytocin. Lợn hậu bị sức khỏe yếu, lợn sức khỏe yếu, lợn già tiêm tùy trường hợp.

- Nếu trong quá trình đẻ, lợn mẹ bẩn quá ta dùng nước ấm pha với thuốc sát trùng loãng lấy giẻ sạch nhúng vào nước đó và lau qua cho lợn, nhất là vùng thân sau. Ngay sau khi đẻ xong tiêm 1 mũi oxytoxin (có tác dụng 24 tiếng) và 1 mũi dufamox có tác dụng kéo dài 48 tiếng. Thụt rửa âm đạo bằng dung dịch nước muối sinh lý.

3.4.2.3. Quy trình vệ sinh và phòng bệnh. * Vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại... Hàng ngày đều có công nhân quét dọn, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân rác, nước tiểu... Để góp phần nâng cao năng suất cũng như chất lượng của đàn lợn, trong quá trình học tập và thực tập tại trại em đã cùng các anh, chị công nhân kỹ sư trong trại đã thực hiện nghiêm túc những quy định mà trại đề ra như sau:

- Hằng ngày, trước khi vào chuồng làm việc các kỹ sư, công nhân và sinh viên... đi ủng, mặc quần áo bảo hộ đi qua sát trùng lên chuồng, làm việc.

- Giao nhận ca với ca đêm, kiểm tra qua một lượt chuồng trại.

- Cho lợn nái ăn, cào phân, thu phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân. - Lau máng tập ăn cho lợn con, chuẩn bị thức ăn, rắc thức ăn cho lợn con tập ăn.

- Vệ sinh máng sạch sẽ, chở thức ăn, chuẩn bị thức ăn cho heo nái. - Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, dội vôi gầm chuồng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.

- Sau khi lợn con cai sữa, chuyển xuống chuồng cai sữa, tham gia tháo dỡ các tấm đan mang ngâm ở bể sát trùng bằng dung dịch NaOH 10% trong 12h, sau đó xịt áp lực cho sạch mang phơi khô. Ô chuồng và khung chuồng cũng được xịt sạch sẽ, phun khử trùng, để rồi lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào.

- Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không được tự tiện sang các khu khác đặc biệt là khu cách ly.

- Các phương tiện ra vào trại phải được sát trùng kỹ tránh phát tán mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Quy trình thực hiện vệ sinh sát trùng được thể hiện ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Lịch công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại

Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Chuồng nái chửa Chuồng nái đẻ Chuồng cai sữa Chuồng cách ly 2 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng toàn bộ khu vực, rắc vôi lối đi và xung quanh chuồng nuôi 2 lần/tuần vào thứ 4 và chủ nhật 3 Xịt gầm và xả vôi Xịt gầm và xả vôi 4 Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khửtrùng 5 Xịt gầm và xả vôi 6 Phun khử trùng Phun khửtrùng Phun khử trùng 7 Xịt gầm và xả vôi Xịt gầm và xả vôi Chủ nhật Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng Phun khử trùng

* Phòng bệnh bằng thuốc và vắc - xin

Nguyên tắc phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn luôn là nguyên tắc vàng trong chăn nuôi. Không chỉ hạn chế được dịch bênh bùng phát mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển của đàn lợn một cách tốt nhất.

Quy trình phòng bệnh và vắc - xin được thể hiện ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh của trại lợn Loại lợn Dùng vắc xin và hóa dược Phòng bệnh Liều lượng Đường dùng Thời gian phòng Lợn con Toltrazuril Cầu

trùng 1ml/con Uống 3-5 ngày G- Myco Pig Vac Suyễn,

Glasser 1ml/liều Tiêm

bắp 7-14 ngày Circo pig vac Circo 1ml/liều Tiêm

bắp 14-21 ngày

Lợn nái

Aftopor LMLM 2ml/liều Tiêm bắp

Lợn mang thai được 12 tuần

Porcilis Begonia Giả dại 2ml/liều Tiêm bắp

Tiêm tổng đàn 1 năm 3 lần (Tháng

4,8,12) Colapest Dịch tả 2ml/liều Tiêm

bắp

Lợn mang thai được 10 tuần

Ingelvac Tai

xanh 2ml/liều Tiêm bắp

Tiêm tổng đàn 1 năm 3 lần (tháng

3,7,11)

3.4.2.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái tại trại * Đối với bệnh viêm tử cung lợn

- Nguyên nhân: Trong quá trình chửa lợn nái ít vận động.

Lợn mẹ đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ trợ sản làm xây xát tổn thương tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào gây viêm, điều trị không dứt điểm cũng như không phát hiện và điều trị các trường hợp viêm âm đạo trong quá trình chăm sóc nái tại chuồng đẻ sau khi đẻ hay trong quá trình lợn đang lên giống ở chuồng bầu dẫn đến viêm tử cung.

- Triệu chứng: Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng cao lợn sốt trên 400C, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục chảy ra chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, dịch dính bết ra xung quanh mông, gốc đuôi.

- Điều trị:

Chúng em đã tiến hành điều trị bệnh viêm tử cung tại trang trại bằng ba phác đồ điều trị như sau:

Phác đồ 1:Điều trị không thụ rửa. Oxytocin: 2ml/ con.

Dufamox 15% LA: 1ml/10 kg TT. Liệu trình 3 - 5 ngày, tiêm bắp.

- Phác đồ 2: Thụt rửa tử cung Hanmolin - LA: 20ml/con Anagin C: 20 ml/con Oxytocin: 2 ml/con

Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

- Phác đồ 3:Thụt rửa tử cung kết hợp dùng thuốc kháng sinh. Đây là phác đồ được sử dụng chủ yếu ở trại.

thuốc sát trùng với 1000ml nước sôi để nguội, mỗi ngày thụt 1000-2000 ml dung dịch đã pha/2 lần/ ngày).

Dufamox 15% LA: 1ml/10 kg TT. Catosal 10%: 1ml/10kg TT

Trường hợp lợn sốt cao tiêm tolfen 1ml/10kg TT Liệu trình 3-5 ngày, tiêm bắp.

Đã tiến hành trên lợn bị viêm tử cung và đạt được hiểu quả rõ rệt.

* Đối với bệnh viêm vú

- Nguyên nhân:

+ Khi lợn nái đẻ nếu nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn, Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú.

+ Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptococus, Staphylococcus, Klebsiella…

+ Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú làm xây sát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú.

+ Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá nên viêm. + Do thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh quá hoặc nóng quá hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến cảm nhiễm vi trùng.

- Triệu chứng: Bệnh xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có con đến một tháng. Viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú, vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau.

420C kéo dài trong suốt thời gian viêm. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú.

Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại màu vàng, xanh lợn cợn có mủ đôi khi xuất hiện máu.

Lợn con thiếu sữa kêu la, chạy vòng quanh mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy nhanh, tỷ lệ chết cao từ 30 đến 100%.

- Điều trị:

Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, hoặc phong bế đầu vú bằng novocain 0,25 - 0,5%, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

- Phác đồ điều trị:

Dufamox 15% LA: 1ml/10 kg TT. Nếu sốt thì tiêm tolfen 1ml/10kg TT - Liệu trình: 3-5 ngày sau đẻ, tiêm bắp.

* Bệnh sót nhau:

-Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, sốt, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu, thối khắm.

- Chẩn đoán: bệnh sát nhau hoặc sót con ở lợn nái.

- Điều trị: Tiêm oxytocin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau khi nhau thai ra hết thì pha nước cất với iodine 10% để rửa đường sinh dục, thụt trong ba ngày liên tục. Tiêm kháng sinh đề phòng viêm nhiễm.

- Phác đồ điều trị:

Oxytocin: 2ml/con

Hitamox L.A: 1ml/10kg TT hoặc dufamox 15%: 1ml/10kg TT Có hiện tượng sốt tiêm tolfen: 1ml/10kg TT

* Hội chứng đẻ khó:

- Nguyên nhân: Có thể do lợn nái quá béo, hoặc quá già, hoặc quá gầy, hoặc bào thai quá to, hoặc thai bị ngược, hoặc cho nái ăn quá ít không đủ sức rặn đẻ.

+ Biểu hiện có nhiều dạng: trường hợp lợn nái đã vỡ ối nhưng sau 2 giờ vẫn chưa thấy lợn con ra, hoặc trường hợp đang đẻ thì sau thời gian 30 phút không thấy con tiếp theo ra.

+ Biểu hiện lợn nái chưa đẻ xong: lợn vẫn có phản xạ rặn đẻ nhưng lợn con không ra.

+ Can thiệp bằng cách dùng tay kiểm tra, kết hợp với thòng chuyên dụng. + Tay can thiệp phải được rửa, sát trùng, đeo găng tay, bôi gel trơn, thao tác nhẹ nhàng tránh xây xát đường sinh dục.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)